Các nhân tố quốc gia

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing vi tính cho công ty TNHH TM DV thiên hà xanh (Trang 32 - 38)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

1.1.2.3.2.Các nhân tố quốc gia

Các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô ở quốc gia

Môi trƣờng vĩ mô của doanh nghiệp là tổng hợp các nhân tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, tự nhiên, công nghệ… Các nhân tố này có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hƣởng của nó là không nhỏ.

Hình 1.2. Các yếu tố của môi trƣờng vĩ mô

Môi trường kinh tế:

Môi trƣờng kinh tế bao gồm các vấn đề nhƣ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tiền tệ, cán cân thanh toán… ảnh hƣởng một cách gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi yếu tố trên có thể là cơ hội kinh doanh nhƣng cũng có thể là nguy cơ đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố kinh tế sẽ giúp các doanh và ngành dự báo đƣợc các biến đổi của môi trƣờng trong tƣơng lai.

Chẳng hạn mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia với nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: Một mặt là gắn thị trƣờng từng nƣớc với thị trƣờng khu vực và thế giới thông qua

Văn hóa Luật pháp Công nghệ Kinh tế Tự nhiên Dân số DOANH NGHIỆP

các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập là góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia nhƣ tạo đƣợc thế đứng trên thƣơng trƣờng quốc tế, hạn chế đƣợc những đối xử không công bằng... Vì vậy, nếu quốc gia nào có chủ trƣơng, chính sách mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và lâu dài thì các doanh nghiệp sẽ có môi trƣờng thuận lợi để thực hiện các chƣơng trình marketing nhằm mở rộng thêm thị trƣờng ở nƣớc ngoài, bên cạnh những thị trƣờng hiện có ở trong nƣớc, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngƣợc lại, nếu quốc gia thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa nền kinh tế nhƣ Trung Quốc thời kỳ trƣớc 1978 hoặc Việt Nam trƣớc 1986 thì doanh nghiệp sẽ khó có thể mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ở nƣớc ngoài khi mà thị trƣờng trong nƣớc đã bão hòa; doanh nghiệp cũng khó có thể tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại để cải tiến sản phẩm của mình, do đó giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, giảm thị phần.

Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trƣởng, GDP cao hơn, thu nhập trên đầu ngƣời tăng lên, mức sống đƣợc tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng cũng đòi hỏi cao hơn. Họ muốn tiêu dùng hàng chất lƣợng tốt hơn đồng thời chấp nhận thanh toán với giá cao hơn. Các doanh nghiệp phải nắm bắt đƣợc sự thay đổi nhu cầu này để điều chỉnh chiến lƣợc marketing hợp lý để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, GDP tăng lên cũng có nghĩa chi phí về tiền lƣơng của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Đây chính là nhân tố làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các chính sách kinh tế nhƣ chính sách thƣơng mại, chính sách đầu tƣ, chính sách tài chính, tỷ giá hối đoái, thuế có ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng cạnh của doanh nghiệp.

Chính sách đầu tƣ phát triển, khuyến khích mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ảnh hƣởng tới các kế hoạch đầu tƣ của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn. Một chính sách đầu tƣ thuận lợi sẽ thu đƣợc nhiều vốn từ bên ngoài. Chính sách tài chính, lãi suất tiền vay, tiền gửi ảnh hƣởng đến chi phí sử dụng vốn. Khi lãi suất tiền vay cao thì chi phí sử dụng vốn tăng, hiệu quả kinh doanh sẽ bị thu hẹp.

Các chính sách tài chính, thuế ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí. Cụ thể thì thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh nghiệp… tất cả đều làm tăng giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chiến lược quốc gia về phát triển ngành

Tùy vào đặc điểm của mỗi quốc gia, mỗi thời điểm mà quốc gia sẽ xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành cho phù hợp với nƣớc mình.

Nếu chiến lƣợc quốc gia xác định ngành đó là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc thì sẽ có nhiều chính sách, chƣơng trình để hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đó sẽ đƣợc tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động mở rộng thị trƣờng hơn là những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành không phải là mũi nhọn, trọng điểm của quốc gia.

Môi trường chính trị pháp luật

Môi trƣờng này bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế của nhà nƣớc đối với kinh doanh của các doanh nghiệp. Mọi quy định của pháp luật đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trƣờng pháp lý tốt sẽ tạo ra môi trƣờng cạnh tranh và hợp tác lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Một môi trƣờng pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa có thể điều chỉnh các hoat động kinh tế vĩ mô không chỉ chú trọng tới lợi ích của doanh nghiệp mình mà còn lợi ích các thành viên khác trong xã hội. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định pháp luật và hoạt động dựa trên pháp luật.

Nếu doanh nghiệp nào làm ăn vi phạm pháp luật nhƣ trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lƣợng hay gian lận trong giao thƣơng… sẽ làm cho môi trƣờng cạnh tranh trở lên không lành mạnh, bất công bằng. Những yếu tố này vừa có thể là cơ hội kinh doanh nhƣng cũng có thể là sự đe dọa đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Môi trường khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong cạnh tranh không chỉ các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Đặc biệt, trong thời kỳ phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học kỹ

thuật đang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực trong đó thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự phát triển này đã làm cho vòng đời sản phẩm nhanh chóng bị lão hóa và trở lên ngắn lại. Do vậy, để chiến thắng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, sử dụng các công nghệ hiện đại để tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với đối thủ.

Trong thời đại ngày nay, thông tin đƣợc coi nhƣ hàng hóa, là một đối tƣợng để kinh doanh, có thể coi nền kinh tế thị trƣờng ngày nay là nền kinh tế thông tin hóa. Để tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong hoạt động marketing thì cần phải có rất nhiều thông tin chính xác về cung cầu hàng hóa, về sức mua, đặc điểm khách hàng, và về cả đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, những thông tin về cả những kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác cũng rất bổ ích. Những thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phƣơng hƣớng kinh doanh, xây dựng hoạch định các chiến lƣợc ngắn hạn, dài hạn, ảnh hƣởng tới tƣơng lai phát triển của chính doanh nghiệp đó.

Môi trường văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa luôn liên quan đến nhau nhƣng sự tác động qua lại khác nhau. Thực tế nó ảnh hƣởng rất lớn đến nhiều mặt của hoạt động marketing và kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ phong tục tập quán, tôn giáo, các giá trị văn hóa, tỷ lệ tăng dân số…

Thực tế, con ngƣời luôn sống trong một môi trƣờng văn hóa đặc thù mang tính chất riêng, thƣờng thấy có hai khuynh hƣớng vận động của nền văn hóa: Một khuynh hƣớng luôn muốn giữ lại các nền văn hóa tinh hoa dân tộc, một lại là khuynh hƣớng hòa nhập vào các nền văn hóa khác. Điều này ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động marketing nghiên cứu thị trƣờng. Các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới các yếu tố văn hóa để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, phong tục, tập quán nhất là các sản phẩm để xuất khẩu.

Nhân tố dân số

Yếu tố dân số trong môi trƣờng vĩ mô bao gồm quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn… Đó là các khía cạnh mà các nhà hoạt động marketing cần quan tâm nhiều nhất. Bởi những biến động về mặt lƣợng của dân số sẽ làm thay đổi về mặt lƣợng của thị trƣờng.

Các nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô tại quốc gia

Các yếu tố của môi trƣờng vi mô là những yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế, quyền lực của nhà cung cấp, quyền lực của khách hàng, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành…

Hình 1.3. Các yếu tố môi trƣờng vi mô

Các đối thủ cạnh tranh

Là các yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các doanh nghiệp. Các đối thủ luôn tìm mọi cách, đề ra mọi phƣơng pháp đối phó để làm cho lợi nhuận của đối phƣơng bị giảm xuống. Nếu sự cạnh tranh là yếu thì các doanh nghiệp vẫn có cơ hội nâng giá nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Ngƣợc lại, nếu sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt sẽ dẫn tới việc giảm giá thành sản phẩm, ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành ảnh hƣởng trực tiếp tới cung cầu sản phẩm, giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau nhƣng chỉ có một số đóng vai trò là đối thủ cạnh tranh chính (làm ảnh hƣởng tới gía) có khả năng chi phối, khống chế thị trƣờng. Thông thƣờng, các doanh nghiệp luôn có cảm tƣởng việc phát hiện ra các đối thủ cạnh tranh là việc đơn giản nhƣng thực tế các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn lại rộng lớn hơn rất nhiều.

Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệplà phải luôn tìm kiếm thông tin, phân tích, đánh giá chính xác các đối thủ cạnh tranh để tìm ra một chiến lƣợc phù hợp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, tránh chứng bệnh “cận thị về đối thủ cạnh tranh” nhƣ một số doanh nghiệp đang mắc phải.

Các nhà cung cấp Doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh Các trung gian mark eti- ng Khách hàng Công chúng

Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của công ty trong những ngành khác nhƣng thỏa mãn đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng giống nhƣ các công ty trong ngành. Nó là một trong những nguyên nhân tạo nên sức ép cạnh tranh lớn bởi vì sản phẩm thay thế ra đời là một tất yếu, nó đáp ứng các biến động của thị trƣờng theo hƣớng ngày càng đa dạng phong phú. Khi mà giá của một sản phẩm tăng quá cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. Sản phẩm thay thế thế thông thƣờng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự hình thành của sản phẩm thay thế vô tình tạo ra một sức cạnh tranh rất lớn bởi nó giới hạn mức giá của công ty có thể định ra, cũng nhƣ giới hạn lại mức lợi nhuận mà công ty có đƣợc. Ngƣợc lại, nếu sản phẩm nào ít có sản phẩm thay thế thì công ty có cơ hội để tăng giá, kiếm thêm lợi nhuận. Tóm lại, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm thay thế là mối đe dọa trực tiếp tới khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhà cung ứng

Là ngƣời cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đầu vào cũng tạo ra một sức ép về giá, phƣơng thức thanh toán.

Nếu cung ứng đầu vào tốt thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao đạt tiêu chuẩn, thỏa mãn đƣợc nhu cầu của cả những khách hàng khó tính nhất. Ngƣợc lại, nếu nguồn cung ứng đầu vào không đảm bảo số lƣợng, tính chất liên tục… sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến đầu ra.

Chính vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp là rất quan trọng. Việc chọn nhiều nhà cung cấp hay một nhà cung cấp duy nhất là tùy thộc vào mục tiêu, khả năng, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhƣng đảm bảo tối ƣu nhất cho việc cung ứng đầu vào và hạn chế tối đa các rủi ro, chi phí đầu vào cũng đƣợc coi là nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Khách hàng

Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp. Khách hàng là yếu tố giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp, đây chính là lực lƣợng tiêu thụ sản phẩm, lực lƣợng quyết định sự thành hay bại của doanh nghiệp. Khi khách hàng có những yếu thế phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp gia tăng và tìm kiếm lợi nhuận. Ngƣợc lại, khách hàng

đƣợc xem nhƣ sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá sản phẩm xuống, yêu cầu nâng cao chất lƣợng hàng hóa và chất lƣợng phục vụ nhƣ vậy sẽ làm cho chi phí tăng lên cao hơn.

Dù là ở vị trí nào đi chăng nữa, khách hàng vẫn là một yếu tố không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp. Nó quyết định tới việc tái mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp muốn có khả năng cạnh tranh cao trong kinh doanh thì phải tìm cách lôi kéo khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà còn có khách hàng tiềm năng, thậm chí cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Các doanh nghiệp đang hoạt động cùng ngành là những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thị trƣờng có hạn, các doanh nghiệp tranh giành lấy thị phần bằng nhiều cách khác nhau nhƣ các chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá… Tất cả đều gây ảnh hƣởng tới đối thủ cạnh tranh. Sự phát triển của doanh nghiệp này có thể coi là nguy cơ của doanh nghiệp kia.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing vi tính cho công ty TNHH TM DV thiên hà xanh (Trang 32 - 38)