4. Kết quả thực tập theo đề tà
1.1.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp
nghiệp
Để đánh giá hiệu quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp thì ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing theo chiều rộng và chiều sâu.
Tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp sau khi thực hiện các chương trình marketing
DTS - DTT A = x 100% DTT
Trong đó:
A : Tốc độ tăng doanh thu của DN sau khi tiến hành
DTT : Doanh thu của DN trƣớc khi tiến hành các hoạt động marketing mới
DTS : Doanh thu của DN sau khi tiến hành các hoạt động marketing mới.
Tốc độ phát triển về số lượng thị trường của DN hàng năm (T)
Ta có công thức tính chỉ tiêu này nhƣ sau tn - tn-1
T = x 100%
tn-1
Trong đó:
T : Tốc độ phát triển về số lƣợng thị trƣờng hàng năm của DN tn : Số thị trƣờng của DN trong năm n
tn-1: Số thị trƣờng của DN trong năm (n – 1)
T < 0: chứng tỏ số lƣợng thị trƣờng giảm, chứng tỏ chiến lƣợc phân phối trong hoạt động marketing của doanh nghiệp không có hiệu quả.
T = 0: thị trƣờng của doanh nghiệp không tăng, không giảm, chứng tỏ hoạt động marketing khâu phân phối mở rộng thị trƣờng của doanh nghiệp không có hiệu quả.
T > 0 : số lƣợng thị trƣờng của doanh nghiệp năm sau tăng so với năm trƣớc, hoạt động marketing khâu phân phối, mở rộng thị trƣờng của doanh nghiệp đã đi đúng hƣớng, thị trƣờng tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng.
Thị phần của DN trên thị trường
Ta có công thức tính chỉ tiêu này nhƣ sau: DTDN
Tp = x 100% DTNg
Trong đó:
Tp : Thị phần của DN trên thị trƣờng DTDN : Doanh thu của DN trên thị trƣờng
DTNg : Doanh thu của tất cả các doanh nghiệp trong ngành trên thị trƣờng.
Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trƣờng phản ánh mức độ thành công của của hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu thị phần càng lớn thì chứng tỏ hoạt động marketing của doanh nghiệp có hiệu quả, đã đi đúng hƣớng. Ngƣợc lại, nếu thị phần có xu hƣớng giảm đi thì chứng tỏ doanh nghiệp đang mất dần chỗ đứng của mình trên thị trƣờng, các hoạt động marketing mới không đem lại hiệu quả gì cho doanh nghiệp.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của các doanh nghiệp tại Việt Nam
1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đối với các DN nói chung
Trƣớc hết, ta phải khẳng định rằng nâng cao hiệu quả hoạt động marketing là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Nhờ có các hoạt động marketing mà doanh thu của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, nâng cao khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Nhờ đó, các hoạt động marketing sẽ đem lại về cho doanh nhiệp nhiều lợi nhuận hơn, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không mấy hiệu
quả, không gặt hái đƣợc nhiều thành công, thị trƣờng truyền thống của doanh nghiệp đã trì trệ, bão hòa, những cách thức marketing cũ đã không đem lại đƣợc hiệu quả gì thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệp bán đƣợc hàng hóa, tránh đƣợc nhiều rủi ro. Khi đó với những cách thức marketing mới, doanh nghiệp sẽ thu hút đƣợc những đối tƣợng khách hàng mới, xuất hiện thị trƣờng mới với rất nhiều cơ hội kinh doanh, nhiều tiềm năng để phát triển, giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, thu về nhiều lợi nhuận nhất.
Hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế tất yếu khách quan chi phối hoạt động của nhiều quốc gia trên thế giới. Cộng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành công nghệ thông tin nên những thông tin về sản phẩm không chỉ bó gọn trong một khu vực mà nhờ những cách thức marketing mới có thể đƣa những thông tin ấy tới tất cả ngƣời tiêu dùng ở các khu vực khác nhau kể cả trong nƣớc và quốc tế. Xu thế này đã đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải thƣờng xuyên cập nhật những biến đổi trong xu thế marketing trong nƣớc và trên thế giới trong thời gian tới.
1.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay là yêu cầu cấp bách và trở động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay là yêu cầu cấp bách và trở thành đòi hỏi bức thiết
Cũng nhƣ tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác, nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin không ngoài mục đích là gia tăng doanh số, lợi nhuận. Thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, các doanh nghiệp kinh doanh vi tính có cơ hội tiếp cận đƣợc với nguồn vốn, các sản phẩm theo công nghệ lỗi thời dần đƣợc thay thế bằng những sản phẩm tân tiến, hiện đại theo xu hƣớng mới ngày càng đƣợc nâng cao cả về chất lƣợng và hình thức.
Nâng cao hiệu quả công tác marketing giúp doanh nghiệp tận dụng đƣợc công suất dƣ thừa. Thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh vi tính trên thị trƣờng xuất hiện rất nhiều dẫn đến ngƣời tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách để để tiêu thụ hết số sản phẩm vƣợt mức ấy bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động marketing để mở rộng thêm thị trƣờng tiêu thụ. Qua đó, doanh nghiệp tăng số lƣợng thị trƣờng, tăng thị phần, thu về lợi nhuận cao hơn, tránh đƣợc nguồn vốn bị ứ đọng do sản phẩm bị tồn kho quá lâu.
Trong điều kiện kinh doanh mới nhƣ hiện nay đó là gia nhập WTO, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy thoái kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán sản phẩm CNTT cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.
Việt Nam gia nhập WTO là một thuận lợi lớn. Thị trƣờng quốc tế luôn chứa đựng nhiều cơ hội kinh doanh. Vì thế, các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội để nhập linh kiện hàng hóa với giá rẻ, hoặc xuất sang các nƣớc khác với giá cao hơn, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy thoái kinh tế của nền kinh tế thế giới khiến cho ngƣời dân có xu hƣớng tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Chính vì thế, thị trƣờng trong nƣớc đang dần dần bị thu hẹp. Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài mà không gì khác chính những chính sách trong hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trƣờng đầy tiềm năng này.
Tóm lại, chương 1 đã trình bày một cách khái quát lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá cũng như nội dung của việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm CNTT của doanh nghiệp nói chung. Đồng thời chương 1 cũng đã phân tích sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động marketing lĩnh vực kinh doanh sản phẩm CNTT các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO. Chương này đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đầu tiên mà khóa luận đặt ra và đã xây dựng được khung lý thuyết làm cở sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh ở chương 2 cũng như các giải pháp hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing cho công ty ở chương 3.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING LĨNH VỰC KINH DOANH VI TÍNH Ở CÔNG TY TNHH TM – DV THIÊN HÀ XANH
GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng vi tính, có tuổi đời còn khá non trẻ so với nhiều công ty trong ngành. Tuy nhiên, công ty cũng đã bước đầu trở thành đối thủ đáng gờm đối với nhiều công ty kinh doanh cùng ngành khác như Tú Hòa Computer, Phong Vũ Computer… Chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan về công ty Thiên Hà Xanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing mở rộng thị trường; nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty trong thời gian qua. Qua đó, rút ra những ưu điểm, những tồn tại và nghiên cứu các tồn tại đó trong hoạt động marketing của công ty, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.
2.1. Khái quát về công ty TNHH TM - DV Thiên Hà Xanh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1.1. Qúa trình hình thành của công ty 2.1.1.1.1. Qúa trình hình thành của công ty
Năm 2005, xuất phát từ ý tƣởng đem lại cho ngƣời tiêu dùng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đƣợc quyền hƣởng những tiện ích từ các thiết bị công nghệ cao, công ty Thiên Hà Xanh đƣợc thành lập nhằm thực hiện sứ mệnh đó.
Lúc đầu chỉ vỏn vẹn 3 – 4 nhân viên đầy tâm huyết, Thiên Hà Xanh đã bƣớc những bƣớc đầu tiên trên con đƣờng kinh doanh đầy khó khăn thử thách. Ban đầu, chỉ là cửa tiệm kinh doanh vi tính nhỏ tự phát tại số 248 Bình Qƣới, phƣờng Thanh Đa, quận Bình Thạnh, nhờ uy tín trong kinh doanh và sự nỗ lực hết mình của đội ngũ nhân viên đã giúp đƣa sản phẩm ngày càng đƣợc hiện diện có mặt tại khắp các gia đình không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh mà còn tại các tỉnh lân cận khác, mang lại niềm tin yêu của ngƣời tiêu dùng với sản phẩm của công ty.
Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh đƣợc thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102062253 do sở kế hoạch đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh cấp với tổng số vốn điều lệ là 1.250.000.000 VNĐ.
Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thƣơng Mại - Dịch Vụ Thiên Hà Xanh.
Tên viết tắt: Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh Tên tiếng Anh: BLUE GALAXY COMPANY LIMITED Tên viết tắt: BLUE GALAXY CO., Ltd
Trụ sở: 617 Phan Văn Trị, phƣờng 7, quận Gò Vấp.
Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, với định hƣớng “Thiên Hà Xanh – Đồng hành đồng chia sẻ”, cán bộ công nhân viên công ty luôn luôn cố gắng nỗ lực hơn nữa đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và một dịch vụ hoàn hảo nhất để có thể làm hài lòng tất cả các khách hàng khó tính nhất.
Kết quả là hiện nay công ty đã trở thành nhà phân phối có uy tín lớn tại thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực miền Nam nói chung.
Hiện nay, Thiên Hà Xanh đã có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên tới gần 50 ngƣời với 3 chi nhánh về kinh doanh vi tính, một nhà máy sản xuất trà và một nông trại sản xuất cung cấp meo giống, các sản phẩm từ nấm linh chi các loại và rất nhiều các đại lý phân phối sản phẩm nông nghiệp lớn:
Chi nhánh 1: 94 Tuyên Quang, Phú Thủy, TP Phan Thiết, Bình Thuận Chi nhánh 2: 1978 Tỉnh lộ 8,xã Bình Mỹ, H.Củ Chi, TP Hồ Chí Minh Chi nhánh 3: C17 lô 71 Tôn Đức Thắng, TP Rạch Giá, Kiên Giang Nhà máy – Nông trại: Ấp 4A, xã Bình Mỹ, H.Củ Chi
Điện thoại: (084) 83.9858277 – (084) 83.5888814 Fax: 04.83.9858277
Email: kd.thienhaxanh@gmail.com linhchinano@gmail.com
Website: wwwlonova.com.vn & wwwlinhchinano.com Mã số thuế: 0305756922
Số tài khoản: 54503929 – Ngân hàng Á Châu (ACB), phòng giao dịch Phan Văn Trị, quận Gò Vấp
2.1.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Thực hiện chủ trƣơng đa dạng hóa các ngành nghề hoạt động để tăng thu nhập cho các cán bộ công nhân viên trong công ty, năm 2007 công ty chính thức mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực nông nghiệp chế biến nông sản.
Có thể nói, đây là một bƣớc chuyển mình hết sức quan trọng, đánh dấu những bƣớc tiến của tập thể cán bộ, cùng nhân viên công ty. Đây không chỉ đơn thuần là việc mở rộng lĩnh vực hoạt động mà nó còn là mốc đánh dấu quan trọng từ bên trong bộ máy hoạt động của công ty.
Tuy mới bắt đầu chuyển đổi nhƣng Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vi tính tăng nhanh và ổn định qua các năm; sản lƣợng nấm linh chi tăng nhanh, mạnh và vững chắc. Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trƣởng khá. Trong đó, tổng sản lƣợng sản xuất nấm linh chi vƣợt 45% so với cùng kỳ bắt đầu, doanh thu hoạt động kinh doanh vi tính giai đoạn 2007 – 2009 tăng 17.65%. Những kết quả đó đã nói lên sự cố gắng không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên và hiệu quả trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty.
Tính từ thời điểm thành lập là năm 2005 đến nay, công ty đã trải qua hai lần thực hiện kế hoạch trung hạn 3 năm, đó là: kế hoạch 3 năm lần thứ nhất 2005 – 2007, và kế hoạch 3 năm lần thứ hai 2008 – 2010. Hiện tại, công ty đang trong giai đoạn cuối thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ hai 2008 – 2010.
Kế hoạch 3 năm lần thứ nhất 2005 – 2007
Trong 3 năm đầu tiên, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh cũng nhƣ trong công tác quản lý vì chƣa có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đồng thời bị ảnh hƣởng bởi những yếu kém của phƣơng thức quản lý theo cơ chế công ty gia đình, mang nặng tính cá nhân, tập quyền.
Bảng 2.1. Kế hoạch kinh doanh 3 năm lần thứ nhất 2005 – 2007
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 2006 2007 1 Tổng DT VNĐ 3.300.000.000 3.550.000.000 3.850.000.000 Tốc độ tăng % 7.58 8.45 2 Tổng lợi nhuận VNĐ 774.000.000 850.000.000 890.000.000 Tốc độ tăng % 9.82 4.71 (Nguồn: Kế hoạch thường niên năm 2005, phòng kinh doanh)
Nhìn vào kế hoạch kinh doanh ở trên có thể thấy rằng công ty đƣa ra dự kiến về doanh thu từng năm còn ở mức khiêm tốn, tốc độ tăng trƣởng không cao. Điều đó có thể dễ hiểu vì công ty trong giai đoạn đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhƣ thiếu vốn, thị trƣờng đầu ra…
(Nguồn: phòng kế toán)
Hình 2.1. Doanh thu và lợi nhuận thực hiện giai đoạn 2005 – 2007
Tuy nhiên với sự cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên lao động trong công ty, kế hoạch 3 năm đầu tiên cũng đạt kết quả khá tốt. Doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng nhanh qua 3 năm, doanh thu thực tế tăng 17,31% (từ 3350 triệu đồng (2005) lên 3930 triệu đồng (2007), tức là tăng 580 triệu đồng), và lợi nhuận tăng 131 triệu (từ 779 triệu (2005) lên 910 triệu (2007)), tăng 16,82%.
So sánh những con số trong hình trên với kế hoạch đặt ra thì doanh thu, lợi nhuận trên thực tế đều vƣợt mức kế hoạch. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng cho công ty.
Nhƣ vậy, doanh thu và lợi nhuận thực hiện giai đoạn 2005 – 2007 có xu hƣớng năm sau tăng cao hơn năm trƣớc. Tuy con số chƣa phải là cao so với một số công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vi tính và nông nghiệp, nhƣng cũng đã góp phần cổ vũ khích lệ động viên tập thể cán bộ công nhân viên công ty tiếp tục vào thực hiện kế hoạch ba năm lần thứ hai.
Kế hoạch 3 năm lần thứ hai 2008 – 2010
Sau khi hoàn thành xong kế hoạch 3 năm lần thứ nhất với kết quả cao ngoài mong đợi, toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty, với tinh thần lao động hăng say tiếp tục bƣớc vào thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ hai (2008 - 2010). Kế hoạch 3