4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.5.3. Nguyên nhân của các tồn tại trên
Nguyên nhân khách quan
Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động marketing của công ty còn nhiều hạn chế đó là do đặc điểm là công ty tƣ nhân nên hầu nhƣ phải tự chủ trong tất cả mọi hoạt động của mình. Đặc biệt là công ty còn thiếu kinh phí dành cho hoạt động marketing. Vì thế, trong công tác nghiên cứu thị trƣờng gặp không ít những khó khăn. Vì vậy mà nhiều thông tin chƣa có tính cập nhật. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn phƣơng thức và chiến lƣợc marketing để mở rộng thị trƣờng của mình, nhất là thị trƣờng các tỉnh lân cận.
Kinh doanh vi tính giai đoạn 2005 – 2006 trở thành một ngành hot tại TP HCM lúc bấy giờ. Với lợi nhuận cao nên các cửa hàng vi tính nhỏ tự phát cho đến các công ty từ các tỉnh khác cũng nhắm tới hoạt động nhƣ: Bách Khoa computer… Rõ ràng khi xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì thị phần của công ty có xu hƣớng giảm, điều này thể hiện trong các năm 2009 thị phần của công ty giảm tới 2% so với 2006.
Một nguyên nhân khách quan nữa khiến cho hoạt động marketing của công ty còn nhiều tồn tại đó là do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2007, cuối năm 2008 là năm mà nền kinh tế thế giới bƣớc vào cuộc khủng hoảng và suy thoái, điều này cũng đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Khủng hoảng tài chính khiến cho ngƣời dân có xu hƣớng thắt chặt chi tiêu, tăng tiết kiệm, vì vậy mà nhu cầu của thị trƣờng giảm đi nhiều so với những năm trƣớc. Kết quả là những nỗ lực trong hoạt động marketing của công ty trong năm 2008 không đem lại hiệu quả cao.
Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh muốn nhập các linh kiện nƣớc ngoài về tự lắp ráp để giảm giá thành sản phẩm, tuy nhiên lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Bởi vì chi phí cho kinh doanh giao dịch xuất nhập khẩu của Việt Nam còn khá
cao, thủ tục hành chính rƣờm rà khiến cho tất cả các DN muốn nhập khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và kinh phí, đặc biệt với những công ty có tiềm lực không mấy dồi dào nhƣ Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh. Vì vậy mà cho đến tận bây giờ công ty vẫn nhập lại một số linh kiện của các nhà phân phối sỉ linh kiện trong nƣớc.
Một trong những nguyên nhân gây khó khăn nữa cần nhắc tới là chính sách thuế của nhà nƣớc. Năm 2007 – 2008 khi kinh tế đang lạm phát thì Nhà nƣớc hỗ trợ giảm thuế VAT cho sản phẩm là 5%, nhƣng tới năm 2009, nền kinh tế mới chỉ phục hồi chƣa đƣợc nhiều thì thuế giá trị gia tăng sản phẩm đã lên tới 10%. Điều này vô tình đã đẩy giá sản phẩm lên cao hơn, làm giảm khả năng tiêu thụ của sản phẩm.
Nguyên nhân chủ quan
Do kinh phí dành cho công tác nghiên cứu thị trƣờng còn nhiều hạn hẹp, công ty chƣa có cán bộ chuyên trách nghiên cứu thị trƣờng, nên nhiều khi hiệu quả công việc chƣa cao. Ví dụ nhƣ hoạt động dự báo nhu cầu thị trƣờng còn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức để có thể có những kết quả sát thực, hầu nhƣ năm nào những biến động về giá linh kiện cũng gây ảnh hƣởng không tốt đến nguồn vốn của công ty.
Tất cả các công việc liên quan đến nội dung hoạt động marketing đều do nhân viên sale & marketing đảm nhiệm, nhƣng thực tế số nhân viên này không nhiều nên khối lƣợng công việc của các nhân viên đó là rất lớn. Hiện nay, công ty mới thành lập phòng marketing riêng nhƣng chƣa hoạt động sâu rộng nên nhiệm của phòng kinh doanh vẫn nặng nề, công việc chồng chéo, đôi khi vẫn phải đảm nhận tất cả các công việc hoạt động marketing của cả phòng marketing. Vì vậy mà hoạt động marketing thời gian qua có hiệu quả không cao nhƣ mong đợi.
Công ty chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn do phƣơng pháp này tiết kiệm chi phí nhƣng thay vào đó công ty không nắm đƣợc hết sự thay đổi từ phía thị trƣờng, dẫn đến hậu quả công ty còn phản ứng chậm chạp trƣớc những thay đổi bất thƣờng của thị trƣờng. Vì vậy, hoạt động mỏ rộng marketing chƣa mang lại hiệu quả cao, công ty chƣa nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động marketing cả về chiều rộng và chiều sâu.
Cũng giống nhƣ nhiều công ty kinh doanh vi tính khác, công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh mới chỉ tập trung vào những thị trƣờng các thành phố lớn, có mức sống cao mà lại bỏ lỡ thị trƣờng ở các vùng nông thôn. Thị trƣờng nông thôn với hơn 70% dân số, là khu vực có tiềm năng tăng trƣởng. Hoạt động thƣơng mại cung ứng hàng hóa cho thị trƣờng nông thôn lâu nay không đƣợc chú ý. Chính vì thế, thị trƣờng nông thôn đang bị doanh nghiệp bỏ ngỏ.
Tóm lại, Chương 2 đã khái quát về lịch sử hình thành phát triển, tình hình kinh doanh của công ty và phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty giai đoạn 2006 – 2009. Trên cơ sở đó đánh giá những ưu điểm, tồn tại, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vi tính làm căn cứ đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty ở chương 3.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG MARKETING LĨNH VỰC VI TÍNH CHO CÔNG TY TNHH TM – DV THIÊN HÀ XANH TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của hoạt động marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vi tính của công ty Thiên Hà Xanh ở chương 1, 2. Chương 3 này sẽ tập trung vào việc đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động marketing tại công ty trong điều kiện hội nhập vào WTO ngày càng sâu và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn vừa qua.
3.1. Triển vọng của thị trƣờng kinh doanh vi tính trong nƣớc đến năm 2015
Ngành kinh doanh vi tính trong những năm vừa qua là một trong những ngành có tốc độ tăng trƣởng ổn định (khoảng hơn 2%/năm). Những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh, cộng với mức sống của ngƣời dân trong nƣớc ngày càng đƣợc nâng cao (đặc biệt là tại TP HCM) khiến nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm vi tính cũng tăng theo.
Hiện nay có thể nhận định, thị trƣờng kinh doanh vi tính Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển. Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ nhanh chóng của Internet. Tại châu Á, Việt Nam đƣợc xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ và số lƣợng ngƣời sử dụng thuộc loại cao, nằm ở vị trí thứ 6 trong Top 10 quốc gia, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonexia… Theo IWS khoảng 20,2% dân số Việt Nam sử dụng internet, trong đó 14,6% dân số có thói quen sử dụng internet mỗi ngày, số thuê bao internet/tổng số dân đã tăng từ 2% năm 2003 lên 20% năm 2007, thời gian sử dụng internet/ngƣời cũng không ngừng tăng lên kể từ năm 2001 đến nay. Ngƣời dùng Internet là quá trẻ, với khoảng 80% ngƣời dùng ở dƣới độ tuổi 30 (và 70% trong đó dƣới 24 tuổi). Nhƣng điều đáng quan tâm ở đây chính là hầu hết trong số họ chỉ có rất ít những ngƣời có điều kiện sử dụng máy vi tính cá nhân tại gia đình, đa số đều là sử dụng tại công ty, hay là tại các dịch vụ cho thuê nhƣ tiệm net. Nên có thể nói, lƣợng ngƣời
có nhu cầu về các sản phẩm vi tính trên thị trƣờng còn rất nhiều, nếu có thể khai thác đƣợc hết thì đây quả là một thị trƣờng đầy tiềm năng.
3.2. Thời cơ và thách thức đối với công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh trong điều kiện mới
3.2.1. Nhận định bối cảnh hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vi tính trong thời đại mới
Đặc điểm của môi trƣờng kinh doanh là luôn luôn biến động, nhất là trong thời điểm hiện nay. Nếu doanh nghiệp nhận định đƣợc môi trƣờng kinh doanh của mình thì sẽ thích nghi nhanh đƣợc với mọi sự thay đổi từ môi trƣờng kinh doanh, từ đó có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp mình đi đúng hƣớng. Điều kiện mới tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chuyên đề Luận văn tốt nghiệp này xin đề đề cập đến bao gồm 3 yếu tố: Việt Nam gia nhập WTO, khủng hoảng tài chính toàn cầu và thời kỳ hồi phục sau khủng hoảng.
Việt Nam gia nhập WTO
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là một trong những kết quả khá quan trọng trong tiến trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO đồng nghĩa với cơ hội và thách thức cho các DN nói chung và Công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh nói riêng. Sân chơi cho DN sẽ rộng lớn hơn nhƣng kèm theo đó là luật chơi cũng khắt khe hơn. Gia nhập WTO Việt Nam phải thực hiện khá nhiều cam kết trên các lĩnh vực. Về lĩnh vực kinh doanh vi tính, Việt Nam có những cam kết liên quan nhƣ sau:
Một là: Thuế suất bình quân giảm 23%. Với việc thực hiện các cam kết về
thuế quan theo các văn bản đàm phán khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian để thực hiện lộ trình này là từ 5 đến 7 năm. Năm 2010 vẫn nằm trong lộ trình thực hiện các cam kết này của Việt Nam với tổ chức WTO.
Trong toàn bộ biểu đồ cam kết, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế, ràng buộc mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng, và ràng buộc theo mức thuế trần cao hơn mức thuế hiện hàng với 3.170 dòng thuế. Các mặt
hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ bị cắt giảm nhiều nhất là máy móc thiết bị điện tử, vi tính, dệt may...
Đối với những cam kết đầy đủ thuộc Hiệp định tự do hóa theo ngành bao gồm: các sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may, thiết bị y tế... thời gian để thực hiện cam kết để giảm thuế sẽ đƣợc áp dụng sau 3 – 5 năm. Trong các hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 – 5 năm. Các sản phẩm điện tử nhƣ: máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số... sẽ có mức thuế suất là 0%, thực hiện sau 3 – 5 năm, tối đa là 7 năm. Nhƣ vậy, những ngành hiện có mức độ bảo hộ cao nhƣ ngành kinh doanh công nghệ thông tin thực tế bị giảm xuống rất nhiều. Tuy nhiên, điều này sẽ thúc đẩy chính bản thân ngành đó phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để phát triển. Lúc đó, tổng thể nền kinh tế sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Hai là: Xóa bỏ các quy định phân biệt đối xử hoặc sẽ tạo ra sự phân biệt đối
xử giữa hàng sản xuất trong nƣớc và hàng nhập khẩu. Về nguyên tắc, WTO không yêu cầu phải đƣa ra mức thuế hay cách tính thuế cụ thể, tuy nhiên chính sách thuế nội địa phải đảm bảo minh bạch và tránh tình trạng quy định bị lợi dụng.
Bốn là: Về thuế xuất khẩu thì Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu
đối với phế liệu kim loại đen và kim loại màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác. Vì vậy, thuế xuất khẩu mặt hàng vi tính không đƣợc cắt giảm. Nhƣng thực tế trong cam kết này thì Việt Nam vốn dĩ đã không xuất khẩu mặt hàng này thì nay lại càng không thể.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thời kỳ phục hồi sau khủng hoảng
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trƣờng chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chƣa từng có của các nền kinh tế để chống chọi với "bão". Kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hƣởng của cuôc khủng hoảng “hàng trăm năm mới có một lần” này. Cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hƣởng đến hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vi tính.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, nền kinh tế Việt Nam có thể hồi phục nhanh chóng giống nhƣ cuộc khủng hoảng năm Tài chính tiền tệ năm 1997 nếu nhƣ Nhà nƣớc và doanh nghiệp đều có quyết tâm cao trong việc cải cách. Ngoài ra, khả năng hồi phục của kinh tế nƣớc ta cũng phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới vì nƣớc ta có tỷ lệ nhập khẩu và đầu tƣ nƣớc ngoài là tƣơng đối lớn. Thực tế, trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua đã có rất nhiều chính sách ƣu đãi của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp nhƣ hỗ trợ lãi suất đầu tƣ, cho vay ƣu đãi, miễn giảm thuế… Vì vậy, các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để khai thác một cách hiệu quả nhất những chính sách ƣu đãi này để đầu tƣ mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực... Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vi tính nói riêng có thể cấu trúc lại doanh nghiệp của mình theo hƣớng hiện đại hơn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao để đón chờ thời cơ mới khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi nhƣ hiện nay.
3.2.2. Thời cơ và thách thức đối với công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh trong giai đoạn mới
Thời cơ đối với công ty trong việc thực hiện các hoạt động marketing
Với xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng nhƣ hiện nay thì đây là một cơ hội tốt không chỉ riêng công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Công ty sẽ có cơ hội tiếp cận với một thị trƣờng quốc tế rộng lớn, trên 200 quốc gia với số dân khoảng 6 tỷ. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, thì việc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng có thể phát triển thêm thị trƣờng nhập khẩu ở nƣớc ngoài một cách dễ dàng hơn. Một khi vị thế của Việt Nam đƣợc nâng cao thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng đƣợc đối xử bình đẳng hơn trong kinh doanh, hàng hóa nƣớc ngoài có thể đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam một cách dễ dàng hơn, ít rào cản hơn.
Công ty có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm vi tính khác nhau, qua đó đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng kinh doanh, tăng vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng
trong nƣớc. Từ đó, nhờ các hoạt động marketing mà thị trƣờng tiêu thụ sẽ đƣợc mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho công ty có thể nhanh chóng mở rộng thị trƣờng. Theo Báo cáo môi trƣờng kinh doanh 2008 của Ngân hàng thế giới (WB) nhận định: Việt Nam là một trong những nƣớc có tiến bộ trong cải thiện môi trƣờng kinh doanh. Theo đó, mức độ thuận lợi kinh doanh của Việt Nam ở vị trí 91/178 quốc gia đƣợc xếp hạng trong năm 2008. Nhƣ vậy, mức độ thân thiện của nền kinh tế Việt Nam với giới đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc cải thiện so với năm 2007 khi đứng ở vị trí