4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.1.2.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh lĩnh vực vi tính của công ty
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động SX - KD lĩnh vực vi tính của công ty 2007-2009
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Tổng doanh thu 2.227.750.000 2.166.730.000 2.189.200.000 2. Các khoản giảm trừ 13.695.000 12.965.000 13.465.000 3. Doanh thu thuần 2.214.055.000 2.153.765.000 2.175.735.000 4. Giá vốn hàng bán 1.617.135.000 1.784.535.000 1.533.693.000 5. Lợi nhuận gộp 596.920.000 369.230.000 642.042.000 6. Chi phí bán hàng 94.028.000 96.388.000 93.368.000 7. Chi phí quản lý DN 55.172.000 55.232.000 65.064.000 8. Chi phí tài chính 101.100.000 106.714.000 115.920.000 9. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 346.620.000 110.896.000 367.690.000 10. Thuế thu nhập DN 138.648.000 44.358.400 147.076.000 11. Lợi nhuận sau thuế 207.972.000 66.537.600 220.614.000 12. %LNsau thuế/DT 9,3% 3,09% 10.14% 13. %LN trƣớc thuế/DT 15,66% 5,16% 16.7%
Đơn vị tính: VNĐ (Nguồn : phòng Kế toán - Tài chính, 2007- 2009)
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu tổng hợp hoạt động kinh doanh vi tính
STT Năm Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1 Doanh thu Tỷ đồng 2,214055 2,153765 2,175735 Tốc độ tăng % -2,72 1.02 2 Lợi nhuận Trđ 207,972 66,5376 220,614 Tốc độ tăng % -68 2.32 3 Thu nhập bình quân Nghđ/n g/th 1 700 1 620 1 800 Tốc độ tăng (%) -4,7 11,1 4 Lao động Người 15 14 17 Tốc độ tăng (%) -6,7 21.43
Nhận xét:
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh cho ta thấy công ty đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, năm 2007 - 2008 do cũng nằm trong xu thế chung của nền kinh tế, chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài nhƣ khủng hoảng kinh tế, lạm phát cuối năm 2007 – 2008 làm cho doanh thu của công ty trong lĩnh vực kinh doanh vi tính liên tục đi xuống (giảm -1,73%). Nhƣng bên cạnh đó, công ty cũng có dấu hiệu đáng mừng là doanh thu bắt đầu tăng vào năm 2009, tăng 1.04% (tăng 22,47 triệu đồng từ 2,16673 tỷ (2008) lên 2,1892 tỷ (2009)). Điều này kéo theo lợi nhuận của công ty cũng liên tục biến động. Tuy nhiên, công ty vẫn đảm bảo đƣợc mức thu nhập cho nhân viên cao hơn mức sàn quy định của nhà nƣớc về trả lƣơng cho ngƣời lao động. Đây cũng là một dấu hiệu rất đáng mừng.
Phần trăm lợi nhuận sau thuế so với doanh thu của công ty lại tăng lên từ 9,3% của năm 2007 lên 10,14% (2009). Điều này có thể giải thích là do công ty đã tiết kiệm đƣợc các khoản chi phí bán hàng (tức 93,368 triệu đồng (2009) so với năm 2008 là 94,028 triệu đồng) và các khoản chi phí khác tăng nhẹ không đáng kể.
Các giải thưởng đạt được:
- Trở thành nhà phân phối chính thức sỉ và lẻ các linh kiện vi tính, màn hình LCD, trọn bộ vi tính cho gia đình và văn phòng.
- Là doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp khác tại thành phố Hồ Chí Minh đƣợc mời đi tham dự Festival lúa gạo toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Hậu Giang (2009) và tham dự hội chợ quốc tế tại thành phố Cần Thơ (2009) trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho nông dân.
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing lĩnh vực kinh doanh vi tính của công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh giai đoạn 2007 – 2009
Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vi tính nói chung và TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh nói riêng thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing đều chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ: nhân tố quốc tế, nhân tố quốc gia và nhân tố doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích các nhân tố là phân tích và chỉ ra xem nhân tố nào ảnh hƣởng thuận lợi hoặc bất lợi đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của công ty trong giai đoạn 2007 – 2009.
2.2.1. Các nhân tố quốc tế
Tác động của việc gia nhập WTO tới hoạt động marketing của công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh
Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO. Sự kiện này cũng tác động không nhỏ đến hoạt động marketing trên thị trƣờng của công ty. Mở cửa hội nhập vừa là thời cơ, nhƣng cũng không ít những thách thức cho công ty. Nhƣ đã phân tích ở các phần trƣớc, thời cơ của công ty là có thể tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài rộng lớn, qua đó làm tăng lƣợng bán, tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, mở cửa hội nhập cũng mang lại nhiều trở ngại cho công ty. Hiện nay, ngoài những đối thủ cạnh tranh tại TP HCM nhƣ Phong Vũ computer, Tú Hòa computer… công ty còn phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh hùng mạnh từ những công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều này khiến cho thị phần tại TP HCM của công ty giảm đi. So sánh năm 2009 với năm 2008 và năm 2006 khi mới thành lập ta thấy thị phần của Công ty tại TPHCM và các tỉnh khác đều giảm hơn so với các năm trƣớc. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong hình dƣới đây:
(Nguồn: phòng kinh doanh )
Hình 2.4. Thị phần tại TP HCM của Công ty trong giai đoạn 2006 – 2009
Nhìn vào hình trên ta thấy hiện nay mặc dù doanh số hằng năm của công ty vẫn tăng đều nhƣng trên thực tế thị phần của công ty tại TP HCM đang dần bị thu hẹp hơn khi mới thành lập, giảm 2% thị phần (từ 4% (2006) xuống 2% (2009)).
Ngoài ra, theo cam kết của Việt Nam với WTO thì thuế nhập khẩu một số sản phẩm sẽ đƣợc cắt giảm, điều này khiến cho giá cả linh kiện vi tính ngoại nhập giảm hơn. Nhƣ vậy, sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí đầu vào (giảm giá vốn hàng bán) làm tăng khả năng cạnh tranh.
Tình hình kinh tế thế giới
Lạm phát gia tăng trong hai năm 2007, 2008 khiến cho giá cả linh kiện đầu vào tăng, nhất là những linh kiện vi tính đa số đều là nhập khẩu khiến cho giá cả sản phẩm đầu ra liên tục tăng. Giá linh kiện ram biến động phức tạp, giá ram tăng 216% (từ 4 - 5$ ram 1Gb lên 18 – 19 $ (2009)); giá HDD (ổ cứng) tăng giá 10%, chip tăng 7%, main tăng 8%. Giá các loại linh kiện khác tăng từ 1- 3% khiến công ty chỉ dám mua vào với số lƣợng ít, nhập hàng cầm chừng, đẩy mức giá thành lên sản phẩm lên cao hơn nhƣ với cấu hình SV1 trƣớc đây là ram 1Gb, thì giờ với cấu hình SV1 ram chỉ còn 512 Mb với giá tiền giữ nguyên nhƣ cũ.
Để đảm bảo mức giá cạnh tranh trên thị trƣờng, công ty đã phải cắt giảm nhiều khoản chi phí khác, trong đó có chi phí cho hoạt động marketing nghiên cứu thị trƣờng. Điều này khiến cho công tác marketing mở rộng thị trƣờng mới của công ty tạm thời không đƣợc chú trọng nhiều, nên hiệu quả không cao.
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Hình 2.5. Doanh thu từ máy bộ 2008 - 2009
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động marketing và hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2007 khép lại với
chỉ số giá cả tăng 12,8%, 2 tháng đầu năm 2008 con số này là 3,58%, cơn bão giá cả đã ảnh hƣởng nghiêm trọng tới từng hộ gia đình Việt Nam.
Trong bối cảnh khủng hoảng, thu nhập của ngƣời tiêu dùng tăng chậm hơn mức tăng lạm phát nên ngƣời dân có xu hƣớng tăng tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Do vậy, mặc dù máy vi tính bàn với các cấu hình giá rẻ là thế mạnh tạo nên thƣơng hiệu của công ty kết quả tiêu thụ cũng bị giảm sút cả về số lƣợng và doanh thu (giảm - 0,32%).
2.2.2. Các nhân tố quốc gia
Chính sách hỗ trợ, khuyến khích tiêu dùng của chính phủ sau lạm phát
Chƣơng trình “Ngƣời Việt dùng hàng Việt” do Bộ Công Thƣơng phát động đang thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Đây là biện pháp tốt, là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh khôi phục kinh doanh, đẩy mạnh công tác marketing kích thích tiêu thụ sản phẩm và có thể nâng cao thị phần của mình.
Chính sách thuế của nhà nước
Đây là một yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến việc xây dựng các chiến lƣợc cũng nhƣ biến các chiến lƣợc thành hiện thực của các công ty. Những yếu tố kinh tế bao gồm nhƣ: lãi suất ngân hàng, tỷ giá đồng tiền, các chính sách kích cầu, kim ngạch xuất khẩu, thuế…. Đặc biệt, chính sách thuế thì không chỉ riêng ngành kinh doanh vi tính mà các ngành nghề khác cũng đƣợc nhà nƣớc ƣu đãi nhƣ: trƣớc năm 1999 thuế vẫn tính theo doanh thu, nhƣng sau đó đã chuyển sang tính theo giá trị gia tăng là 10%. Năm 2009 do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, để kích thích tiêu dùng Nhà nƣớc đã miễn giảm 30% mức thuế suất thuế thu nhập cho các doanh nghiệp, ngoài ra còn miễn 50% mức thuế giá trị gia tăng… Quyết định của chính phủ về việc giữ mức thuế tiêu thụ sản phẩm (VAT) là 5% thay cho mức ban đầu là 10% và chính sách điều chỉnh về lãi suất đảm bảo sự ổn định giá thành sản phẩm đầu vào, giúp doanh nghiệp yên tâm để kinh doanh tìm thị trƣờng đầu ra. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với công ty, nó giúp cho công ty gia tăng đƣợc lợi nhuận. Từ đó, có thể sử dụng số vốn tăng thêm để tái đầu tƣ đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng, hoặc tăng phúc lợi xã hội cho các nhân viên tạo sự trung thành và nhiệt tình làm việc đối với nhân viên trong công ty.
Lãi suất ngân hàng
Trong những năm gần đây, lãi suất ngân hàng có xu hƣớng gia tăng đối với lãi suất tiền gởi nhằm mục đích thu hút vốn đầu tƣ từ những ngƣời dân có số vốn nhàn rỗi và cả đối với lãi suất cho vay để nhằm gia tăng doanh thu từ việc tăng lãi suất vay. Do đó, ngƣời dân có xu hƣớng tiết kiệm và cân nhắc kỹ hơn khi tiêu dùng. Điều này đều gây ra những thuận lợi và bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Điểm bất lợi là Thiên Hà Xanh computer sẽ khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn trong việc thu hút khách hàng, lãi vay tăng sẽ khiến cho công ty có nhiều sức ép hơn trong chƣơng trình tái đầu tƣ cần số vốn lớn. Tuy nhiên, với xu hƣớng gia tăng lãi suất cũng giúp không chỉ cho riêng công ty mà còn các công ty đang hoạt động trong ngành hạn chế đƣợc các đối thủ mới gia nhập ngành do không đủ lƣợng vốn để xây dựng cơ bản.
Tỷ giá hối đoái
Thị trƣờng đầu vào các linh kiện ráp máy của công ty chủ yếu là nhập ở nƣớc ngoài, nó đƣợc tính theo tỷ giá USD là chủ yếu. Do đó, giá các sản phẩm dịch vụ đƣợc quy định theo đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh phải quy đổi sang đồng Việt Nam với các tỷ giá biến đổi khác nhau trong suốt một năm hoạt động. Vì thế mà, chính sách tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Trong một năm trở lại đây, tỷ giá USD/VND có nhiều biến động gây tâm lý bất ổn cho ngƣời dân và cũng ảnh hƣởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, làm cho giá đầu vào liên tục tăng theo tỷ giá đô, có nhiều khoảng thời điểm tỷ giá USD lên quá cao khiến các nhà cung cấp không dám ôm hàng nhiều vì sợ trƣợt giá đã đẩy một số mặt hàng trở nên khan hiếm trong suốt một khoảng thời gian dài.
Tiềm năng của ngành kinh doanh vi tính, sản phẩm CNTT
Nền kinh tế tăng trƣởng cao, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện cộng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật lĩnh vực công nghệ thông tin, do đó nhu cầu về các sản phẩm vi tính cũng ngày một tăng. Mặt khác, tỷ lệ gia đình ngƣời dân Việt Nam có máy vi tính vẫn còn ở mức thấp so với thế giới nên đây là cơ hội rất lớn cho sự phát triển của ngành kinh doanh trao đổi vi tính nói chung và công ty TNHH TM – DV Thiên Hà Xanh nói riêng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ nhanh chóng của Internet. Tại Châu Á, Việt nam xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ và số lƣợng ngƣời sử dụng thuộc loại cao, nằm ở vị trí thứ 6 trong Top 10 quốc gia, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonexia… Theo IWS 20,2% dân số Việt nam sử dụng internet, nhƣng điều đặc biệt là đa số ngƣời sử dụng đều là giới trẻ, gia đình họ chƣa có máy tính và họ sử dụng thông qua các dịch vụ cung cấp nhƣ các tiệm net, văn phòng công ty… Điều này cho thấy tiềm năng cho ngành kinh doanh các sản phẩm vi tính, công nghệ thông tin vẫn còn rất lớn, vì dân số của Việt Nam khá đông. Đây là điều kiện thuận lợi giúp công ty có thể mở rộng thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc thông qua các chƣơng trình marketing.