Về việc thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 32 - 36)

T tởng Pháp trị của Hàn Ph

2.2.2. Về việc thi hành pháp luật

Khi pháp luật đã đợc soạn thảo xong, vấn đề tiếp theo là phải thi hành luật lệnh ấy sao cho nghiêm minh, cân bằng, làm cho pháp luật sáng tỏ trong đời sống chính trị - xã hội. Khi đó pháp luật có đợc bảo vệ hay không lại thuộc về những ngời đợc coi là “cầm cân nảy mực” cho cái đúng sai để giữ gìn quy củ, phép tắc của quốc gia. Khi pháp luật đã đợc thống nhất rồi thì cứ thế mà thực thi cho đúng, còn thi hành pháp luật cũng không thể tùy tiện theo ý muốn riêng của mỗi ngời mà cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

2.2.2.1. Pháp luật đợc áp dụng phải chuyên, không đợc bàn ra vào

Để cho mệnh lệnh, pháp luật ban ra đợc quyết đoán và nghiêm minh. Theo Hàn Phi nên cấm những học thuyết không còn phù hợp với tình hình mới, tức là bãi bỏ t tởng của những học giả đề cao nhân nghĩa, không nghe theo những kẻ du thuyết. Đó là những kẻ chỉ giỏi biện luận, hào nhoáng bên ngoài chứ thực chất những học thuyết ấy không hề có tác dụng gì đối với xã hội hiện tại. Mà ngợc lại, khiến cho việc cai trị của vua chúa thêm rối loạn do quá nhiều lời bàn tán ra vào. Đó là điều làm cho quốc gia loạn lạc, không thể cai trị đợc. Trên tinh thần ấy, Hàn Phi kêu gọi “Chấm dứt văn học để nêu rõ pháp luật và quy tắc, chăn cái tiên riêng để làm cho cái công lao thống nhất lại. Đó là cái lợi chung. Lập pháp để hớng dẫn dân mà lại còn quý văn học thì dân tuy theo pháp luật nhng vẫn còn ngờ vực. Thởng công để khuyến khích dân nhng lại đề cao trau dồi đức hạnh thì dân sẽ lời biếng trong việc làm ra cái lợi. Quý chuộng văn

học để cho dân nghi ngờ pháp luật, đề cao việc trau dồi đức hạnh cho nó ngang với công lao mà lại muốn nớc mạnh, dân giàu thì không thể đợc” [21, 517-518]. Trong Thiên “Sức lệnh” Hàn Phi viết: “Trau dồi mệnh lệnh thì pháp luật không thiên lệch, pháp luật công bằng thì quan lại không làm điều gian. Một khi pháp luật xác định rồi thì không vì lời nói hay mà làm hại đến pháp luật. Dùng ngời có công thì dân ít bàn tán, dùng ngời mình thân thì dân hay nói. Thi hành pháp luật là do chỗ quyết đoán” [21, 583- 584].

Chủ kiến của Hàn Phi là xây dựng một thứ pháp luật chắc chắn, quyết đoán để phục vụ cho sự tôn nghiêm của chế độ quân chủ chuyên chế trung ơng tập quyền mà ông muốn xây dựng. Hay nói cách khác, đó là chế độ cực quyền lấy pháp luật làm công cụ bảo vệ chế độ. Mặc dầu vậy, ông vẫn không quên nêu ra nguyên tắc thi hành pháp luật là phải công bằng.

2.2.2.2. Thi hành pháp luật phải công bằng

Do con ngời sinh ra vốn đã có tính t t, t lợi cho nên thế nào khi áp dụng pháp luật phải là khuôn phép, chuẩn mực. Để hớng cái t lợi ấy dần dần theo con đờng triệt tiêu, chỉ còn lại là lợi ích chung của đất nớc, của nhà vua. Nhng thi hành phép công chính là quan lại, quần thần. Mà theo Phi, giữa vua và quần thần ở những vị trí khác nhau, không cùng chung lòng dạ nên lợi ích của bầy tôi và lợi ích của vua chúa là đối lập nhau. Vua thì muốn dùng bầy tôi để làm lợi cho đất nớc, còn bầy tôi thì tôn thờ nhà vua để mu cầu lợi ích riêng cho mình. Từ đó, cái lợi cho bầy tôi lại là cái hại cho đất nớc, cái lợi cho đất nớc thì có hại cho bầy tôi. Vì thế, việc phân định rạch ròi ranh giới giữa công và t đối với Hàn Phi là điểm mấu chốt để thực thi pháp luật thiết diện vô t. Còn khi đã phân định công - t rõ ràng thì việc thi hành pháp luật phải công bằng. Có thực thi pháp luật công bằng, gạt bỏ những hành động thiên vị thì phép công mới đợc tôn trọng, lúc ấy lo gì binh không cờng, nớc không thịnh, thiên hạ không thái bình.

Công bằng ở đâu? Phi nêu ra là: Bất kể ngời sang, hèn, dân chúng hay quý tộc kể cả hoàng thân, quốc thích đều phải lấy pháp luật làm tiêu chuẩn để

xét xem công - tội chứ không phải dùng “Lễ” là những quy tắc, đặc quyền riêng cho tầng lớp trên mà lại dùng “Hình” đối với tầng lớp dới ở thời Xuân Thu. Khi pháp luật đợc công bố thì cần phải theo đó mà thi hành, lấy đó làm tiêu chuẩn của xã hội: “Pháp luật không hùa theo ngời sang, sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu” [21, 62].

Đó là một quan niệm mang tính chất tiến bộ vợt bậc, nó bác bỏ hoàn toàn quan niệm “Hình bất hớng đại phu” của Nho gia. Còn để phép công đợc tôn trọng đòi hỏi những nhà cầm quyền phải thực sự “chí công vô t”, gạt bỏ những điều riêng để phục vụ lợi ích chung của đất nớc: “Đạo của bậc vua chúa là phải phân biệt rõ việc chung với việc riêng, nêu cao pháp chế, gạt bỏ cái ơn riêng. Phàm mệnh lệnh thì phải thi hành, đã cấm thì phải thôi. Đó là cái nghĩa chung của nhà vua quyết tâm là việc riêng giữ chữ tín với bạn bè, không để cho việc thởng khuyến khích, không để cho việc phạt cản trở. Đó là cái nghĩa riêng của bầy tôi. Cái nghĩa riêng đợc thi hành thì sinh loạn, cái nghĩa công đợc thi hành thì trị an, cho nên việc công và việc riêng phải phân biệt” [21, 167].

Chính vì vậy, bậc minh quân phải làm sao gạt bỏ cái bụng riêng t của bầy tôi nhằm mục đích thi hành cho toàn thể đất nớc đợc trị an. Nhợc bằng, nhà vua không làm đợc điều ấy thì đất nớc sẽ sinh loạn. ở điểm này t tởng của Hàn Phi có điểm giống với Mạnh Tử khi ông thấy rằng con ngời thấy cái lợi nh nớc chảy xuống chỗ trũng. Mọi ngời ai cũng nghĩ đến cái lợi thì quốc gia tất sẽ loạn. Nh- ng cách giải quyết vấn đề thì hoàn toàn đối lập nhau: Hàn Phi sử dụng pháp luật để kìm hãm, thủ tiêu cái t lợi. Còn Mạnh Tử lại sử dụng Nhân, Nghĩa để làm điều ấy.

2.2.2.3. Thởng - phạt nghiêm minh

Đây là biện pháp đã từng đợc các đại biểu đầu tiên của Pháp gia đề xuất và sử dụng. Đến Hàn Phi, nguyên tắc này càng đợc đề cao trong việc thực thi pháp luật. Muốn cho cái t lợi của con ngời không còn nữa để phục vụ cho cái chung thì không còn gì bằng thởng để khuyến khích việc làm đúng, phạt để ngăn chặn, răn đe và triệt tiêu những hành động đi ngơc với văn hoá, với lợi ích của ông vua, của đất nớc. Có thởng phạt thì những bề tôi mới dốc hết sức mình phục vụ cho nhà vua: “ Bậc thánh vơng làm pháp luật thì cái thởng của ông ta đủ khuyến khích điều thiện, cái uy của ông ta đủ để thắng điều hung bạo. Sự chuẩn bị của ông ta đủ để làm cho công việc xong xuôi” [21, 247].

Mục đích hớng tới của Hàn Phi chính là tạo cho xã hội những con ngời có bản tính ngay thẳng, dốc hết sức, trung thành tuyệt đối với nhà vua chuyên chế.

Trong thiên “ Nhị bính”, Hàn Phi cho rằng vị vua muốn trị nớc an dân không gì bằng dùng hai cái cán: “ Bậc vua sáng suốt sỡ dĩ lãnh đạo và chế ngự bầy tôi chẳng qua là nhờ hai cái cán mà thôi, hai cái cán ấy là hình và đức …, giết chóc gọi là hình phạt, khen thởng gọi là ân đức” [21, 63].

Chủ trơng của Pháp gia không phải là dùng hình phạt để trị quốc. Chữ “Pháp” mà họ nói là một thứ pháp luật tiêu chuẩn, có tính cách khách quan, bá tính căn cứ theo tiêu chuẩn đó mà hành động, vua chúa - quan lại theo tiêu chuẩn đó để thởng, phạt. Hình phạt chẳng qua là một thứ phơng tiện thi hành cái pháp luật tiêu chuẩn mà thôi. Hình phạt trở thành một bộ phận của “Luật pháp”, tức là hình phạt của “Luật pháp”. Vì thế, khi tiến hành khen thởng thì tốt nh trận ma đúng lúc, trăm họ đều đợc hởng ân huệ. Khi thi hành trừng phạt thì nghiêm nh sấm sét, thánh thần cũng không thể cứu đợc. Đó mới là đạo trị quốc của bậc minh quân. Thế nhng, Hàn Phi nói riêng và Pháp gia nói chung lại quá đề cao nguyên tắc này mà lạm sát vô số, khiến cho mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt. Từ một xã hội vốn yên bình đã trở nên khó kiểm soát nổi khi mà tội

nhân và nhà tù đâu đâu cũng gặp. Một không khí chính trị hết sức căng thẳng, ngột ngạt lúc nào cũng thờng trực trong xã hội “Pháp trị”.

Nếu nh điểm tích cực của Nho gia và đóng góp nhiều nhất của họ đó là lĩnh vực giáo dục, uốn nắn nhân cách con ngời. Trong khi đó, Pháp gia cũng quan tâm đến giáo dục nhng không phải dùng giáo dục với ý nghĩa đó. Mà ở đây họ chủ trơng giáo dục mọi ngời bằng pháp luật để cho thần dân của mình vào trong khuôn phép.

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w