Giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 36 - 38)

T tởng Pháp trị của Hàn Ph

2.2.3. Giáo dục pháp luật

Gia đình là cái gốc của xã hội, là môi trờng giáo dục đầu tiên của mỗi con ngời. Xuất phát từ đó, Hàn Phi muốn dùng gia đình là điểm tựa nêu lên quan điểm giáo dục của mình. Vì mẹ thơng con nhiều hơn cha nhng lệnh của cha đa ra lại đợc đứa con thi hành gấp mời lần lệnh của mẹ. Từ đó ông cho rằng giáo dục con ngời không nên dùng Nhân, Nghĩa bởi lẽ, bản tính con ngời vốn ác. Cho nên “Bậc vua sáng trị nớc thì dùng nhiều ngời, giữ và trị tội nặng, sai khiến dân bằng pháp luật và sự cấm đoán chứ không phải bằng liêm sỉ” [21, 507].

Ông tiếp tục khẳng định cái uy để giáo dục con ngời: “Cho nên mẹ thơng yêu nhiều thì con thờng h, vì dùng yêu thơng, cha yêu ít, dạy bằng roi vọt thì con thờng ngoan, vì dùng uy nghiêm”. Từ đó Hàn Phi cho rằng việc trị quốc bằng tình thơng không phải là quốc sách lâu dài mà nó chỉ là biện pháp nhất thời mà thôi “cho nên nếu dùng pháp luật làm cái đạo trị nớc, thì nớc khổ sở nh- ng cái lợi lâu dài, nếu dùng chữ Nhân làm cái đạo trị nớc thì vui chơi tạm thời nhng sau đó nguy khốn. Bậc thánh nhân cân nhắc điều nặng nhẹ, đa ra cái lợi lớn cho nên dùng cái tàn nhẫn của pháp luật mà bỏ sự thơng xót nhau của chữ Nhân. Những lời của các học giả đều bảo phải nhẹ hình phạt, đó là cái thuật làm dân loạn, mất nớc” [21, 508].

Theo ông, những mối quan hệ vua - tôi, cha - con, anh - em, bạn bè hay những quan hệ tình cảm giữa ngời với ngời đều đợc xây dựng trên cơ sở tính

toán lợi hại cá nhân. Từ đó Hàn Phi đã công kích kịch liệt việc giáo dục bằng “Nhân trị”, “Đức trị”, không chỉ đả phá học thuyết Nho gia mà Hàn Phi còn kịch liệt công kích thuyết “kiêm ái” của Mặc Tử khi cho rằng: “Bà mẹ hiền đối với đứa con cng, yêu con không ai hơn đợc. Thế nhng đứa con nuông chiều có tính hạnh kém thì cho nó đi theo thầy học, nó có bệnh nặng thì cho nó đến thầy thuốc. Nếu nó không theo thầy học thì nó sẽ bị trừng phạt, nếu nó không theo thầy thuốc thì không khéo nó sẽ chết. Bà mẹ hiền tuy yêu con nhng không ích gì trong việc tránh hình phạt và cứu con khỏi chết. Nh thế tức là cái bảo tồn đợc đứa con không phải là tình yêu vậy” [21, 520].

Học thuyết của Hàn Phi đợc xây dựng trên nền tảng là thuyết “tính ác” của thầy mình là Tuân Tử. Cho nên, ông nhìn con ngời chỉ toàn là xấu xa, vụ lợi mà không xét đến yếu tố tình cảm. Từ đó có thể nói rằng chủ trơng giáo dục của Phi thực sự là phiến diện. Nhng Hàn Phi đã thấy đợc rằng hiệu quả của việc giáo dục pháp luật còn lớn hơn so với các mặt giáo dục khác. Ông cho rằng, chỉ có pháp luật mới có thể răn đe làm cho con ngời tốt đẹp, mới có thể sửa những tật xấu, mới thay đổi đợc tính nết của họ. Điều này ta thấy, vấn đề giáp dục đối với con ngời để thành ngời hữu ích, có tài thì không thể dùng tình thơng mà phải dựa vào pháp luật. Hàn Phi tin tởng rằng việc giáo dục pháp luật cho nhân dân để dân tôn trọng có thể đạt đợc hiệu quả.

Ông đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc thởng, phạt trong giáo dục nhân cách con ngời để ngăn cấm họ làm chuyện xằng bậy. Thởng phạt đúng cách, đúng ngời, đúng tội thì ngời dân có thể yên tâm sản xuất, chiến đấu. Còn bố thí của cải cho dân, ban phát bổng lộc một cách bừa bãi chỉ là việc tạo đà cho sự cầu may. Muốn làm cho dân giàu, nớc mạnh thì phải tạo ra khung pháp lý tiêu chuẩn để dân căn cứ vào đó mà thực hiện. Có thể coi ông là một nhà chính trị thực tế với chủ trơng giáo dục đạo đức cho con ngời bằng Pháp trị.

Triết lý Pháp trị của Hàn Phi đã đề cập đến những vấn đề khá tiến bộ trong định pháp, hành pháp và giáo dục pháp luật. Chính vì vậy mà đã có những

quan điểm cho rằng đây chính là cội nguồn t tởng về nhà nớc và pháp quyền ở phơng Đông. Tuy vậy, thực chất triết lý Pháp trị của Hàn Phi so với lý luận về nhà nớc và pháp quyền là khác xa nhau. Bởi vì cho dù Pháp gia có đề cao pháp luật đến dâu nhng cũng chỉ coi pháp luật nh công cụ cai trị của nhà nớc, của vua chúa chứ không có t tởng coi pháp luật nh là một công cụ để giới hạn chính quyền, kiểm soát chính quyền để bảo vệ con ngời, cũng cha thể coi pháp luật là công cụ nằm trong tay ngời dân để bảo vệ mình và cha thể tiến đến t tởng pháp luật tự nhiên.

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w