Triết lý về “Thế“

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 49 - 51)

T tởng Pháp trị của Hàn Ph

2.4. Triết lý về “Thế“

Quan niệm về “Thế”của Hàn Phi đợc dựng trên thuyết của Quản Trọng và Thận Đáo về cái “Thế” của ông vua. Theo Quản Trọng: “Vua sở dĩ là vua, sở dĩ đáng tôn là do cái thế” nghĩa là lập ra vua để trị nớc thì cái địa vị của ông vua phải đáng tôn, còn tài đức không đáng trọng, sẽ có những bầy tôi tài đức để giúp vua. Vì vậy, hiền nh vua Nghiêu mà làm kẻ thờng dân thì cũng chẳng trị đ- ợc ai, ác nh vua Trụ nhờ làm vua mà còn gây đợc loạn trong thiên hạ. Thận Đáo lại cho rằng: “Con rồng bay cỡi mây, con rắn lợn bay trong sơng mù. Mây tan, mù tạnh thì con rồng, con rắn cũng chẳng khác gì con kiến vì đã mất chỗ dựa vào. Ngời hiền mà chịu khuất phục kẻ h hỏng, đó là vì quyền mình nhẹ, địa vị mình thấp” [21, 467].

Nh vậy, theo hai ông cứ tôn một ngời nào đó lên làm vua rồi dùng pháp luật để trị, bắt mọi ngời phải trung thành với nhà vua là nớc sẽ trị.

Hàn Phi cũng trọng cái “Thế” của nhà vua, nhng cho thuyết của Thận Đáo có nhợc điểm, có thể bác bỏ đợc. Vì vậy, ông chủ trơng xây dựng “Thế” của ông vua một cách đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Theo quan niệm của Hàn Phi, “Thế” là địa vị, thế lực, quyền uy của ngời cầm đầu chính thể, là xu thế của lịch sử. Địa vị đó của kẻ trị vì phải đợc coi là độc tôn, gọi là “tôn quân quyền”. Nếu nh Nho gia cho rằng quyền lực của nhà vua là do trời trao cho và đợc chuyển giao một cách tự nhiên (truyền ngôi thế tập) còn Hàn Phi lại cho rằng “Thế” là

do con ngời lập ra thực chất là quyền lực nhà nớc do con ngời giành đợc trong sự đấu tranh giành quyền lực chính trị giữa các thế lực thống trị. Chính vì vậy, quyền lực nhà nớc trong nhà nớc Pháp trị là một thứ “Thế” do con ngời lập ra, tức là một bảo đảm cho sự cai trị của nhà cầm quyền đối với dân chúng. Nắm đ- ợc quyền lực Nhà nớc sẽ có điều kiện để thống trị xã hội. Còn đạo đức của nhà cầm quyền không đủ để dùng để làm nổi việc ấy. Quan niệm về “Thế” của Hàn Phi đã đặt cơ sở cho cuộc cách mạng chính trị thay đổi chế độ. Sau khi đạt đợc điều ấy cần phải nâng bậc quân vơng lên địa vị “chí tôn”, “chí quý”. Đó là t t- ởng “tôn quân”, xây dựng địa vị ông vua - nền tảng của đất nớc.

Xuất phát từ bản vị quân chủ, Hàn Phi đối với thể chế quốc gia trong t- ơng lai đã có một dự kiến. Ông chủ trơng xây dựng một quốc gia thống nhất trung ơng tập quyền và quân chủ chuyên chế, phải thực hiện cho đợc nguyên tắc: Chính sự phân tán khắp bốn phơng nhng đại quyền thì tập trung ở trung - ơng. Nhà vua nắm chắc cơng yếu, còn thần dân ở bốn phơng thì ra sức thực hiện. Vị vua sáng suốt lập đợc công danh là nhờ vào bốn điều: Một là, thiên thời, hai là lòng ngời, ba là kỹ năng, bốn là cái thế và địa vị. Vì vậy “có tài mà không có thế thì dù hiền cũng không thể khống chế đợc kẻ h hỏng … Một ngàn cân đặt lên thuyền thì nổi, một tri, một thù không có thuyền thì chìm. Đó là vì có thế hay không có thế” [21, 257].

Nếu nh không tôn cao uy quyền, cái thế của nhà vua thì ông ta khó có thể trị đợc nớc. Vì “nớc là cái xe của nhà vua, cái thế là con ngựa của nhà vua. Nay không dựa vào cái thế để ngăn cấm, trừng trị bầy tôi tranh tình yêu của nhân dân mà lại đòi lấy cái đức dùng để cùng lo tranh dân với bầy tôi, thì đó đều là những ngời không cỡi cái xe của vua, không dùng cái lợi của con ngựa, bỏ xe mà chạy bộ dới đất” [21, 370].

Khi nhà vua nắm đợc cái “Thế” thì mệnh lệnh ban ra đợc thi hành, điều ngăn cấm không ai dám vi phạm. Chính cái “Thế” khiến nhà vua một mình có thể thắng đợc đám đông và dễ dàng cai trị cả thiên hạ. Ông tin tởng rằng chỉ có

uy quyền mới có thể trị quốc, vì bề tôi và dân chúng vốn dĩ sợ uy quyền mà phụng sự nhà vua. Để minh chứng, Hàn Phi đã đem Khổng Tử và Lỗ Ai Công ra làm thí dụ so sánh: Khổng Tử là bậc thánh nhân trong thiên hạ còn vua Lỗ Ai Công là ông vua kém, thế mà dân trong bờ cõi không ai không phục. “Cho nên, nếu lấy theo cái nghĩa mà nói thì Trọng Ni sẽ không phục Lỗ Ai Công, nhng vì dựa vào cái thế cho nên Ai Công khiến cho Trọng Ni phải làm bầy tôi mình” [21, 546].

Còn nếu gặp ông vua thiếu tài, đức thì phải làm sao? Hàn Phi đáp: “Thì cũng cứ phải tôn trọng vì thế, bầy tôi không những không đợc cớp ngôi nhà vua mà gián tiếp phê bình vua cũng không đợc, cứ tận lực giữ phép, chuyên tâm thờ chúa thì mới phải đạo”.

Cùng “tôn quân” nhng sự khác nhau giữa “tôn quân” của Pháp gia so với Nho gia là “Nho gia tôn quân, là tôn cái đức của vua, Pháp tôn quân là tôn cái địa vị, cái thế của vua. Hàn Phi gạt bỏ đạo đức ra ngoài chính trị, không những vậy còn công kích đạo đức. Ông cho rằng khi có sự xung đột giữa nhà và nớc thì bỏ nhà mà theo nớc, chứ không nh Nho gia bỏ nớc mà theo nhà” [3, 601].

Tóm lại, nhất thiết những ngời nào không có lợi cho bậc quân vơng thì phải trừ bỏ hết, quốc gia thành đối tợng độc nhất của con ngời, không còn cá nhân, không còn gia đình. Đó là quy kết tự nhiên của chính sách Pháp trị đến cực độ.

Muốn tôn địa vị của mình lên cao, ông vua phải tự mình nắm những đại quyền mà Hàn Phi gọi là “Sáu quyền thao túng của nhà vua”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 49 - 51)