Thuật “Hình Danh“

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 46 - 49)

T tởng Pháp trị của Hàn Ph

2.3.4. Thuật “Hình Danh“

Thực tế, học thuyết của Hàn Phi không có nhiều đóng góp về lĩnh vực lý luận. Nhng t tởng Pháp trị lại nhấn mạnh đến công dụng, thực tiễn. ở điểm này học thuyết Pháp trị của Hàn Phi hơn hẳn các học phái khác. Ông cho rằng, thanh kiếm sắc hay cùn nếu chỉ nhìn thôi thì không thể khẳng định đợc, mà phải lấy nó để cắt, thái mới biết đợc đích xác. Đó là thuật “ Hình - Danh”.

Nếu nh Nho gia dựa trên nền tảng thuyết “Chính danh - Định phận” cho rằng: Chức vụ và danh phận phải phù hợp với chức năng, cơng vị, bởi vì theo Khổng Tử: “Danh không chính thì lời nói không thuận, lời nói không thuận sự việc không thành” chủ yếu nhấn mạnh cái danh phận, địa vị. Còn Hàn Phi kế thừa học thuyết ấy của Nho gia thông qua lăng kính của thầy mình là Tuân Tử đã có tính chất tiến bộ hơn nhiều, khi ông cho rằng: Việc sử dụng quan lại không chỉ có căn cứ vào danh phận mà quan trọng hơn cả là cái “thực” phải phù hợp với “danh”. Để thực hiện nguyên tắc này, nhà vua chỉ cần đánh giá thành tích của họ dựa trên cơ sở lời nói phải đi đôi với việc làm, thực chất phải phù hợp với danh nghĩa. Ông thấy đợc rằng thực chất sẽ quyết định vận mệnh của đất nớc, làm cho nó có thế mạnh - yếu. Vì thế, không phải ở chỗ đông hay ít mà là ở chỗ thực hay h. Cho nên nớc Tề tuy là nớc có vạn cỗ xe, nhng cái “danh” và cái “thực” của nó không phù hợp với nhau. Bề trên ở trong nớc thì trống

không, làm cho cái danh hợp với cái thực, cho nên bầy tôi ở dới có cơ hội để c- ớp ngôi” [21, 246].

Chính vì vua Kiệt, Trụ không phân biệt đợc điều đúng, sai dùng kẻ dèm pha, nịnh hót, xem kẻ dối trá là quý, giết kẻ trung thần nên đất nớc suy yếu (“danh” không phù hợp với “thực”) cho nên, Văn Vơng diệt Kiệt, Thành Thang diệt Trụ đó là tai họa tất yếu không thể khác đợc.

Không chỉ có vậy, Hàn Phi còn là một nhà chính trị thực dụng, ông chủ trơng xét đến “thực” chứ không quá đề cao cái “danh”. Từ đó, ông đề cao hai việc làm cho nớc giàu, binh mạnh để sớm thống nhất thiên hạ về một mối. Hai biện pháp ấy là cày ruộng và chiến đấu. Ông kịch liệt phê phán hạng nho sinh chỉ biết nói mà không biết làm, chỉ biết trau chuốt lời nói theo từ chơng mà không thể áp dụng vào thực tế, vì rằng: “Phàm lời nói và việc làm đều phải lấy công dụng làm tiêu chuẩn” [21, 475].

Ông còn phê phán cả những kẻ đi buôn mà không tạo ra của cải. Có thể nói đó là t tởng “Trọng nông, ức thơng” mà sau này chính là một trong số những lý do cản trở sự phát triển của nền kinh tế phơng Đông.

Cứ theo thuật “Hình - Danh” thì những ngời không đủ tài đức dẫu có tham muốn danh vọng cũng không dám nhận chức vụ. Do đó, vua loại đợc kẻ bất tài, lựa chọn đợc những ngời trung thành và có đủ năng lực làm tròn nhiệm vụ đợc giao. Sau khi trao việc cho bề tôi, vua kiểm tra kết quả công việc bằng cách xem xét “danh” và “thực” có phù hợp với nhau không mà thởng cho đúng công, phạt cho đúng tội. Để làm đợc công việc ấy, theo Hàn Phi có hai cách kiểm tra: Một là, vua trực tiếp làm, thẩm định kết quả công việc của bầy tôi. Hoặc có thể cử ngời thay mặt nhà vua đi kiểm tra, giám sát, ngời ấy cũng phải chịu sự giám sát theo thuật “Hình - Danh”. Còn trớc khi làm việc gì cần phải dự đoán kết quả cần đạt đợc, đa ra những cách thức để đạt đợc mục đích ấy rồi hãy làm. Từ đó, Hàn Phi kết luận bằng quy tắc “danh - thực” hợp nhau là yếu tố quan trọng bậc nhất trong cai trị quan lại.

Ngời đầu tiên bàn đến thuật là Thân Bất Hại sống ở thời Xuân Thu. Thời bấy giờ cái họa cận thần giết vua để chuyên quyền xảy ra rất thờng xuyên. Vì thế, Thân cho rằng đó là do không có “Thuật” để chế ngự nên phát minh ra nhiều thủ thuật để giúp bậc quân chủ. Hàn Phi bổ chính thuyết của Thân, đa thêm một số ý mới có tính chất cực đoan. Hàn bảo rằng giữa vua và bề tôi tuyệt nhiên không có chút nhân ái, tín nghĩa gì cả. Bề tôi nào cũng thèm thuồng, ngấp nghé cái địa vị của vua, mà vua tôi cũng lo lắng mất địa vị của mình, tìm mọi cách duy trì nó, bảo vệ nó. Cho nên, cái lợi của vua và tôi là khác nhau. Chính vì thế, ông vua phải xét lòng ngay, gian của bầy tôi, thấy bầy tôi nào muốn gây cái uy thế thì phải tiêu diệt liền, cũng giống nh phải thờng xuyên bắt sâu, tỉa cành cho dễ cai trị. Muốn làm đợc việc ấy thì phải đề phòng năm điều: Bầy tôi phản bội vua, bầy tôi chế ngự hết tài lợi, bầy tôi tự ý ra lệnh, bầy tôi giao kết với nhau, bầy tôi gây tai mắt. Để triệt tiêu những mối họa ấy ông khuyên bậc quân vơng tuyệt đối không yêu riêng ai cả, đặc biệt phải có cái thuật giấu mình nh thế nhà vua mới không bị quần thần che lấp. Ông cho rằng nếu bậc minh quân mà biết dùng thuật thì có thể “vô vi nhi trị”. Nhng theo Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê thì “Quan niệm đó tuy trái hẳn với quan niệm của nhà Nho, nhng cũng là một quan niệm ảo tởng nữa. Vì cả ngàn năm không dễ gì có một ông vua sáng suốt nh Hàn Phi muốn; cũng nh cả ngàn năm không có đợc ông vua hiền nhân nh Khổng Tử muốn, cái ảo tởng của Nho gia là lý tởng chính giáo, còn ảo tởng của Pháp gia là lý tởng quyền thuật” [2, 599].

Thế nhng, công bằng mà nói rằng “Thuật” của ông cũng có những yếu tố tiến bộ khi đề cao thuyết “Danh - Thực”, đề cao sử dụng ngời tài, đề cao việc cày ruộng và chiến đấu để sớm “Bình thiên hạ”: “Nhìn chung Hàn Phi có cống hiến nhiều nhất về vấn đề dùng ngời trong cai trị. Sự quan tâm của Pháp gia về vấn đề này cho thấy rằng triết học Pháp gia đối lập với chủ nghĩa nhân văn và dựng nên một nghệ thuật chính trị, dựa trên những tiêu chí thuần túy và thực tiễn” [9, 32].

Có thể nói rằng, t tởng của Hàn Phi về “thuật dùng ngời” trong cai trị là một trong những nguồn hình thành nên ngành quyền mu học ở Trung Quốc hiện đại.

Vậy làm thế nào để bảo đảm hiệu lực của pháp luật nếu nhân dân không tuân theo, khi mà “Thuật” vẫn cha đủ để thống nhất quốc gia và tổ chức cai trị. Hàn Phi tìm đến “Thế” nh là một phơng thức để duy trì hiệu lực của pháp luật và dễ dàng thi hành cái “Thuật” của nhà vua. Chính vì vậy ông cho rằng “Thế” là điều đặc biệt cần thiết.

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 46 - 49)