Luật nhà Tùy, Đờng

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 69 - 71)

T tởng Pháp trị của Hàn Ph

3.2.2.Luật nhà Tùy, Đờng

Việc xây dựng pháp luật trong thời kỳ Tùy - Đờng có một địa vị quan trọng trong lịch sử pháp chế Trung Quốc, bởi tính chất “kế thừa đời trớc và mở đờng cho đời sau”. Hệ thống pháp luật của Trung Hoa là một trong những hệ thống pháp luật nổi tiếng trên thế giới. Trong khi đó pháp luật đời Đờng lại đợc xem là tiêu biểu trong “Hệ thống pháp luật của Trung Hoa”[10, 317].

Năm Khai Hoàng thứ ba (583), Tùy Văn Đế lệnh cho Tô Uy, Nginh Hoàng soạn ra luật Khai Hoàng. Có thể nói tất cả những thành tựu của lập pháp phong kiến đời Tùy đều tập trung biểu hiện trong luật khai hoàng. Nó đã tổng kết kinh nghiệm của giai cấp thống trị phong kiến, thực hành việc thống trị dân bằng Pháp trị từ các thời Ngụy, Tấn, Nam - Bắc triều cho đến lúc bấy giờ. Đến khi Dơng Quảng đoạt ngôi của cha lên làm vua (604), đó là thời kỳ Tùy Dạng Đế đã lệnh sửa đổi luật Khai Hoàng, ban hành luật Đại Nghiệp. Luật này tổng cộng có 18 thiên, 500 điều, nội dung cơ bản giống luật Khai Hoàng.

Nhìn chung, luật Triều Tùy tuy có các điều khoản khoan dung hơn các đời trớc: Bãi bỏ một số hình phạt tàn bạo: phanh thây, xé xác, chém, thắt cổ…, xác lập ra 5 loại hình danh khá tiến bộ trong thời kỳ phong kiến: Tử hình (chém, thắt cổ), lu hình (đày), đồ hình (lao dịch 1- 3 năm), trợng hình (dùng gậy), xuy hình (roi). Cuối đời Tùy lại dùng những hình phạt tàn khốc tạo ra nhiều mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội dẫn đến những cuộc khởi nghĩa của nông dân, cuối cùng lật đổ sự thống trị tàn bạo của Tùy Dạng Đế.

Năm 618 Lý Uyên lập nên nhà Đờng, rút đợc bài học diệt vong của nhà Tùy là do chính sách cai trị tàn bạo nên đã đặc biệt quán triệt phơng châm trị quốc là “An nhân, ninh quốc” (nhân dân yên thì nớc yên).

Trên lập pháp thi hành theo nguyên tắc “Đạo đức là chính, hình phạt là phụ” và dùng hình phạt khoan dung, giản dị.

Thời kỳ cao trào lập pháp của nhà Đờng là thời kỳ Cao Tông Lý Trị, đã ban hành toàn quốc luật Vĩnh Huy. Đó là bộ luật hàm hoàn bị từ thời phong kiến, là tổng kết những kinh nghiệm lập pháp của các thời kỳ phong kiến thống trị từ đời Tần - Hán đến thời điểm ấy. Nó đợc bố cục một cách nghiêm túc, cẩn thận, văn tự giản dị, chú giải xác thực, nêu vấn đề thích hợp, là mô hình của bộ luật phong kiến để các thời kỳ sau Đờng noi theo, có ảnh hởng rất sâu xa đến việc chế định luật pháp của Trung Quốc và các nớc châu á khác.

“Luật Sớ Vĩnh Huy” trên cơ sở quán triệt tinh thần chú trọng pháp chế của tập đoàn thống trị phong kiến, phát huy lực lợng phong kiến, khẳng định địa vị, đẳng cấp để duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ơng tập quyền. Nó xử lý một cách thích hợp mối quan hệ giữa Lễ và Pháp, là một kinh nghiệm đặc sắc nhất trong việc xây dựng pháp chế đời Tùy - Đờng. Đó là mối quan hệ tơng đối khó xử lý một cách triệt để vì có sự quan hệ về chủ trơng cai trị quốc gia khác nhau giữa Nho gia và Pháp gia thời kỳ cổ đại. Trớc thời kỳ nhà Hán, cai trị bằng Pháp trị chiếm thế thợng phong, sau thời kỳ này thì lễ giáo Nho gia đã từ từ chiếm thế thợng phong và phơng lợc cai trị đất nớc. Tơng ứng với việc đó là ph- ơng thức kết hợp Lễ và Pháp để trong thực tiễn cũng bắt đầu đợc tiến hành. Dù cho đến Ngụy - Tấn, Nam - Bắc Triều, Lễ và Pháp đã dần dần hớng về sự thống nhất trong quá trình liên tục đụng chạm nhau và thích ứng nhau. Thì đến thời Tùy - Đờng, đặc biệt là đời Đờng đã hoàn thành quá trình kết hợp đó [10, 332].

Bảo vệ sự thống nhất, ổn định của pháp luật cũng là một kinh nghiệm thành công trong quá trình xây dựng pháp chế dới thời Tùy - Đờng. Lý lẽ này

phục, pháp luật không ổn định thì mọi ngời khó thích ứng để tồn tại. Đó là t t- ởng về hình pháp mà Hàn Phi đặc biệt coi trọng.

Thế nhng, nhấn mạnh đến việc thống nhất và ổn định thì không phải là không cần đến sự điều chỉnh và thay đổi, chỉ có dựa vào sự thay đổi thực tế của tình hình, khi thấy cần thiết phải xoay trở và cải cách thì nên xoay trở hoặc cải cách theo phơng châm “thế sự hành đạo dị”. Nhng điều đó vẫn phải đợc tiến hành theo trình tự của pháp luật, bằng không thì sẽ dẫn đến hỗn loạn.

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 69 - 71)