Thuật giấu mình

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 45 - 46)

T tởng Pháp trị của Hàn Ph

2.3.3. Thuật giấu mình

Nêú nh nhà vua muốn biết đợc bụng dạ của bầy tôi, biện pháp tốt nhất là buộc họ nói, buộc họ làm. Nhà vua quan sát, tham nghiệm để xét đoán ý ngay gian. Còn về phần mình, để kẻ khác không thể biết đợc ý muốn thì nhà vua cần phải giữ kín không cho bầy tôi biết vì “Nay bậc vua chúa lấy hai con mắt để nhìn một nớc, một nớc lấy vạn con mắt để nhìn ông vua” [21, 377] chẳng khác nào ngời đi bắn chim: chim có mấy trăm con mắt để nhìn trong khi đó ngời chỉ có hai con mắt. Muốn bắn đợc chim, điều quan trọng nhất là phải tìm chỗ kín đáo. Ông chứng minh cho lý thuyết ấy bằng câu truyện: “Điền Tử Phơng hỏi Đ- ờng Dịch: Ngời bắn trên cột dây phải thận trọng về việc gì? Tha: Chim có mấy trăm con mắt nhìn ông, ông chỉ có hai con mắt để khống chế nó, ông phải cẩn thận chỗ nấp”. Điền Tử Phơng nói: “Phải đấy, cái ông dùng vào việc bắn chim thì tôi dùng vào việc trị nớc” [21, 377].

Vì vua ở địa vị cao nên có nhiều kẻ muốn xét đoán bậc quân chủ để tô vẽ những điều ông là thích, chê bai những điều ông ta ghét nhằm mục đích lấy lòng vua chúa để làm lợi cho mình “Bậc vua chúa là cái đích của lợi hay hại, do đó nhiều ngời nhằm vào, cho nên bậc vua chúa bị lừa dối. Vì vậy cho nên nếu bậc vua chúa để lộ cái yêu và cái ghét của mình thì những ngời dới sẽ nhân đó làm cho vua chúa bị lừa” [21, 366].

Hàn Phi còn đa ra vô vàn những câu truyện để chứng minh cho luận điểm của mình: Vua nớc Việt thích dũng cảm mà nhân dân nhiều ngời coi nhẹ cái chết; Linh Vơng nớc Sở thích ngời lng eo mà trong nớc có nhiều ngời nhịn đói chết; Hoàn Công nớc Tề hay ghen và thích đàn bà nên Thụ Điêu tự hoạn mình để vào cung; Hoàn Công thích ăn ngon nên Dịch Nha nấu đầu con mình để dâng và nghiêm trọng hơn là Tử Khoái nớc Yên thích ngời hiền cho nên Tử Chi bày cho ông ta không làm vua để nhờng nớc cho mình. Kết cục thân chết, nớc mất, cho nên “khi nhà vua để lộ cái mình muốn thì bầy tôi khoe khoang tài năng của họ” [21, 67].

Nh thế, để thực hiện đợc “Thuật giấu mình” đòi hỏi ông vua phải luôn giữ kín sở thích, tâm lý của mình, không đợc tin ai, không cho mọi ngời biết mình nghĩ gì, không cho bầy tôi lợi dụng cái uy thế của mình để dèm pha, xu nịnh, tô vẽ, để tìm cách hại mình. Tốt nhất để giấu đợc mình vua phải “Bỏ điều mình ham, bỏ điều mình ghét mới thấy rõ bụng dạ bề tôi. Bỏ kinh nghiệm, bỏ khôn ngoan của mình thì bề tôi sẽ tự đề phòng” [21, 50].

Nh vậy, đó chính là cái đạo lấy cái “vô” (cái mà ngời ta không thể biết về nhà vua) để khiến cái “hữu” (cái mà bề tôi bộc lộ qua lời nói, hành động), dùng sự “trống tĩnh” khiến sự “động”, là tri thức sáng suốt của bậc thợng trí” [4, 79].

Một phần của tài liệu Tư tưởng pháp trị của hàn phi trong lịch sử cổ trung đại trung quốc (Trang 45 - 46)