Ngôi báu của Nguyễn Quang Kính

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Ngôi báu của Nguyễn Quang Kính

Tiểu thuyết lịch sử xưa nay vẫn mang tiếng là hiếm vì nó khó viết, dễ động chạm đến lịch sử của dân tộc của Quốc gia. Ngày trước có Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia Văn Phái thời kỳ hiện đại có Chu Thiên, Ân... gần đây có Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Giàn Thiêu, Bão Táp Triều Trần... Ngôi Báu cũng được ra đời trong hoàn cảnh như thế, Ngôi Báu viết về triều đại nhà Trần. Đã có nhận xét như sau: “Tình cờ bị hút mắt bởi những dòng viết rất bạo, rất “hót” rõ là thời thượng văn chương sửng sốt, thán phục ông giáo lớp trước nghiêm chỉnh chân quê mà giám hào hứng lia bút vào buồng the của vị thái sư Trần Thủ Độ và bà Hoàng hậu Trần thị Dung, những thịt da hơi thở nóng hổi, gấp gáp, cơn mê muội... cơn bão lũ hiến dâng và tận hưởng cuộc sống tình yêu một cách đầy phóng khoáng, hai thân hình nóng hổi hòa trộn với nhau” [theo tuần báo].

Tiểu thuyết lịch sử Ngôi Báu của Nguyễn Quang Kính được xem là tiểu thuyết có sức lôi cuốn người đọc. Ngôi Báu không phải chỉ nói về một cuộc tình giữa Thái sư Trần Thủ Độ và Hoàng hậu Trần Thị Dung mà đan xen nhiều cuộc tình vào trong đó. Điểm mấu chốt trong dòng họ nhà Trần lúc này là Ngôi Báu – một mãnh lực quyền quý của họ Trần. Điều đặc biệt, kết thúc những cuộc tình đó lại là cái kết có hậu.

Cuộc tình nổi bật nhất trong Ngôi Báu là cuộc tình giữa Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung. Nguyễn Quang Kính đã lần theo đến từng chi ly cả đời sống trần tục của cặp tình nhân chính khách. Cuộc tình của họ được nảy nở khi cả hai còn là những nông dân chất phác chưa màng danh lợi. Từ một cô Ngần chân quê trở thành Hoàng hậu triều Lý với những thăng trầm của cuộc sống,

nơi cung cấm Bà là vợ của vua Huệ Tông sinh thành được hai cô công chúa là Chiêu Thánh và Thuận Thiên.

Ngoài cuộc tình giữa Trần Thủ Độ và Hoàng hậu Trần Thị Dung Nguyễn Quang Kính còn tái hiện những cuộc tình khác cũng đằm thắm và mạo hiểm không kém. Đó là mối tình giữa Trần Liễu (con cả của Trần Thừa) với công chúa Thuận Thiên (con cô con cậu) họ đến với nhau và sinh con trai là Trần Quốc Tuấn, niềm vui hạnh phúc được làm vợ và được làm mẹ.

Mọi cuộc tình trong Ngôi Báu đều ngang trái nhưng kết thúc lại mang âm hưởng của hạnh phúc Quốc Tuấn có tình ý với cô của mình là công chúa Thiên Thành nhưng Thiên Thành được vua gả cho con trai của Nhân Đạo Vương Quốc Tuấn liều lĩnh đang đêm liều mình vào tình tự với Thiên Thành.

Thế giới nhân vật trong Ngôi Báu được tác giả Nguyễn Quang Kính khắc họa một cách chân thật nhất, Thái sư Trần Thủ Độ, Hoàng hậu Trần Thị Dung và các nhân vật khác được tác giả khắc họa theo một mức độ đậm nhạt khác nhau. Ngôi Báu không còn là câu chuyện lịch sử kể về các sự kiện theo lối sử học khô khan. Tác giả đã tạo nên tính cách cho các nhân vật lịch sử, gây được cảm tình với người đọc. Thái sư Trần Thủ Độ mang phẩm chất vị quan tiêu biểu đứng đầu triều đình đã được tiểu thuyết hóa ông là: người yêu nước, thương dân chỉ mong xã tắc bình an, luôn luôn chăm lo cho đời sống của nhân dân, không có ác ý làm tổn hại đến nhân dân đến đất nước. Với bản chất nông dân, mặc dù sống trong cảnh áo lụa nhung gấm đứng trên đầu của muôn dân nhưng từ lối sống, cách ăn nói, cách thể hiện tình cảm vẫn mang tính chân chất của người nông dân. Lúc mệt mỏi Ông chỉ mong muốn được ở bên bà, được bà rót rượu, xới cơm và nấu cho ăn những món ăn dân giã, khi ra trận xa bà thì nhớ. Ở Ngôi Báu Thái sư Trần Thủ Độ như được hồi sinh, ông có chỗ đứng trong trái tim của độc giả, như một anh hùng của dân tộc là tài năng, là kỳ vọng của nhân dân thời kỳ đó.

Cuộc sống của nhân vật cũng được gắn liền với cuộc sống của phố xá làng quê. Từ lễ tết, các cung điện, trang phục hay lễ hỏa táng Lý Huệ Tông... đều được tác giả phác họa hết sức phong phú , chi tiết tái hiện được bức tranh của thời đại. Nhờ đó tiểu thuyết có sức hấp dẫn hơn, các sự kiện lịch sử trong tiểu thuyết có sức sống hơn.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w