Nhân vật anh hùng trong “Thăng Long nổi giận ”

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 86 - 90)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Nhân vật anh hùng trong “Thăng Long nổi giận ”

Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải được viết theo bốn lát cắt, mỗi lát cắt đó là một sự kiện trung tâm có các nhân vật khác nhau. Thăng Long nổi giận là tập viết về cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông. Không khí sục sôi khắp nơi toàn dân đang chuẩn bị cả tinh thần lẫn vật chất để chuẩn bị đánh lại giặc ngoại bang. Các nhân vật anh hùng trong Thăng Long nổi giận bước vào thời khắc quyết định, với những biến cố có tính bước ngoặt.

Người đứng đầu triều đình nhà Trần lúc này đó là Thượng hoàng Trần Thánh tông và Trần Nhân tông, đây là hai vị vua có công rất lớn trong việc lãnh đạo quân và dân nhà Trần đánh bại giặc Nguyên – Mông. Giặc Nguyên – Mông nhòm ngó, chuẩn bị cất quân đánh nước ta. Hốt-tất-liệt sai sứ Sài Thung vào Đại Việt khiêu khích để lấy cớ đánh. Chúng ngang ngược đi lại, cướp phá hãm hiếp nhân dân, đưa ra nhiều yêu sách bắt ta phải phục tùng chúng, như việc lập Trần Di Ái là quân vương đưa về phá hoại dân tộc Đại Việt, buộc chúng ta phải cống nạp sản vật quý, chúng đòi hỏi những điều không thể chấp nhận như cho chúng mượn đường, cung cấp lương thực cho chúng để đánh Chiêm Thành. Nhưng kì thực ý của chúng là muốn cướp luôn đất nước Đại Việt. Trước khó khăn mà cả nước phải đương đầu được sự đồng lòng của các tướng lĩnh, và nhân dân cả nước, Trần Thánh tông và Trần Nhân tông đã có được những kế sách đối phó với giăc Nguyên. Trần Thánh tông và

Trần Nhân tông đã làm hết mọi cách để giữ hòa bình, mà không phải hao tổn sức của dân, máu của binh lính. Khởi binh đánh Đại Việt là sự phô trương thế lực của Nguyên – Mông. Trần Thánh tôn nói: “Giặc đến tất phải đánh. Chỉ thương đám con đỏ vô tội”. Trần Nhân tôn cũng nói: “Thượng hoàng thương dân như con. Nhưng con cũng phải thương vua như con thương cha. Cho nên hai bên phải dựa vào nhau mà chống giặc. Thế của ta không thể lùi được” [13, 145].

Trong lúc thế nước như dầu sôi lửa bỏng, các đấng minh quân luôn phải biết nhìn xa trông rộng, bởi một quyết định lúc này có thể ảnh hưởng tới cả dân tộc, nhân dân sẽ rơi vào cảnh lầm than. Các tướng lĩnh, và nhân dân được các đáng minh quân hết sức quan tâm, mọi lễ nghi xã giao không cần thiết được vua miễn. Vua ân cần thăm hỏi động viên tinh thần các bậc quân vương cũng như các binh sĩ, xem họ lúc này là những công thần. Trần Nhật Duật tới toan sụp lạy Nhân tôn đỡ giậy và nói ngay: “Bữa nay trên thuyền xin tạm gác lễ vua tôi, mà giữ tình chú cháu cho được tự nhiên”, đây không phải là nhờn phép nước mà với đấng minh quân này tình anh em, tình con người với con người với nhau luôn được đặt lên hàng đầu mà không phải suy nghĩ. Sau khi công chúa An Tư phân tích việc đúng sai của việc dân phải quỳ lạy và nhường đường cho các vua đi qua là việc không nên, Nhân tôn hiểu cái lễ nghĩa mà nàng công chúa vừa đưa ra, ông bỏ ngay tập tục không tốt cho nhân dân. Điều này chứng tỏ các vị vua đang mong muốn tập hợp tất cả mọi người đưa cái tình người lên trên hết để chung vai cùng nhau đánh đuổi giặc.

Một điều hết sức đặc biệt mà chỉ có trong triều đại nhà Trần, là việc các vua coi nhân dân như con, hiểu và biết được tầm quan trọng của nhân dân trong việc đánh giặc giữ nước. Hội nghị Bình Than, đặc biệt là Hội nghị Diên Hồng đã được mở để mời nhân dân, các bậc hiền tài được mời góp ý kiến nên đánh hay nên hòa với giặc. Nhà vua rất coi trong ý kiến của nhân dân, Nhân

tôn đã hóa trang thành những người dân bình thường để tiếp cận ý kiến của nhân dân, Nhân tôn lo lắng chuẩn bị vũ khí, lương thực thì Thánh tôn lại lo lắng về mặt ngoại giao, không nề hà một công việc gì miễn sao có lợi cho nhân dân cho đất nước.

Hốt-tất-liệt khởi binh đánh Đại Việt, nhân dân Đại Việt chưa chuẩn bị được vì còn ít thời gian. Công chúa An Tư đồng ý hiến mình cho dân tộc, các vua đã đồng ý cống công chúa An Tư để kéo dài thời gian cho quân và dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị thật chu đáo.

Có vua minh chăm lo tới sự an nguy của dân tộc, ắt sẽ có bề tôi trung thành, cùng xây dựng để bảo vệ đất nước. Đứng dưới trướng của nhà Trần, là một loạt các tướng lĩnh hiển hách chiến công đang sục sôi tấm lòng vì nước đó là: Hưng Đạo đại vương, Chiêu minh vương Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, An Tư, Yến Ly hết lòng gạt lệ đi vào chốn nguy hiểm.

Trai nam nhi không thể ngồi yên nhìn giặc cướp nước. Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải xóa bỏ những hiềm khích trước đây, để cùng nhau lo cho mối lo chung của dân tộc. Hưng Đạo đã nắm chặt tay Thánh tôn, ánh nến làm rõ hai khuôn mặt đầy cương nghị đầy vẻ thánh thiện. Hưng Đạo nói với Thánh tôn: “Em hiểu cho lòng ta, phải lấy nước làm trọng. Sự mất còn là ở đấy”. Cũng từ lúc này cả Hưng Đạo và Thánh tôn như càng ý thức được tình anh em, Thánh tôn nhận được lời nói hết sức chân thành đến nhỏ máu, và ông ân hận, hối hận, ông đã khóc. Tình cảm thiêng liêng đó giờ cả hai mới cảm nhận được “Thế nước có đứng được hay không là nhờ ở anh đó” [13, 156]. Những giọt nước mắt đã rơi, họ ân hận cho những quá khứ đắng cay và lỗi lầm của các bậc cha anh đã gây ra. Đến thời điểm này, với họ đã khác. Tình anh em đã chiến thắng sự hận thù. Các quan, tướng lĩnh trong triều nhất nhất một dạ quyết đánh đuổi giặc Nguyên – Mông xâm lược đến cùng.

Hình ảnh xóa tan mối hận thù bấy lâu giữa Hưng Đạo và Trần Quang Khải đã làm biết bao người cảm động. Vượt lên tất cả đó là sự hòa giải cho những mối hận thù giữa tướng lĩnh của hai phủ và các Vương hầu trong cả nước. Đây cũng không phải là những chuyện tắm giặt bình thường, mà là một nghĩa cử cao cả và đúng lúc, đúng thời của bậc đại trí.

Các bậc đại trí thì như vậy, còn các tướng lĩnh khác sẽ như thế nào? trong không khí sôi nổi, không có ai có thể ở ngoài cuộc, kể cả những người dân thấp cổ bé họng tất cả đầy khí thế chuẩn bị đánh giặc. Trong bối cảnh khó khăn về mọi mặt của dân tộc đang diễn ra Trịnh Giác Mật làm phản nhằm phá rối công cuộc đánh giặc cứu nước của dân tộc. Chiêu văn vương Trần Nhật Duật hăng hái lên đường dẹp bọn phản loạn gây náo loạn một vùng, ông nói: “Ta phải giết một người lính của ta, cũng đau xót như ta phải giết con ta. Nhưng không biết hi sinh tình cảm riêng tư để cho một giải đất Đà Giang mênh mông này chống lại triều đình trong lúc quân Nguyên đang nhòm ngó vào bờ cõi ta như cú dòm vào nhà bệnh, thì thật là có tội với đất nước” [13, 60, 61]. Theo Trần Nhật Duật, không nên vì những chuyện chưa hiểu nhau mà gây nên thù hận. Bằng lối nói sắc sảo, cương nghị, Trịnh Giác Mật đã quy hàng Nhật Duật chịu theo sự chỉ đạo của triều đình. Thu phục được Giác Mật điều này đã làm cho giải đất Đà Giang nơi địa đầu tổ quốc bình yên, triều đình và nhân dân Đại Việt yên tâm chuẩn bị đánh giặc Nguyên – Mông.

Các quan gia đã hi sinh cuộc sống của mình và gia đình để quyết tâm hướng mũi giáo vào giặc Nguyên – Mông, thì cớ gì bậc con cháu của họ lại ngồi im. Trong không khí sục sôi của dân tộc, Hoài văn hầu Trần Quốc Toản, An Tư.... cũng hăng hái liều mình để đánh giặc.

An Tư, một cô gái trẻ đẹp thích cưỡi ngựa bắn cung, cũng đã tự nguyện từ bỏ mối tình đẹp để trở thành món cống phẩm cho tướng giặc, để rồi nàng chết trong không khí hừng hực chiến thắng của cả dân tộc anh hùng. Khi xây

dựng nhân vật An Tư, Hoàng Quốc Hải đã xây dựng thêm người hầu gái dũng cảm tên là Yến Ly, người nhà Hán lưu lạc sang Đại Việt và làm hầu gái cho An Tư. Đây là một nhân vật mà Hoàng Quốc Hải hoàn toàn hư cấu. Ở vào thế nước như vậy, dù không phải là người của dân tộc Đại Việt, Yến Ly ra sức chống lại giặc Nguyên – Mông, bởi giặc Nguyên cũng là kẻ thù đối với cả Đại Việt và nhà Hán. Hoàng Quốc Hải đã dựa vào tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá phẩm chất của các nhân vật.

Sức mạnh của triều đại nhà Trần khi đánh giặc Nguyên là sức mạnh của toàn dân. Vua quan, tướng lĩnh cho đến nhân dân đều hăng hái đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Nhà Trần là đã huy động được sức mạnh của toàn cộng đồng. Không khí chống giặc sục sôi tới khắp mọi nơi, không kể bất cứ ở đâu dù là triều đình uy nghiêm hay là nơi thôn cùng ngõ hẻm của biên ải xã xôi. Đâu đâu cũng quyết tâm đánh giặc, các vương hầu trẻ tuổi, các công chúa liễu yếu cũng sẵn sàng hiến thân mình cho dân tộc.

Trước những biến cố mang tính bước ngoặt của lịch sử, các nhân vật như Cha con Trần Thánh tông, Trần Nhân tông, các võ tướng Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản cho tới nàng công chúa An Tư xinh đẹp với nàng hầu Yến Ly, toàn thể các dân binh đã hợp sức để đánh đuổi giặc Nguyên Mông.

Đặt nhân vật vào bối cảnh mang tính bước ngoặt, Hoàng Quốc Hải đã khắc học thành công phẩm chất anh hùng của các nhân vật. Đó là lòng yêu nước, thương dân, là tinh thần sẵn sàng xả thân vì nhân dân đất nước. Phẩm chất, tính cách anh hùng được thể hiện qua những nghĩ suy, tâm trạng và đặc biệt là bằng hành động, đó là thành công mang dấu ấn Hoàng Quốc Hải.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 86 - 90)