Những đấng minh quân, những võ tướng hiển hách chiến công

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 63 - 77)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Những đấng minh quân, những võ tướng hiển hách chiến công

Trong thế giới nhân vật của Bão táp triều Trần, nhân vật anh hùng chiếm số lượng không đáng kể, nhưng lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc

tái hiện lịch sử bằng hình tượng văn học của nhà văn. Trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần Hoàng Quốc Hải dựa trên tinh thần là đạo đức để chia ra ba loại nhân vật người anh hùng.

Những đấng minh quân những võ tướng hiển hách chiến công, đây là loại anh hùng được xếp vào vị trí thứ nhất, là những người có năng lực lãnh đạo, những anh hùng vĩ đại, sức mạnh ý chí vĩ đại và sức mạnh tư tưởng, lập nên sự nghiệp cứu nước cứu dân làm tròn nghĩa vụ đáp ứng mọi thời đại. Ngoài người phụ nữ biết hi sinh, những nhà hiền triết thông minh, những thứ dân thầm lặng, thì đấng minh quân võ tướng hiển hách là những hình tượng trung tâm của tác phẩm đó là Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông các võ tướng giỏi võ công, dạn dày trong chiến trận, tình nghĩa với nhân dân. Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhạt Duật, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng...

Trong khoảng thời gian gần 200 năm tồn tại, triều đại nhà Trần, đã có không ít những vị minh quân ra sức lo lắng cho giang sơn xã tắc Bách tính muôn dân. Đó là Thái thượng Hoàng Trần Thánh tông, Trần Nhân tông... những đấng minh quân sáng suốt, thông minh, bản lĩnh phi thường, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, dân tộc.

“Thánh tôn nói. Lòng vương huynh thương dân như con” [13, 41]. Hốt- tất-liệt cất quân sang xâm chiếm nước ta, Thái thượng hoàng Thánh tôn và Nhân tôn lo lắng cho những người dân chân lấm tay bùn. Khi có điều gì ảnh hưởng tới nhân dân, tới dân tôc là vua không vui. “Thượng hoàng Thánh tôn vẻ mặt hơi buồn, hỏi Quốc Tuấn: Huynh trưởng thể liệ sức quân ta có cự được với quân Nguyên Mông không?” [13, 144]. Đây thực sự là nỗi lòng của Thánh tôn, ông không muốn chiến tranh xẩy ra, mong ước đất nước sẽ được yên bình, để nhân dân yên bề làm ăn, dân tộc phát triển về mọi mặt.

Trong quá trình chuẩn bị chống giặc, Thánh tôn cứ nhắc đi nhắc lại: Ông xem dân như con, và còn chút e ngại về việc phải hi sinh dân để chống lại giặc xâm lược. Không phải là nhà vua sợ, mà vua lo lắng, suy nghĩ cho nhân dân không muốn phải để dân vào chốn binh đao. Thánh tôn dù bạn trăm công nghìn việc vẫn tỏ ra hết sức quan tâm tới nhân dân “Trần Nhân Tôn nhìn khắp lượt triều thần, rồi quay lại hỏi quan công bộ Nguyễn Hiền: Khanh cho biết công cuộc rèn đúc khí giới đến đâu. Có sáng chế được loại nào đắc dụng không?“ [13, 189].

Nghe quan công bộ Nguyễn Hiền thưa lại việc chuẩn bị vũ khí còn chậm, vũ khí sản xuất ra còn, chưa đáp ứng cho việc đánh giặc. Sự lo lắng đó được Thánh tôn nói ngay với Nguyễn Hiền. “Liệu Hốt-tất-liệt có chờ một năm nữa để cho khanh rèn xong binh khí, rồi y mới động binh không?” [13, 192]. Cả đất nước đang trong tình hình rất nguy cấp. Triều đình sẵn sàng triệu hồi các tướng lĩnh tài ba có lòng hướng về dân tộc. Nhiều chính sách thu hút nhân tài được đưa ra, không để người anh hùng phải lo nghĩ về chuyện cơm áo, tập trung đánh giặc. Trần Thánh tông ban ý: “Triều đình sẽ trả lại tất cả cùng thái ấp phẩm tước cho khanh. Trẫn sẽ mua thuền than của khanh với giá mười lần giá chợ” [13, 199, 200]. Tình thế ngàn cân treo sợi tóc, công tác dân vận khuyến khích người tài chiến đấu bảo vệ đất nước là một chính sách đúng đắn, hợp với lòng dân được người hiền tài và nhiều nhân dân tin tưởng và theo giúp. Các vị minh quân như Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông còn là những người biết lắng nghe, nhà vua yêu cầu các quan nên nói thật, nói hết những điều còn trăn trở để tất cả cùng giải quyết, đề cao sự quan trọng của mọi người. “vậy chớ còn ai muốn bày tỏ điều gì, ngay cả sự lo ngại nữa, cũng nên nói cho cạn nhẽ rồi ta bàn thật thấu đáo. Đây là việc nước, ai ai cũng có trách phận như nhau” [13, 200].

Thừa hưởng những đức tính quý giá của vua cha là Trần Thánh tông, Trần Nhân tông sau khi lên ngôi đã chứng tỏ được tình yêu nhân dân, hết lòng vì dân tộc. Cùng với sự giúp đỡ của Thượng hoàng Trần Thánh tông và các tướng lĩnh trên dưới một lòng triều đại Trần nhân dân được ấm no, xã hội không con những cảnh đời đau khổ, nhân dân không oán thán triều đình. Qua suy nghĩ của công chúa Huyền Trân, chúng ta có thể thấy hình ảnh vua Trần Nhân tông: “mà chỉ thấy xót thương cho vua cha. Vua cha suốt đời lận đận, hết lo đánh giặc lại lo cho nhân dân. Mong muốn an thân nương mình nơi của phật, người vẫn không phó tâm thác việc nước cho Vương huynh và triều đình. Việc gì người cũng phải để tâm tới” [14, 168, 169]. Là một vị vua nhưng những gì Nhân tông làm cho nhân dân giống như công việc của một người cha, ông chăm lo, lo lắng, luôn để tâm đến cuộc sống của nhân dân. Nhường ngôi cho con ông đã mượn của phật làm nơi trú chân, luôn đi khắp nơi truyền đạo cứu dân thoát khỏi bể khổ. Ông là người con giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập phái Thiền trúc lâm.

Trong quá trình chuẩn bị cho việc chống giặc Nguyên Mông vua Nhân tông còn là người nhạy bén trong phương lược, chủ động hòa bình với với đất nước Chiêm Thành thông qua việc gả con gái là công chúa Huyền Trân, cho đức vua Chiêm Thành là Chế Mân cùng nhau chống lại giặc ngoại bang Nguyên Mông. Cách tiếp xúc của nhà vua cũng có nhiều cách phù hợp với từng người dân, đi lại liên tục nghe ngóng khắp nơi, để xem nhân dân chuẩn bị chống giặc ra sao.

Khi trông thấy hào khí của nhân dân lên cao, đã sẵn sàng đánh lại quân giặc, nhà vua thấy thế thì hài lòng. Triều đình đã cố gắng hết sức, việc liên kết tạo lòng tin cho nhân dân đã đạt được kết quả mỹ mãn, nhân dân đồng lòng cùng chống giặc. Việc còn lại là phải đánh giặc, nhưng đánh giặc bằng cách nào? vừa thắng được giặc vừa không gây thiệt hại cho binh sĩ và nhân dân.

Trần Nhân tông vừa suy nghĩ đến nhân dân vừa suy nghĩ đến cách chống giặc nghĩ tới sự tàn ác của giặc, ông cảm thấy thương cho nhân dân Đại Việt. Trong lúc Nhân tôn bận đốc thúc việc quân, việc lương thì Thánh tôn lại lo việc bang giao với nhà Nguyên “phương thức của ngài là còn nước còn tát”, nếu như giữ được hòa bình thì càng tốt, không thì cũng làm chậm sức tiến công của quân giặc, để giúp quân và dân có thêm thời gian chuẩn bị. Quan điểm của Thánh tôn là “Chiến tranh là một hạ sách, là một lựa chọn cựu kỳ bất đắc dĩ” [13, 329].

Các vị Minh quân như Thượng hoàng Trần Thành tông, vua Trần Nhân tông là những người hết lòng hết sức mang đến cho nhân dân cuộc sống ấm no, tự do và niềm hạnh phúc. Để vượt qua được những khó khăn, để đưa dân tộc vượt qua cuộc chiến một mất một còn, họ không chỉ là những người thương dân mà họ còn phải rất thông minh bản lĩnh. Trước những khó khăn, thử thách họ đã thu phục được nhân tâm của những tướng lĩnh tài ba, những nhà hiền triết thông tuệ.

Nhân tôn tiếp sứ thần Sài Thung, trước sự bạo ngược, đòi hỏi quá đáng về việc cống nộp mà Hốt-tất-liệt đã đưa ra. Vua Nhân tôn đều tìm cánh thoái thác, không cho sứ thần Sài Thung một cơ hội để nghĩ xấu về đất nước Đại Việt. Nhân tôn làm ra vẻ bối rối: “Nhưng nước chúng tôi nhỏ, đáng gì để Thiên tử quan tâm. Vả lai trong thôn ấp khó tìm ra được người thạo chữ nghĩa thì làm sao mà kê khai được. Nếu như đưa tất cả các quan lại của triều đình đi làm việc này, phải gần hai chục năm mới xong” [13, 205]. Sự nhún nhường của vua Nhân tôn là hoàn toàn hợp lý, bởi cả Thánh tôn và Nhân tôn đều là những con người yêu hòa bình, nếu gây chiến tranh lúc này nhân dân sẽ gặp khó khăn và không đủ sức để đánh lại chúng, sẵn sáng cho cống nạp con gái út của mình là An Tư cho giặc chỉ để kéo dài thêm thời gian chuận bị. Khi tiễn công chúa An Tư cống cho giặc, không có vị quân vương nào đưa tiễn,

bởi thương con, căm thù quân giặc. Trần Nhân tông đã suy nghĩ “tự nhiên ngài thấy có cái gì nhoi nhói ở trong lòng”. [14, 157].

Bằng sự sáng suốt, biết vượt qua những giai đoạn khó khăn để giành lấy tự do cho nhân dân, độc lập cho dân tộc. Những đấng minh quân sẵn sàng hi sinh bản thân và cả những người thân thiết nhất để cứu nước trước họa xâm lăng. Trong quá trình lịch sử dựng nước, chúng ta trải qua nhiều biến cố của lịch sử, cũng đã sản sinh ra nhiều thế hệ anh hùng, những võ tướng tài ba hiển hách chiến công. Trong Bão táp triều Trần Hoàng Quốc Hải, đã ghi dấu ấn sâu sắc tới người đọc qua việc xây dựng hệ thống nhân vật là những võ tướng với chiến công lẫy lừng. Đây là hệ thống nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đó những võ tướng, hết lòng trung thành với dân tộc, dũng mạnh đánh bại kẻ thù.

Hưng Đạo là con Yên sinh vương Trần Liễu, về thứ bậc, ông là anh em con thúc bá với Thượng hoàng Trần Thánh tông, Nhân tông phải gọi ông lại là con rể ông, tính tôn tậc là như vậy nhưng bao giờ ông cũng hết sức giữ lễ nghĩa với bậc quân vương. “Trình bá phụ lễ vua tôi là ở nơi thiết triều. Còn ở nhà thì phải theo cha con, cháu bác” [13, 36]. Trần Hưng Đạo lại nói: “Quan gia thể tình mà rộng lượng, ấy là quyền ở quan gia; còn đạo làm tôi, Quốc Tuấn này đâu giám trái. Ấy tính Quốc Tuấn là như vậy, ông không ưa sàm sỡ. Vì sàm sỡ làm cho con người dễ xuề xòa mà lỗi đạo” [13, 38].

Thuở nhỏ, ông có tư chất hơn người, thông minh tài trí, lại được giáo dục toàn diện, nên sớm trở thành một trang tuấn kiệt, văn võ song toàn. Năm 18 tuổi, được phong tước Thượng Võ Hầu. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo gắn liền với cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược, với những chiến công vĩ đại của nhân dân Đại Việt trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Ông là một tấm gương lớn về đạo đức nhân cách và lòng yêu nước. Cuộc đời Trần Hưng Đạo trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn, nhưng

ông luôn luôn chứng tỏ là bậc hiền lương, anh hùng xuất thế. Ông đã gạt bỏ mọi hiềm khích cá nhân, nổi bật nhất đó là việc ông và Trần Quang Khải đã tắm cho nhau, vun trồng và phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong dòng tộc, trong triều đình, toàn thể quân dân Đại Việt trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

Năm 1258, kỵ binh Mông Cổ ào ạt vượt qua biên giới, mở đầu cuộc tiến công xâm lược Đại Việt, Trần Hưng Đạo được vua Trần Thái Tông giao quyền chỉ huy các tướng phòng thủ và đánh giặc ở vùng lãnh thổ phía tây bắc Tổ quốc. Trần Hưng Đạo đã chủ động đảm nhận và hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình, xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của triều đình và của các tướng sĩ. Toàn bộ dải biên cương trùng điệp núi rừng ở phía Bắc được kiểm soát chặt chẽ. Những thông tin chính xác do Trần Hưng Đạo chuyển về có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định kế sách chung của triều đình. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất, Ông đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của quân dân Đại Việt... Trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 2 (năm 1285) và thứ 3 (1287 - 1288), ông được phong làm Quốc Công Tiết Chế, Tổng chỉ huy quân đội cả nước. Một nhà quân sự thiên tài, ông luôn kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, tin tưởng dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, để hoạch định chiến lược, ông đã viết nên “Phú quốc cường binh sách” và Hịch tướng sĩ đề ra kế hoạch tác chiến, chủ động đưa quân và dân Đại Việt vượt qua hiểm nguy, từng bước giành những chiến thắng có ý nghĩa quyết định, cuối cùng là trận Bạch Đằng lẫy lừng muôn thuở (năm 1288), buộc quân Nguyên Mông phải từ bỏ hoàn toàn mưu đồ xâm lược nước ta. Nhân tôn nói: “thế nước hưng lên được, phải nhờ bậc tể thần lương đống như quốc phụ” [13, 40].

Bên cạnh Trần Hưng Đạo là Trần Quang Khải dưới triều Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh đại vương. Năm 1274, ông được giao giữ chức Tướng quốc Thái úy. Dưới triều Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng tướng Thái sư, nắm giữ quyền nội chính. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Trần Hưng Đạo, có nhiều công lao lớn trên chiến trường. Trong sự nghiệp quân sự của Thượng tướng Trần Quang Khải, trận ông chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành "là chiến công to lớn và hiển hách nhất lúc bấy giờ", theo sử sách Trần Quang Khải còn là một nhà ngoại giao giỏi. Khi nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai, chúng cho sứ giả là Sài Thung đem quân đưa bọn Trần Dĩ Ái về nước, tới biên giới, quân Nguyên bị nhà Trần phục đánh. Trần Dĩ Ái bỏ chạy. Sài Thung được "rước" về Thăng Long để dùng vào kế hoãn binh để có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với giặc. Đối với viên sứ giả hống hách của một nước sắp tràn quân sang xâm lược, thái độ Trần Quang Khải vẫn ung dung, niềm nở, đó thể hiện một nghệ thuật ngoại giao khôn khéo khéo của người Việt Nam thời đó.

Trong hàng ngũ tướng lĩnh kiệt xuất của vương triều Trần góp phần tạo nên các võ công lừng lẫy trong lịch sử dân tộc, Thượng tướng Trần Nhật Duật được biết đến như một vị danh tướng độc đáo và đặc sắc bậc nhất.

Sinh thời giới quý tộc triều Trần thường gọi ông là Đức ông Hoàng Sáu (ông là con thứ sáu của vua Trần Thái Tông) với sự kính trọng không những về tài năng quân sự mà còn bằng vào khả năng am hiểu sâu sắc các thứ tiếng nước ngoài, phong tục, tập tục các vùng đất không riêng ở Đại Việt. Trong phủ của ông luôn luôn có các gia thần, gia tướng không riêng gì người trong nước mà có rất nhiều người nước ngoài, những tướng lĩnh người Tống khi mất nước cũng được ông thu nhận và giúp họ lập nghiệp.

Khi tù trưởng đạo Đà Giang Trịnh Giác Mật làm phản, tình hình biên giới phía Tây Bắc đột nhiên trở nên căng thẳng trong khi sứ Nguyên - Mông đang từng ngày ép triều Trần qui thuận, không khí trong triều đình đã có lúc rất căng thẳng về việc đánh hay dụ hàng Trịnh Giác Mật. Bằng tài ăn nói cũng như sự cảm hóa và am hiểu, trân trọng những tập tục của vùng đất nổi loạn của ông, tù trưởng Trịnh Giác Mật đã quy thuận triều đình mà không tốn một mũi tên.

Nhãn quan quân sự của Thượng tướng Trần Nhật Duật rất uyên thâm. Trong các lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thứ hai và thứ ba ông đều có công lớn. Là vị danh tướng được nhân dân, đặc biệt là các tù trưởng vùng Tây Bắc kính mến và ngưỡng mộ nên ông thường xuyên được giao nhiệm vụ tác chiến với quân Nguyên - Mông ở địa bàn quen thuộc Tây Bắc. Giặc luôn nể phục và trân trọng tài năng quân sự của ông, đặc biệt là việc dùng các đạo binh dân tộc thiểu số trong hiệp đồng tác chiến hết sức hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 63 - 77)