Nhân vật anh hùng trong “Bão táp cung đình ”

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 83 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Nhân vật anh hùng trong “Bão táp cung đình ”

Bão táp cung đình, là lát cắt đầu tiên phản ánh giai đoạn chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần, với vai trò quan trọng và quyết định là Trần Thủ Độ. Giai đoạn này nhà Trần đang trên đường triển khai các chính sách, để bình ổn về các mặt của xã hội. Mặc dù đang có sự bất ổn về ngôi vua, một số phe cánh theo nhà Lý vẫn còn mong muốn trở lại thời hoàng kim, là Lý Chiêu Hoàng lên ngôi khi tuổi còn quá nhỏ khiến cho mọi việc của triều đình một tay Trần Thủ Độ thâu tóm và điều hành.

Đây là giai đoạn khởi đầu của triều đại, khi Lý Chiêu Hoàng bị nhà Trần mà đại diện là Trần Thủ Độ gạt sang một bên để thay đổi ngôi vua, chuyển quyền nhiếp chính sang cho nhà Trần. Cũng từ đây nhà Trần bước lên vũ đài chính trị, lập nên triều đại nhà Trần thay triều Lý. Nắm chính quyền trong tay Trần Thủ Độ đã có những chính sách sáng suốt nhằm xây dựng lại một thể chế chính trị hợp với lòng dân, góp phần lập nên nhà Trần vững mạnh. Lúc này đảm bảo sự hưng vong của cả dân tộc, mặt khác nhà Trần chấp nhận tai tiếng là mạnh tay gạt triều Lý khỏi vũ đài chính trị. Điều đáng nói ở đây khó có một triều đại nào đã giành được quyền lực lập nên triều đại mới một cách bài bản, có kế hoạch rõ ràng vừa quyết liệt dữ dội nhưng cũng thật mềm mỏng như nhà Trần.

Việc biết chọn thời điểm để giành lấy ngọn cờ lịch sử có lẽ là cái may mắn của vương triều này, dòng họ Trần có quá nhiều nhân tài, hào kiệt. Họ đã

có quá trình chuẩn bị hết sức chu đáo, kể cả việc đào tạo để con cháu có đủ trình độ, năng lực trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì quân sự. Trong tập

Bão táp cung đình xuất hiện nhiều anh hùng là những võ tướng, những nhà hiền triết, những người phụ nữ... Nhà văn đặt vào những biết cố có tính bước ngoặt của lịch sử.

Vị vua xuất hiện đầu tiên của triều đại nhà Trần, được Trần Thủ Độ dựng lên nắm chín quyền đó là một Trần Cảnh, còn nhỏ, ham chơi, chuyển giao ngôi vua, chính là sự nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng cho chồng mình là Trần Cảnh. Đây được xem là bước ngoặt lớn của lịch sử khi chính thức kết thúc triều nhà Lý để thay vào đó là một triều đại khác có nhiều khát vọng hơn, mở ra con đường mới cho dân tộc.

Đánh dẹp phe đảng Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn, quyền lực được quy về một mối. Với bản chất của con cháu nhà Trần, Trần Cảnh đã bắt đầu có ý thức với vị trí của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Trước cảnh đất nước đang trong khủng hoảng, nhân dân còn lầm than, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lăng. “Ta chưa nghe nói: phải lo cho dân cái gì? mà chỉ thấy ông nói: Phải trị dân như thế nào?. Mấy bữa đọc sách thầy Mạnh, ta còn nhớ lời ngài dậy: “Dân vi quý xã tắc thứ chi, quân vi khinh” thế nghĩa là sao” [12, 141]. Đặt vào hoàn cảnh khó khăn của những ngày đầu khởi nghiệp mới thấy nhà vua thông tuệ khác thường, không thể xem nhà vua như đứa trẻ được. “Ngài có cái danh thật tốt. Mặc cho ông chú muốn uốn nắn thành một thứ gai nhọn sắc. Mới hay cha sinh ra con, trời sinh tính” [12, 141].

Trần Cảnh, biết lo lắng cho muôn dân, ông cũng là người mở khoa thi đầu tiên của nhà Trần, kêu gọi các đấng tri thức ra giúp triều đình xây dựng đất nước. Ông còn là vị vua biết quý trọng đám nho sinh, xem nhân dân là rường cột để xây dựng đất nước. Hoàng Quốc Hải đã để cho Trần Cảnh vùng vẫy giữa những điều tốt đẹp của dân tộc, không có việc Chiêu Hoàng nhường

ngôi cho Trần Cảnh ắt có một Trần Thái tôn thương dân, biết lo lắng cho đất nước như vậy. Nghe Chiêu Hoàng nói về Trần Cảnh để biết được điều đó “Tôi không ân hận trong việc nhường thiên hạ cho ông. Vì ông là người hiền” [12].

Trước đây, người ta thường xây dựng một Chiêu Hoàng như một nhân vật thụ động, bị ruồng bỏ, bị hi sinh như trong một số tiểu thuyết: Cái hột mận tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, hay là một Lý Chiêu Hoàng trong kịch thơ của Phan Khắc Khoan. Nhưng ở trong Bão táp cung đình nhân vật này lại khác. Chiêu Hoàng lên ngôi khi con quá nhỏ, triều chính lúc đó đang gặp rất nhiều khó khăn, bà lại mang trong mình dòng họ của nhà Lý (dòng họ đã bị suy tàn vào cuối đời), Sự kiện lên ngôi của Chiêu Hoàng là sự khôn ngoan của thái sư họ Trần. Hoàng Quốc Hải khai thác nhân vật Chiêu Hoàng trên nhiều phương diện đạo đức mà không giống như các tiểu thuyết trước đó. Điều này cũng dễ hiểu khi hoàn cảnh không hoàn toàn đồng ý với sự lên ngôi của Chiêu Hoàng. Trong hoàn cảnh như vậy, Chiêu Hoàng đã trao ngôi vị mà mình đang nắm giữ cho chồng là Trần Cảnh. Ở đây ta thấy Chiêu Hoàng hoàn toàn không giống như ta nghĩ. Một Chiêu Hoàng có trí tuệ, biết chủ động và có nhân cách, biết ghê sợ cảnh chết chóc, biết nhận ra âm mưu của Trần Thủ Độ. Đặc biệt Chiêu Hoàng còn biết khuyên Trần Cảnh nên mở bổn tâm thiện đức cho thiên hạ nương nhờ. Hoàng Quốc Hải đã xây dựng một Chiêu Hoàng thành một anh hùng về mặt đạo đức.

Đứng trước những biến cố lịch sử, để nhận ra con đường đi của riêng mình, sao cho có ích cho dân tộc thì đó là anh hùng. Từ những hoàn cảnh khó khăn đã sản sinh ra những anh hùng vĩ đại biết vượt qua khó khăn trở ngại để tìm cho mình những sự lựa chọn mang nhiều ý nghĩa với dân tộc. Vẫn còn đó những Phùng tiên sinh, và rất nhiều những tầng lớp nhân dân đang phải chịu sự khổ cực, nhà Trần đã tạo được niềm tin cho nhân dân.

Bão táp cung đình của nhà văn Hoàng Quốc Hải đưa ta trở về nước Đại Việt của thế kỷ XIII khi những anh thuyền chài không chịu được sự nhiễu nhương của triều đại nhà Lý mà quyết tâm bước lên vũ đài chính trị, bắt đầu gây dựng sự nghiệp hiển hách cho dòng họ nhà Trần và cả dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối bùng xung trong quan hệ anh em, thầy trò, những cuộc đấu tranh quyền lực sẽ có cơ hội bùng nổ đến tận cùng của cảm xúc. Những sự kiện, những biến cố đã tạo nên những tính cách anh hùng.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 83 - 86)