Sự ra đời của Bão táp triều Trần

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 33 - 34)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Sự ra đời của Bão táp triều Trần

Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã từng băn khoăn rằng, dân tộc ta có một quá khứ hào hùng không hề thua kém một dân tộc nào trên thế giới, mỗi thời kỳ dựng nước và giữ nước nhân dân ta đất nước ta đã sinh ra biết bao anh hùng dân tộc. Ông cảm thấy như trái tim mình co đi thắt lại đau đớn khi chứng kiến trên màn ảnh với “Hoàng Lê Nhất Thống Chí vừa thượng đài đã bị đo ván, nằm đắp chiếu chờ người khiêng ra nghĩa địa” [30, 24]. Thế hệ trẻ của chúng ta tinh thông sử của các nước láng giềng, sử của các nước phương tây. Lịch sử của đất nước con cháu còn lơ mơ lắm. Trong khi đó các bộ phim lịch sử của Trung Quốc gần như chiếm lĩnh thị trường cũng như chiếm hết thời gian phát trên truyền hình. Sự thất đau lòng đó đã thôi thúc Nhà văn Hoàng Quốc Hải cầm bút viết bộ tiểu thuyết về hơn 175 năm triều đại nhà Trần với hơn 2000 trang sách. Theo nhà văn Vũ Bảo, đó là: Những trang sách tâm huyết. Ông viết: “Người xưa đã lấy ngón tay làm bút, cắn đầu ngón tay lấy máu viết những dòng tâm huyết. Bây giờ nhà văn Hoàng Quốc Hải cũng theo gương người xưa, viết cho bằng được Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận,

Huyền Trân Công chúa,Vương triều sụp đổ” [30, 24]. Ông cầm bút ông viết không phải do những khúc anh hùng ca thời xa xưa thôi thúc mà ở ông còn đọng lại một nỗi đau, nỗi đau về cuộc đời. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tuổi trẻ Hoàng Quốc Hải đã bày tỏ suy nghĩ: tại sao cả một triều đại Lý Trần hào hùng oanh liệt đến như vậy mà chỉ có mấy vị tướng giỏi thôi còn rất nhiều những danh nhân nhiều vị Minh quân tài giỏi đâu cả rồi ? Cả thời đại được xem là hào khí Đông A chỉ xoay quanh những nhân vật đã quá quen thuộc như: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, An Tư Công

chúa, Huyền Trân Công chúa… hay chỉ vài trận đánh nhỏ lẻ, vài cuộc đời của những nhân vật điển hình còn đó cuộc đời của rất rất nhiều những anh hùng, các bậc minh quân, các nhà hiền triết. Hoàng Quốc Hải rất muốn đưa và trong văn chương để làm nên cái lớn cái hào hùng của cả một dân tộc đã ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, theo ông. “Các triều đại hưng vong, thành bại xoay vàn tựa như con thò lò sáu mặt: Chợt mặt nhất thoắt đã mặt tam, mặt lục, chỉ có dân tộc, phải chỉ có dân tộc là mãi mãi trường tồn” [30, 72].

Từ suy nghĩ đó, Hoàng Quốc Hải đã bắt tay đi vào nghiên cứu về nhà Trần một cách toàn diện. Bốn cuốn tiểu thuyết viết về triều đại nhà Trần ông lần lượt ra mắt độc giả vào các năm 1987, 1989, 1991, và 1994 (và in trọn bộ lần đầu tiên tại nhà xuất bản phụ nữ năm 2003).

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 33 - 34)