Đan xen giữa kể và bình trong ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 99)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Đan xen giữa kể và bình trong ngôn ngữ trần thuật

Từ sau 1986, sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù thẩm mĩ trong văn học khiến tiểu thuyết không những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lí ngôn ngữ riêng. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhờ đó đã gặt hái được thành công

trên nhiều phương diện, trong đó không thể không kể đến ngôn ngữ trần thuật. Trong tác phẩm tự sự, “trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật..” [25]. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn. lời nhân vật không được sắp theo thứ tự đối đáp mà đan xen trong lời người trần thuật, vừa kể chuyện vừa tham gia giao tiếp. Nghĩa là giữa những lời đối thoại, có khi vẫn có những phát ngôn lạc khỏi giao tiếp – những phát ngôn mang tính độc thoại của người trần thuật. Ẩn trong một vai giao tiếp, người trần thuật không chỉ trực tiếp trao đổi với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện. Trong nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ trần thuật thường có sự đan xen giữa kể và bình.

Trong Bão táp triều Trần phẩm chất của các nhân vật anh hùng được khắc họa không chỉ qua hành động mà còn qua sự đan xen giữa kể và bình trong ngôn ngữ trần thuật. “An Tư là một cô gái bướng bỉnh, lại được thượng hoàng cưng chiều... đã thích cái gì thì làm cho bằng được. Con gái mà chỉ thích cưỡi ngựa, bắn cung. Thích đi đó, đi đây” [13, 134]. Chỉ một câu kể có thể chứa cả một đoạn trao đổi giữa nhân vật tham gia giao tiếp. Người trần thuật đã lược bỏ hoạt động đối thoại bằng lời chỉ dẫn nhằm tạo những điểm nhấn, biến lời đối thoại thành lời kể. Lời tác giả, lời người trần thuật, lời nhân vật lẫn vào nhau, tạo nên những tranh cãi, đối đáp. Ở Bão táp triều Trần lời người trần thuật đan xen với lời thoại nhân vật được tác giả sử dụng nhằm tăng hiệu quả biểu đạt. Đây là lời kể xen lẫn trong những lời bình giữa các nhân vật. Bằng cách giữ nguyên lời nói của nhân vật trong câu kể, người trần thuật đã chuyển từ lời đối thoại sang lời độc thoại. Rõ ràng, kiểu trần thuật “nhiều giọng” đã giúp độc giả thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật. Sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang lời kể đã làm lạ hóa kiểu trần thuật, tiến tới một kiểu trần thuật đa giọng điệu.

Ngẫm về Trần Quốc Tuấn, người kể chuyện trong Thăng Long nổi giận

tâm sự: “Quốc Tuấn hết sức cảm kích về tấm lòng ưu hậu của Thánh tôn, nhưng trong cuộc đời, ông không quen sử dụng đặc quyền, cho nên dù cho phép ông cũng không làm. Duy nhất có một lần ông phong cho một nhà phú hộ, vì họ dám bỏ ra một ngàn phương thóc để mua chức lang tướng, trong khi ông lại rất cần gạo nuôi quân. Bởi vậy ông đã phong cho họ, nhưng cũng chỉ là chức “Giả lang tướng”. Tức là ông chỉ cho làm lang tướng giả, chứ không cho làm lang tướng thật. Tấm gương cao khiết ấy, có thể soi thấu muôn đời” [13, 155]. Bằng cách so sánh, cảm xúc lạ lùng, vừa bình yên, vừa tự hào về người anh hùng. Lời kể đan xen với lời bình luận khi lời người kể chuyện, lời nhân vật, lời tác giả hòa làm một để cùng đánh giá một vấn đề. Trong nhiều trường hợp, sự hòa trộn giữa lời kể và lời bình thường đem lại những câu văn đẹp rõ nghĩa. Đây là lời bình trong mạch kể của người kể chuyện về lòng trung thành, sự liêm khiết của anh hùng Trần Quốc Tuấn. Thánh tôn nhìn Quốc Tuấn với cái nhìn bộc lộ hết những cá tính, thể hiện rõ tâm tư tình cảm của nhân vật anh hùng này. Bằng lối kể chuyện tình cảm, nhưng lại hết sức sâu sắc với những lời bình luận sắc sảo đã làm người đọc có cách nhìn rõ hơn về con người này.

Điều văn học quan tâm đó là nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ, ngôn từ của nhân vật và các hình thức của ngôn từ đó. Để tổ chức lời kể và đưa ra những bình luận mang hình thức của tác phẩm, văn học tái hiện lại lời nói trong tổng thể biểu hiện của con người như hành động

Như vậy sự hòa trộn nhiều dạng phát ngôn trong lời người kể chuyện khiến “chuyện” được nhìn từ góc nhìn đa chiều. Thêm vào đó sự luân chuyển điểm nhìn khiến lời người kể và lời nhân vật hòa nhập vào nhau đến mức khó phân biệt. Ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết đương đại đã hướng đến tính chất đa thanh của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.

3.3. Kết hợp hài hoà giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu tưởng tượng

3.3.1. Miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật

Việc lấy ngoại hình để phản ánh tâm trạng, phản ánh cái bên trong của con người vốn là thủ pháp nghệ thuật không bao giờ cũ. Tuy nhiên, mỗi kiểu nhân vật, hay mỗi con người nào đó sẽ có ngoại hình riêng mà không ai giống ai. Với L. Tônxtôi ông thường chú ý đến một điểm nào đó về mặt ngoại hình, chân dung của nhân vật, “Nụ cười hiền”, sảng khoái của Anđrây; “Nụ cười khó chịu, giả tạo” của Napôlêông; “Cặp mắt mở to, mơ màng” của Natasa; “Cái nhìn thông minh và rụt rè của Pie... Trong tiểu thuyết Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Quan Công bao giờ cũng có khuôn mặt đỏ tươi, thậm chí đến lúc ông chết đi thì khuôn mặt của ông cũng có màu đỏ, để từ đó người đọc phân biệt được với khuôn mặt trắng của những kẻ nịnh thần. Qua ánh mắt và gương mặt của nhân vật tác giả thể hiện cái bên trong của con người. Trong nghệ thuật tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đó được gọi là “Phương pháp truyền thần”.

Những nhân vật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, chủ yếu là những con người hành động cải tạo bản thân đó là những nhân vật tích cực, lý tưởng. Tất nhiên ngoại hình của lớp nhân vật này sẽ khác với ngoại hình của nhân vật phản diện trong văn học.

Theo truyền thống, các nhà tiểu thuyết vẫn chú ý đến việc miêu tả khuôn mặt, và con mắt của các nhân vật là phụ nữ. Công chúa An Tư trong Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải cũng không phải là một ngoại lệ. Qua cái nhìn của Trần Đạo Tái, Hoàng Quốc Hải đã xây dựng nên một công chúa An Tư tuyệt đẹp. Những đặc điểm mà nhà văn miêu tả đều nằm ở khuôn mặt và đôi mắt của nàng. “Mắt đẹp dài như mắt phượng, khuôn mặt trái xoan có lúm đồng tiền. Mũi thẳng nhỏ, xinh đẹp, hợp với đôi lưỡng quyền, lại được nước

da trắng hồng như trứng gà bóc, cặp môi hơi mỏng, mọng đỏ như tô son. Hai hàm răng nhỏ đều tăm tắp. Nàng cười như nắng lóa” [13, 172]. Hoàng Quốc Hải đã xây dựng một An Tư đẹp toàn diện, những nét đẹp chủ yếu khiến cho người đọc không thể không có ấn tượng về nàng công chúa này, đó là khuôn mặt. Nhìn công chúa An Tư chúng ta có thể nhìn ra được đây là con người hiền lành, thông minh, thủy chung tin tưởng với tình yêu đặc biêt là yêu đất nước yêu dân tộc. Dám dũng cảm hiến mình để cứu lấy tự do cho tổ quốc.

Cũng trong Bão táp triều Trần, khi viết về nhân vật Hoài văn hầu Trần Quốc Toản, ngay từ đầu tác giả viết: “Thằng bé khôi ngô, tư chất đàng hoàng” chính hình dáng bên ngoài cũng mang đến cho người đối diện nhận ra được đau là người anh hùng. “Tuy gương mặt chàng vẫn còn non choẹt, má vẫn còn lông tơ, nhưng chân tay gia thịt đã cứng như thép. Chàng đi đứng hùng dũng, oai phong lẫm liệt” [13, 230]. Tùy ở mỗi kiểu nhân vật mà nhà văn miêu tả ngoại hình cũng có sự khác nhau. Nhân vật Trần Quốc Toản như vẻ đẹp của đất nước, trong sáng, mạnh mẽ, rắn rỏi gân guốc nhưng cũng hết sức thần bí, ngang tàng. Quốc Toản ra trận mà không cần mặc áo giáp, chỉ cần mặc cái áo của mẹ chàng may cho thế là đủ, chàng cũng cảm nhận được tình cảm ấm áp của người mẹ yêu quý. Cho đến khi nằm xuống, các tướng lĩnh vần còn thấy trong người Quốc Toản mặc áo của mẹ đã may cho.

Con người của Hoài văn hầu Trần Quốc Toản, là tiêu biểu cho tinh thần mạnh mẽ, không khuất phục trước khó khăn, luôn thương yêu mẹ, vững vàng trên chiến trường, quyết tâm đánh đuổi giặc Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi.

Vua Trần Nhân tông hiện lên trong tác phẩm của Hoàng Quốc Hải như một nhân vật minh quân lý tưởng. Ông là tín đồ của Phật giáo hành xử trong đời như một Phật tử “Vua Nhân tôn đăng đàn với tất cả y phục của vị tu hành. Ngài vận chiếc cà sa màu vàng, đầu đội mũ hoa sen, tay cầm Thiền trượng... Nhà vua có giáng người hơi nhỏ. Khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt long lanh tỏa

ra một sắc xanh như người có huệ nhẫn. Đôi tai to, vành tai dày và chảy xuống như tai phật” [14, 49]. Tuy nhiên người khuyên mọi người nên theo đạo Phật. Việc xây dựng nhà chùa tràn lan không phải là việc có lợi cho dân, có lợi cho đạo. Chùa là chốn cho sư ở chứ đâu phải cho Phật ở, việc tu đạo cốt ở tu tâm. Mọi người phải chính tâm mới tu được. Vua Nhân Tông đã cho người đọc thấy được “đạo” ở nơi con người này, bởi có đạo nên vua Nhân tông đã trị nước theo cách của đạo Phật, từ đó triều đại nhà Trần do ông làm vua là triều đại sáng suốt, có nhiều đóng góp cho lịch sử, hiển hách chiến công đánh bại giặc Nguyên – Mông giữ yên bờ cõi.

Đã có nhiều nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử được khắc họa bằng nét ngoại hình đặc sắc. Ngoại hình nhân vật trong Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải đã làm được nhiều hơn thế, ấn tượng về một vua Trần Nhân tông hay một An Tư, Trần Quốc Toản, đã góp phần thể hiện phẩm chất một anh hùng. Như đã phân tích ở trên, con người trong tiểu thuyết lịch sử là con người hành động. Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa rất chú ý đến việc khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, tiêu biểu là Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử... Hành động và ngôn ngữ là hai yếu tố chính làm nổi bật tính cách nhân vật. Đó là cách “nhân vật trỗi dậy”. Trong tiểu thuyết lịch sử đương đại nhân vật được đưa từ hoàn cảnh hẹp, ra hoàn cảnh rộng lớn hơn, từ trạng thái “tĩnh’ sang trạng thái “động”. Các nhân vật không có những suy nghĩ dằn vặt, đào sâu vào cái tôi, hoặc mơ mộng hão huyền như các nhân vật “chàng” và “nàng” trong tiểu thuyết lãng mạn.

Con người hành động không đồng nghĩa với con người máy móc, giản đơn, họ hành động dưới ánh sáng của lý tưởng sống cao đẹp. Đó là hành động của các nhân vật mang tính tích cực của người anh hùng cao cả. Trần Quốc Toản trong Thăng Long nổi giận, là con người hành động. Hoàng Quốc Hải đã khắc họa phẩm chất anh hùng của tiểu tướng bằng chi tiết miêu tả Trần Quốc

Toản bóp nát qủa cam: “Khi người quân hiệu đặt dây cương ngựa vào lòng tay chàng. Quốc Toản xòe tay ra đỡ, quả cam trong tay chàng đã bị bóp nát từ lúc nào, chỉ còn lại một nắm bã. Vứt quả cam xuống đường chàng nhảy lên mình ngựa ra roi.” [13, 188]. Không được vào cùng bàn việc đánh giặc với các quan gia. Quốc Toản lao vào tập luyện, tập đến đau đớn thịt da. Khi chàng ngã xuống vì mũi tên ác độc của quân thù, Quốc Toản vẫn cố gượng dậy xem đã bắt được tướng giặc là Thoát Hoan hay chưa. Đây quả là con người của hành động, Quốc Toản đã dốc hết sức lực và tinh thần vào công cuôc chiến đấu để chống lại giặc Nguyên – Mông.

Qua phân tích một số nhân vật, có thể thấy miêu tả hành động nhân vật là một cách thức chủ yếu để nhà văn Hoàng Quốc Hải miêu tả nhân vật và tính cách anh hùng của nhân vật. Nhưng những hành động đó, luôn gắn liền với những nghĩ suy của nhân vật, là kết quả của sự phát triển tính cách, tâm trạng nhân vật.

3.3.2. Khắc hoạ tâm trạng nhân vật

L. Tônxtôi từng nói: “Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn mà không bao giờ nói bằng những lời đơn giản. Nghệ thuật là cái kính hiển vi hướng người nghệ sĩ soi rọi vào những bí ẩn của tâm hồn mình và biểu hiện những bí ẩn chung đó cho tất cả mọi người” [23].

Để nhân vật có sức sống, các nhà tiểu thuyết thường sử dụng một phương pháp quan trọng “miêu tả nhân vật từ bên trong”. Đây là điểm khác biệt của tiểu thuyết hiện đại với tiểu thuyết cổ điển. Tác giả phải có khả năng hóa thân vào nhân vật với mọi cảm xúc của mình đối với nhân vật đó, suy tư, thổn thức cùng với nhân vật. Việc khắc họa tâm trạng nhân vật giúp cho nhà văn hiểu và khám phá rõ hơn về đời sống tinh thần, thế giới nội tâm của nhân vật.

Sự khắc họa từ bên trong chính là sự hóa thân của nhà tiểu thuyết để phát hiện ra “biện chứng pháp tâm hồn” của đời sống tinh thần con người. Nguyễn Văn Trung một nhà nghiên cứu trong tác phẩm Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết

gọi phương pháp miêu tả từ bên trong là “cánh nhìn đồng hóa”. Điều đó có nghĩa là nhà văn đi vào tâm trạng của nhân vật, tìm hiểu những ý nghĩ cảm xúc thầm kín của nhân vật. Trong tiểu thuyết, tác giả có thể chọn một nhân vật chính để tự thuật và các nhân vật như đều được nhìn theo và hiểu theo quan điểm của nhân vật và hiểu theo quan điểm của nhân vật chính đó, “các nhà văn như đứng đằng sau, bên cạnh tất cả các nhân vật để hiểu một cách rõ ràng và tỉ mĩ những nguyên nhân, lý do, hành động và tất cả tư tưởng cùng ý nghĩ của nhân vật trong tác phẩm” [34, 207, 211]. Nhân vật Huyền Trần công chúa, trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần có được ấn tượng sâu sắc là do nhà văn Hoàng Quốc Hải ngoài việc miêu tả nàng từ hình dáng bên ngoài, ngoài ra ông còn khắc họa tâm trạng của Huyền Trân một cách tỉ mĩ, sinh động. Về con người sang trọng, và rất đời thường nhưng cũng anh hùng. Huyền Trân khao khát một cuộc sống vui tươi, hòa bình, Nàng không muốn có cảnh máu chảy đầu rơi. Khi cùng các nữ tì đi dạo chơi ở chợ, nàng đã cảm động khi chứng kiến một bà lão, chỉ vì chỉ đường sai cho quân giặc mà chúng quay lại hãm hại bà đến tàn tật. Nàng hồn nhiên cùng các nữ tỳ đến các thú vui dân giã mà nàng chưa từng hay biết. Huyền Trân còn bày ra cách để dọa ma ở viện thái y khiến cho không biết bao nhiêu người phải sợ hãi. Đó là bản chất của con người công chúa Huyền Trân, vui vẻ nhưng cũng hết sức chăm chỉ, hết lòng tương yêu nhân dân. Khi nàng tặng chiếc vòng quý cho bà lão, bà lão không giám nhận vì còn đó xã hội nhiễu nhương, trộm cắp đầy rẫy, quan uy hiếp nhân dân. Biết đươc tâm sự của bà lão, Huyền Trân đã bật khóc. Nàng khóc cho số phận của người dân. Là người trẻ tuổi, nhưng vì nàng thương nhân dân, lo cho cuộc sống của nhân dân. Huyền Trân đã có được

hiểu biết sâu sắc về xã hội. Đối xử với những kẻ dưới mình, Huyền Trân đều lấy tình cảm mà biệt đãi họ. Nàng không đồng tình với việc triều đình cấm những người nô tì không được gặp những người thân thích ruột thịt “Trong

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 99)