Những kẻ hôn quân, phản trắc

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 55 - 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Những kẻ hôn quân, phản trắc

Viết về lịch sử đấu tranh của dân tộc, tiểu thuyết lịch sử ít chú ý đến cuộc sống nhân quần. Đây cũng là điều dễ hiểu lịch sử Việt Nam thời kỳ trung đại, về cơ bản là lịch sử của các vương triều, không quan tâm nhiều tới đời sống sinh hoạt của đám bách tính lê dân. Với các sự kiện, các nhân vật, khiến cho tiểu thuyết thể hiện được bức tranh nhiều màu sắc về đời sống xã hội. Trong đó, các dòng chảy lịch sử và các mảng sinh hoạt nhân sinh đan cài vào nhau. Thực tế phổ biến lịch sử là các nhân vật lịch sử thường đơn phiến, một chiều, thường đẹp “lồng lộng”. Hiếm khi xuất hiện những nhân vật hôn quân, phản trắc.

Một số tác phẩm viết về triều đại nhà Trần như: Sắc đẹp khuynh thành

của Kiều Thanh Tùng, An TưLá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Ngôi báu của Nguyễn Quang Kính... Người đọc có thể nhận ra các tác giả chú ý đến các sự kiện chính, các nhân vật chính có tầm ảnh hưởng lớn đến dân tộc như: Nhân vật Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung, Công chúa An Tư, Trần Quốc Toản.... còn các nhân vật hôn quân phản trắc gây đau khổ cho nhân dân đất nước lại chưa được khai thác một cách đầy đủ.

Trong Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, thế giới nhân vật của ông không chỉ dừng lại ở kiểu nhân vật anh hùng mà còn đó nhân vật hôn quân như: Nguyên Dục, Dụ tông – vị vua nổi tiếng là dâm đãng, có hại cho triều đình làm liên lụy tới nhân dân.

Dụ tông là một vị vua, với biết bao thói hư tật xấu. “nếu như hạn hán kéo dài vua không biết. Dân đói, chết đầy đường vua không biết, thì cái nạn lụt lội hồi tháng chín, tức là sau kỳ đại hạn là mưa rả rích, mưa như vở đê trời khiến cho cả nước đều ngập trắng băng. Điện Thiên An cao nhất nước cuãng vào

láng nền. Cung Cảnh Linh nước ngập ngang cột. Vậy là nạn lụt năm ấy vua Dụ tông có biết. Nằm trên lầu ngọc, nhà vua tiếp tục các cuộc hành lạc” [15, 69].

Xem cách miêu tả của tác giả, để thấy được con người Dụ tông như thế nào “thực tình, bao giờ Dụ tông nhìn con gái nhà vua cũng nhìn từ đáy xiêm y lên đến ngực họ. Rồi sau đó nhà vua mới nhìn vào mặt chúng” [15, 115]. Mê đắm với dục vọng, Dụ tông không tránh khỏi bị bọn đại gian thần chuyện nịnh bợ, lừa dối và vơ vét tài sản. Dụ tông đã làm cho kỷ cương triều chính thối nát. Triều đại nhà Trần gần hai trăm năm, sản sinh ra biết bao nhiêu người anh hùng. Bên cạnh đó cùng xuất hiện những kẻ hôn quân, phản trắc, có hại cho nhân dân, cho đất nước.

Từ người đàn bà trong gánh hát, Lưu thị đã làm mọi cách để leo lên làm chủ đất nước, đưa đứa con của mình là Nhật Lễ lên ngôi vua trong sự phẫn uất, bất lực của nhân dân và triều đình. Những người đứng đầu triều đình không lo cuộc sống cho dân cho nước, chỉ sớm tối lo cho bản thân, cuộc sống sa đọa dung tục. Ông vua như thế, người đứng đầu như thế đã đưa đất nước nạn diệt vong.

Hoạn quan Mai Thọ Đức, kẻ cai quản phi tần và tuyển chọn mỹ nữ, lợi dụng chức quyền mà bắt con gái nhà lương dân, Làm cho nhiều người chết trẻ, dẫn hoàng thượng vào con đường vô đạo.

Trâu Canh, thông dâm với chính cung nhân của quan gia.

Bùi Khoan, bầy cho vua chơi cờ bạc, rượu chè, dẫn đức vua vào mê lộ, bê tha như đám dân đen ngu muội.

Văn Hiến Hầu, gây bè kết đảng làm triều đình rối ren.

Hành khiến tả ty lang trung Nguyễn Thanh Lương, xảo trá dẫn vua vào con đường ăn chơi.

Tâm Đức Ngưu, tìm đủ mọi cách thu thuế, bòn rút của nhân dân, lấy tiền ăn chơi trác táng.

Đoàn Nhữ Cẩu, lấy tiền công bỏ túi, bỏ các nơi biên giới được canh phòng, khiến Chiêm thành ráo riết nhòm ngó. “điều tệ hai nhất mà lũ gian thần này mượn danh Hoàng thượng, để làm cái việc mà nhìn bề ngoài thiên hạ cứ ngỡ là chúng làm vì Hoàng thượng. Nhưng kỳ thực các khoản chi tiêu cho Hoang thượng chỉ một phần, còn vào túi chúng tới chín phần” [15, 29]. Một triều đình, với những hôn quân, đại gian đại thần nhiều thì triều đình không thể phát triển, mỗi một tên gian thần là một biểu tượng cho thói hư, tật xấu đại diện cho xã hội lúc bấy giờ. Dân đói khổ, bão lụt không quan tâm chỉ lo cho cuộc sống hoang dâm vô độ, chúng bóc lột nhân dân để hưởng thụ. Hoàng Quốc Hải đã thể hiện một tỏ thái độ rõ ràng qua từng trang viết.

Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc cùng Trần Kiên, Lê Trác, phản lại triều đình đi theo giặc. Dù Trần Ích Tắc đã có công trong việc chuẩn bị đánh giặc Mông, nhưng cuộc chiến chưa tàn Trần Ích Tắc đã đưa cả gia quyến phản bội nhân dân đất nước đi theo giặc. Theo Hoàng Quốc Hải, viết tiểu thuyết lịch sử không con là mảnh đất bị bó hẹp, nếu ai coi tác phẩm của mình như là truyện viết về người thật, việc thật thì đó là sai lầm, ở đó vừa có sự chuẩn xác của lịch sử vừa có sự hư cấu tưởng tượng của tiểu thuyết. Các nhân vật phản diện trong Bão táp triều Trần cũng được xây dựng theo nguyên tắc đó.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 55 - 57)