Nhân vật anh hùng khi “Vương triều sụp đổ ”

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 90 - 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Nhân vật anh hùng khi “Vương triều sụp đổ ”

Vương triều sụp đổ là tên gọi của một trong bốn tập trong Bão táp triều Trần tái hiện giai đoạn lịch sử 60 năm cuối của vương triều Trần (1340 -

1400). Hoàng Quốc Hải đã giành nhiều tâm huyết cho tập Vương triều sụp đổ. Đọc tập sách người đọc không khỏi xót thương, bàng hoàng, đau đớn tận tâm can. Ngòi bút nhà văn như có lúc chùng xuống, bất lực trước cái xấu xa, nhu nhược, đặc biệt là sự xuống cấp của đạo đức con người. Nhân dân ngoảnh mặt với triều đình, giặc ra vào chốn kinh thành như chốn không người. Quan lại thì bè cánh để lừa vua hiếp đáp dân lành. Bỗng chốc một vương triều lẫy lừng hiển hách bởi những suy nghĩ và hành động ngu dốt của những kẻ hôn quân bạo chúa.

Thời đại nào cũng thế, dù trong hoàn cảnh khó khăn, tình yêu quê hương đất nước, cái tốt đẹp, xấu xa được phân định rõ ràng, luôn có những anh hùng quên đi mình xả thân vì đất nước, vì dân tộc. Những ngày đầu xây dựng triều đại nhà Trần đã có nhiều anh hùng theo giúp, những vị vua anh minh biết cứu dân độ thế không màng đến danh lợi, chỉ lo đến sự sống còn của đất nước và sự no ấm cho nhân dân, biết nhân nghĩa mà thu phục hiền tài về giúp sức. Còn lúc này hoàn cảnh khác hoàn toàn với những ngày đầu xây dựng nhà Trần.

Còn bấy giờ, lại là giai đoạn suy vi của một vương triều. Đó là sự thực lịch sử. Dưới ngòi bút Hoàng Quốc Hải, sự thực ấy đã trở thành một biến cố. một tình huống để khắc họa phẩm chất người anh hùng. Đó là Chu Văn An người không sợ hiểm nguy mà dâng sớ chém bảy tên đại gian thần thân cận của Dụ tông. Bên cạnh ông là các tướng lĩnh mong muốn đưa nhà Trần trở lại thời hoàng kim như: Trần Khắc Chấn, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trung Ngạn hay một Thiên Ninh công chúa lòng đầy oán hận với bọn cướp ngôi. Trong hoàn cảnh khó khăn chung cho cả dân tộc, Chu Văn An đã ra sức can ngăn, khuyên giải để Dụ tông trở về với con đường sáng, lo lắng cho nhân dân cho đất nước. Khi biết Dụ tông tìm đọc những yêu thư, kết bè kết đảng, Chu Văn An hết lời can ngăn, ông kể ra những gương sáng của đời trước để vua học tập, Dụ tông không nghe mà còn thêm sa đọa. Đỉnh điểm của việc

can ngăn đó là Chu Văn An đã liều thân dâng sớ chép bảy tên đại gian thần thân cận của Dụ tông, càng can gián bao nhiêu Dụ tông càng lộng hành ngang ngược, xa lánh Chu Văn An xa lánh trung thần nghã sĩ. Sự sụp đổ của triều đại nhà Trần ngày càng tới gần, nhân dân oán thán khắp vùng. Tự biết mình không còn làm gì được ông lui về ở ẩn lấy việc dạy học làm thú vui để sống, làm đẹp cho đời. Nhưng trong thâm tâm, ông vẫn hướng về với nhân dân, đất nước. Vì lý do đó mà sau khi Nghệ tông giành lại được ngôi vua từ mẹ con nhà Nhật Lễ, Chu Văn An lại một lần nữa trở lại vũ đài chính trị tham gia vào công việc triều chính giúp vua xây dựng lại đất nước. Ông hăm hở mong muốn nhà Trần trở lại với con đường trước đây, khuyên Nghệ tông nên xóa bỏ các lệ cũ không tốt cho việc trị nước như việc mở phủ của các Vương tôn công tử. “Người ta biến một mĩ tục thành một hủ tục rồi, bệ hạ nên chỉnh đốn lại ngay” [15, 239], ngoài ra ông còn khuyên Nghệ tông nên phục hoạt lại cốt cách văn hóa của đất nước Đại Việt, bởi ta là một nước có nền văn hiến, văn hoá rõ ràng việc gì phải vọng ngoại, phải học cái lố lăng. Mọi tước phẩm nên theo lệ cũ thì hơn, nên học hỏi các nền đạo lớn như Phật, Nho, Lão mà thêm lấy phần tinh túy nhất. Cũng như việc khuyên Nghệ tông nên lấy dân làm trọng, dân chính là gốc của nước, mọi thứ có thể thay thế nhưng không có gì có thể thay thế được dân. Trong lúc phấn khởi Chu Văn An nghĩ Nghệ tông hiểu được và làm theo ý của ông. Triều đại nhà Trần giống như ngọn đèn trước bão có thể vụt tắt bất cứ khi nào, nhưng được Chu Văn An chỉ giáo Nghệ tông như bừng sáng ông tiến hành bắt tay vào công cuộc khôi phục lại nhà Trần. Tuy nhiên để lấy lại những gì đã mất, nhất là niềm tin của nhân dân, là điều không dễ. Lòng người ly tán, các hiền tài các tướng lĩnh phiêu bạt hắp nơi. Sự tiếm quyền của quan lại đầu triều như Hồ Quý Ly, Nguyễn Đa Phương... cùng với sự ưa chuộng cái ảo, rời xa chính tâm của vua Nghệ tông đã đẩy triều Trần đi vào con đường diệt vong. Trong hoàn cảnh đó xuất hiện

một số nhân vật anh hùng cố gắng cứu lấy những gì còn lại của hào khí Đông A. Đó là Trần Nguyên Đán, Trần Khắc Chấn, Nguyễn Trung Ngạn già. Những trung thần khảng khái, bản lĩnh.

Võ tướng Trần Khắc Chấn, biết suy nghĩ về những điều mà bậc cha chú đang suy nghĩ tới vận nước. Với mong ước phò vua giúp dân, Khắc Chấn đã giám nhìn vào sự thật những việc mà nhà vua đã và đang làm “Cứ như thiển ý của cháu thì thế nước đang có đà lâm nguy” [15, 85]. Biết nhận ra những việc làm tốt để từ đó có thể học hỏi, “Trước đây, cháu ngờ là bá phụ cần tìm tới sự an nhàn, nào đâu cháu có biết nội tình suy đồi đến nước này... cứ thi hành cái án theo sớ thất trảm của quan tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu An cáo giác thì phúc cho dân biết mấy” [15, 86]. Đây là vị tướng còn rất trẻ tuổi, nhưng có tài và có tâm, biết nhận ra cái đúng cái sai, cái xấu xa bỉ ổi, mong muốn giúp vua xây dựng lại đất nước tránh họa diệt vong.

Với Trần Nguyên Đán, việc cứu dân cứu nước được ông xem như là một nghĩa vụ của bản thân, song đời cũng lắm nỗi gian truân, mong gặp thời mà thỏa chí anh hùng cũng không được, buộc phải lui về tạm lánh chốn quan trường. Ông là người học rộng, văn chất cao nhã, tuổi trẻ thích ngao du. Chán với thời thế nhiễu nhương ông giao du với những bậc tu sĩ, ẩn sĩ ở các chùa. Là một người biết quý trọng nhân tài, khi biết Trần Khắc Chấn mong muốn làm được điều gì đó có lợi cho dân tộc, Nguyên Đán thấy thật hổ thẹn với bậc con cháu nhưng vì hoàn cảnh thời thế không dứng về phía ông, ông nói: “Bất hạnh cho cả dân tộc, khi mà sự dối trá lại ngư trị trên chính ngai vàng điện ngọc” [15, 84], Nguyên Đán dường như cảm thấy bất lực trước thế cuộc. Ngòi bút của nhà văn Hoàng Quốc Hải cũng như bị chùng xuống bởi tâm trạng của Nguyên Đán, với lòng thương dân vô hạn, lo lắng cho sự suy đồi của dân tộc của cả đất nước. Ông bất lực, nên dồn trải tâm can vào ngọn bút. Tuy ở ẩn nhưng với ông vẫn rất sát sao theo dõi tình hình của đất nước “Tình thế khó

lắm, triều đình thì năm bè bảy mối. Bè nọ đẳng kia hằm hè cắn xé nhau” [15, 85]. Từ ước mơ mong muốn một cuốc sống bình yên, vươn lên để cứu lấy nhà Trần, nhìn thấy sự sụp đổ đó mà ông cũng như nhiều chính nhân quân tử không biết phải làm gì. Chỉ lặng lẽ nhìn triều đại đã ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông sụp đổ. Trần Nguyên Đán nói: “Quả tình tôi có nghĩ đến việc kinh dinh đất nước cho hưng vương lại. Nhưng không có người tâm phúc” [15, 130], Nguyễn Trung Ngạn thì chỉ là thứ hàng trưng bày của đám gian thần, hoặc là ông đã quá già. Còn Phạm Sư Mạnh, Lê Quát là những người có tài năng, có phẩm cách, song lai không có thế lực, bọn vua quan đã biết cách chia rẽ người trung thực người tài đức. Đó là bi kịch của những anh hùng, những người mang chí lớn và cũng la bi kịch của một vương triều.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w