Những tri thức, những nhà hiền triết

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 51 - 55)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Những tri thức, những nhà hiền triết

Trong những tác phẩm đó các tác giả thường, thường đề cao những anh hùng quân sự, có công chống xâm lược các vị tướng nổi tiếng một thời như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản... mà các tác giả chưa chú ý đến những nhân vật tri thức, các nhà hiền triết. Gần 2000 trang sách, không chỉ dừng lại ở các nhân vật là võ tướng tài ba có võ

công xuất chúng, Hoàng Quốc Hải còn xây dựng nhân vật tri thức, nhà hiền triết, góp phần làm nên một hệ thông nhân vật đa dạng, đầy màu sắc. Những nhà hiền triết, tri thức tài ba về chiến lược, uyên thâm về học thức, khiến cho các vị minh quân phải nể phục, hôn quân phải sợ hãi. Nổi bật trong Bão táp triều Trần là Chu Văn An.

Đã có câu:

Cuối Trần đó là thời nào, ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân.

Đây là hai câu đối mà người đời mãi còn thuyền tụng, để tỏ lòng mến phục, đối với Chu Văn An – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực thời Trần. Ngay từ hồi còn trẻ, ông đã nổi tiếng là người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi chỉ ở nhà đọc sách. Với tính cách nghiêm nghị, tư cách thanh cao học vấn sâu rộng, tiếng tăm của ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy, khiến cho học trò theo học ngày càng nhiều và có đủ loại học trò. Chu Văn An đã được vua mời về dạy cho các công tử. Khi được các vua của nhà Trần trọng dụng, Chu Văn An đã gắng sức góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng triều đình lo cho nhân dân.

Ông khuyên can vua Nghệ tông đừng mở phủ cho các công tử “Hóa ra, việc mở phủ bây giờ như là một thứ đặc quyền, đặc lợi một thứ đặc quyền của các vương công tử chứ có còn là chính sách để các vị ấy được gần dân nữa. Bất giác tiên sinh buông một tiếng thở dài không nén dấu Đứng như tiên sinh nói đó, nhà vua xác nhận – nó là một thứ đặc quyền đặc lợi gây ra không biết bao tốn kém cho quỹ công nhà nước” [15, 239]. Chu Văn An lại nói: “tâu bệ hạ, một khi các quan la trong bộ máy triều đình chỉ biết tranh đoạt của cải của nhà nước, vơ vét tiền của dân để làm giàu, thì lòng dân ly tán; thế nước từ đó

yếu suy, bệ hạ ngẫm lại lịch sử mà xem, Lý Cao tông ham xây dựng cung điện, mê đắm các thú dâm bôn đọa lạc, lập tức các quan trong triều cũng theo đó mà làm bậy...Cao tông chăn dân mà để dân chết đói tới nửa, bởi các chính lệnh vơ vét tàn bạo của ông để xây cất lâu đài, điện các và ăn chơi xa phí” [15, 241], và “xin bệ hạ hãy lấy dân làm trọng, dân chính là gốc của nước, dân là sức mạnh của nước. Chính lệnh, bệ hạ có thể thay đổi được; quan lại, bệ hạ có thể thây thế được, nhưng dân thì không thể lấy gì mà thay thế được. Bởi nó đó là cái gốc cái rõ rồi” [15, 241, 242].

Chu Văn An, không dừng lại ở việc khuyên can, nhắc nhở hướng cho các vị vua của mình con đường trị nước, thoát khỏi cảnh bế tắc, ông còn dâng sớ lên Dụ tông để chém “bảy tên đại gian thần”. Trong bức sớ Chu Văn An gửi lên ngoài tên của bảy tên đại gian thần; ông còn vạch hết những tội lỗi mà chúng đã gây ra, Dụ tông không nghe ông bèn treo mũ ở của Huyền Vũ rồi bỏ quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng.

Qua Bão táp triều Trần, Chu Văn An hiện lên như bậc cao minh, luôn luôn suy nghĩ về thời cuộc, khi đang được trọng dụng ông ra sức giúp vua trị quốc, khi về ở ẩn ông sống cuộc sống thanh nhã, vui với cỏ cây, nhưng lòng luôn hướng về triều chính nơi mà cả triều đình đang phải vật lộn để tránh nạn suy vong. Chu Văn An điển hình của lớp người tri thức, triết gia cuối đời nhà Trần, khi nhà Trần đã không còn ổn định. Không chỉ có một mình Chu Văn An trong Bão táp triều Trần còn có thêm nhiều những nhà tri thức bậc hiền triết lo lắng và mong muốn xây dựng dân tộc giàu mạnh.

Hoàng tiên sinh, trong tập Bão táp cug đình hay Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Bùi Mộng Hoa... đều là những người như vậy.

Được Trần Thủ Độ quan tâm, tặng nhiều đồ quý giá, Hoàng tiên sinh nhất quyết không nhận mà xin được bỏ vào quốc khố. “quan ông đáo quá, tôi vốn quen sống thanh bạch. Vả lại thân tôi đều đã khuất núi. Nội tướng tôi

cũng là người cần kiệm lại giữ nếp nhà, nên tự biện cũng sơ sài, không dám làm phiền đến quan ông” [12, 53] miễn cưỡng nhận lễ vật mà Trần Thủ Độ tặng, ông không cần suy nghĩ hay đắn đo mà tìm cách trả ngay.

“lễ vật coi như tôi đã nhận đủ, chỉ gửi lại quan ông số tiền cùng vàng bạc kia vào kho của nhà nước, để chi dùng các việc khác. Tôi biết, của cải đây là của riêng quan ông, nhưng tôi muốn được góp phần mình vào công quỹ quốc gia, trong lúc ngân khố nhà nước đang cạn kiệt. Cả cái mâm gấm vóc kia, cũng xin gửi lai quan ông. Không, tôi không dám chê gấm vóc. Ở đời có ai không thích ăn ngon, mặc đẹp. Nhưng người xưa đã dạy “y phục xứng kỳ đức”. Có nghĩa rằng quần áo phải xứng với đức độ mà con người có được”. [12, 54].

Giúp vua đề ra những đường lối, chính sách để an dân, Hoàng tiên sinh còn giúp Trần Thủ Độ thấy được sự cần thiết của Đạo phật, một thứ tín ngưỡng có thể khiến cho đông đảo dân chúng tin theo “Ngày này có nhiều người cho rằng, phật giáo nặng về mê tín dị đoan. Đâu phải thế. Dị đoan là bọn đồng cốt. Còn phật là giác ngộ và giải thoát. Nên nhớ rằng nếu khờ dại mà tước đi con người phần tâm sẽ cô đơn hoang dã như loài thú. Nói cho đúng, phật liên kết chúng sinh lại, cũng như nối đau trần thế liên kết mọi con người” [12, 97].

Dù ở thời đại nào, hòa bình hay binh đao loạn lạc, các vị tri thức, hiền triết không thể vắng mặt. Họ là những người đưa đường chỉ lối, xóa bỏ bóng tối u muội cho nhà vua chỉ cho vua quan triều đình và nhân dân thấy được ánh sáng, tìm thấy con đường đi cho dân tộc. Trong Bão táp triều Trần có một Chu Văn An hay một Hoàng tiên sinh mà còn có cả những người như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát hay Bùi Mộng Hoa là những nhân sỹ giúp vua cứu nước, thoát khỏi suy tàn, tìm đường đi cho dân tộc. Có người nói có tri thức là có tất cả. Hoàng Quốc Hải đã xây dựng một Chu Văn An một Hoàng tiên sinh cùng

các nhà tri thức khác thành những anh hùng về chính trị và anh hùng về văn hóa, chứ không chỉ là những nhà hiền triết đơn thuần.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 51 - 55)