Tổ chức linh hoạt điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Tổ chức linh hoạt điểm nhìn trần thuật

3.2.1. Khách quan hoá cái nhìn của người kể chuyện

Trong tiểu thuyết lịch sử, việc nhìn nhận và đánh giá các sự kiện và các nhân vật là hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi một cái nhìn khách quan hóa của người kể chuyện, để từ đó không rơi vào sự thiên vị, hay đánh giá lệch hướng, dẫn đến những nhầm lẫn về lịch sử.

Các vấn đề của lịch sử cách chúng ta hàng trăm năm, vì vậy việc ghi chép hay các tài liệu nêu ra chưa được kiểm nghiệm gây khó khăn cho việc nghiên cứu sau này. Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải cũng không là ngoại lệ. Nhìn nhận về vị khai quốc công thần Thái sư Trần Thủ Độ, cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi khác nhau. Người thì bênh quá lên, lại có người ghét ông ta thì lại ghét quá, nhưng với Hoàng Quốc Hải xét trên nhiều phương diện thì Trần Thủ Độ cũng là con người, mà con người thì có đúng có sai. Bản thân ông là nhân vật lớn của lịch sử, mà đã là nhân vật của lịch sử thì ông không thể làm khác được. Sự lựa chọn của lịch sử ở những thời điểm nhạy cảm ấy thì việc có công hay tội cũng là một tất yếu của lịch sử. Đóng vai

trò người kể chuyện, nhà văn đã giành cho nhân vật Trần Thủ Độ một cái nhìn khách quan, vượt thoát khỏi những định kiến của lịch sử. Vừa phê phán, vừa ngợi ca, ông phân tích tính hai mặt của nhân vật Trần Thủ Độ. Việc thay đổi triều đại của Trần Thủ Độ là vì dân vì nước, vì dòng họ Trần chứ tuyệt nhiên không vì bản thân. “Trần Thủ Độ là một người anh hùng đồng thời cũng là một tay gian hùng”. Ông là người kiệt hiệt nhưng với Trần Thị Dung lại “Có tính hờn mát như đàn bà”. Xuất thân từ nghề chài lưới, quen ăn sóng nói gió thô cằn, không được nghiêm túc, học hành ít “là quan đầu triều mà không biết giữ lễ với kẻ sĩ, công bằng và trọng pháp luật...”.

Những nhân vật lịch sử ít được nói tới, như Lê Văn Hưu, Trần Ích Tắc... Người kể chuyện luôn song hành cùng với các nhân vật, và có cách nhìn nhận thẳng thắn vào các vấn đề. Với Trần Thủ Độ là như vậy nhưng với một Trần Ích Tắc, hay một Lê Văn Hưu, người kể chuyện cũng hoàn toàn dựa trên nguyên tắc xây dựng nhân vật lịch sử là tôn trọng sự khách quan. Có thể thấy rõ điều này qua nhân vật Trần Ích Tắc. Đặt nhân vật Trần Ích Tắc vào một hoàn cảnh lịch sử, bằng chính cái tốt cái xấu, bản tính và sự suy nghĩ của nhân vật hiện lên một cách chân thực, tự nhiên. Tác giả kín đáo để nhân vật Trần Nhân Tông về quan điểm của mình. Với thế mạnh như vũ bão của giặc Nguyên, đến người như ta còn có lúc xao lòng nữa huống chi là những người khác. Việc phản bội dân tộc của Trần Ích Tắc được là một sai lầm của con người trong hoàn cảnh lịch sử nhất định nào đó. Cũng giống như vị Thái sư Trần Thủ Độ, bởi vì lịch sử đã chọn ông vào thời điểm nhạy cảm như thế, lại có cái tài kinh luân đến thế thì cái việc vật đổi sao dời lắm công nhiều tội cũng là một tất yếu của lịch sử. Đó là cái nhìn khách quan, độ lượng thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào con người. Tình cảm ấy, thái độ ấy còn được tác giả thể hiện qua ngôn ngữ kể chuyện. Có nhiều nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về nhân vật Chiêu Hoàng cho rằng Chiêu Hoàng là người bị ruồng bỏ,

sống ẩn dật, không có sức sống. Nhưng thông qua người kể chuyện trong tập

Bão táp cung đình đã cho ta thấy được một Chiêu Hoàng không phải như thế. Bà hết sức thông minh, biết nhận ra sự gian trá của Thái sư Trần Thủ Độ, biết khuyên Trần Cảnh nên mở bổn tâm để cho dân chúng được nương nhờ. Đối với nhân vật Huyền Trân công chúa, người ta thường xây dựng nhân vật này như một nạn nhân, bị hi sinh cho mục đích chính trị, ngoại giao. Các tác phẩm trước đây, như Cánh buồn thoát tục của Lan Khai, lại hư cấu và cho rằng Huyền Trân hi sinh tình yêu của mình với Trần Khắc Chung để vâng mệnh vua cha lấy Chế Mân, và sau này khi vua Chế Mân của nước Chiêm chết đi Trần khắc Chung đã sang cứu lấy Huyền Trân cùng nhau sống nơi bồng lai tiên cảnh của tình yêu. Trong Bão táp triều Trần, Hoàng Quốc Hải luôn thể hiện một cái nhìn khách quan trong kể chuyện. Nhờ đó phẩm chất anh hùng của Huyền Trân công chúa đã hiện rõ Huyền Trân là người phụ nữ kiên nghị, sáng suốt, có ý thức xây dựng và củng cố tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Chiêm. Đặc biệt, không hề kỳ thị dân tộc, luôn có ý thức khuyên Chế Mân thực hiện các sách lược trị nước. Bão táp triều Trần không xa rời chính sử, khẳng định đúng giá trị của nhân vật lịch sử. Dựa trên sự khách quan công bằng, người kể chuyện đã thể hiện quan điểm của mình đối với các nhân vật.

Theo nhà văn Hoài Anh, điểm nổi bật của Bão táp triều Trần là tác giả đã dựa vào tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá nhân vật anh hùng. Con người trong

Bão táp triều Trần không chỉ mang tính cao siêu, vĩ đại mà còn có những con người của bóng tối, sự giả dối, phản bội.

Viết tiểu thuyết lịch sử, cái khó là nhà văn vừa phải đương đảm bảo tính khách quan chân xác của lịch sử vừa phải hư cấu sáng tạo. Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử không phải là bản sao nhân vật lịch sử. “Với những nhân vật hay sự kiện lịch sử đã được định hình thì nhà văn phải tôn trọng, còn nếu muốn đặt lại vấn đề về nhân vật hay sự kiện đó thì phải tìm được cách lý giải

thật thấu đáo” [1]. Điều quan trọng là tác giả không chỉ cung cấp những sự kiện, nhân vật của lịch sử mà còn phải chuyển tải được những thông điệp mà tác giả gửi gắm.

3.2.2. Trao điểm nhìn cho nhân vật

Khái niệm “điểm nhìn” mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức đánh giá cảm thụ của chủ thể đối với thế giới, bởi nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hóa.

Trong văn bản, vấn đề quá trình sáng tạo lời mang tính cách hoàn chỉnh, được thể hiện dưới dạng là tài liệu viết, được trau chuốt theo loại hình tài liệu ấy, gồm có tên gọi (tên tác phẩm) được liên hệ với nhau bằng từ ngữ, ngữ pháp và có một hướng nhất định và một mục tiêu thực dụng. Trong một tác phẩm mọi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra. Có thể gặp trong tác phẩm, người trần thuật, người kể chuyện đồng thời là nhân vật, điều này chỉ là hoàn toàn tương đối, và mang ý đồ nghệ thuật. “Còn khi người trần thuật dựa vào điểm nhìn nhân vật để thuật, thì lại xẩy ra tình hình là nhân vật nhìn, cảm nhưng không thuật, còn người trần thuật, nhưng không cảm. Có người gọi đây là hình thức trần thuật “Vô nhân xưng”, “vận dụng các hình thức điểm nhìn tổ chức chúng thành chỉnh thể là một nhiệm vụ then chốt, sáng tạo” [31, 151]. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, thì “điểm nhìn nhân vật là nhìn theo cá tính, địa vị, tâm lý nhân vật” [31, 151].

Trong Bão táp triều Trần Hoàng Quốc Hải đã rất linh hoạt trong việc tổ chức điểm nhìn trần thuật. Bên cạnh sử dụng điểm nhìn bên ngoài khách quan của người trần thuật, tác giả còn trao điểm nhìn cho nhân vật, chuyển điểm nhìn vào bên trong. Nhân vật anh hùng được thể hiện từ nhiều góc nhìn khác nhau. Theo Trần Đình Sử, điểm nhìn của nhân vật được xuất phát từ tâm lý

của nhân vật, theo cả cá tính và cả địa vị của nhân vật đó nữa. Hoàng Quốc Hải đã lùi điểm nhìn về quá khứ, trao điểm nhìn cho các nhân vật.

Điểm nhìn nhân vật chỉ là một ước lệ hình thức để kể một câu chuyện nào đó. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Việc phối hợp và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong sẽ giúp cho nhà văn có điều kiện khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, nhà văn có đủ điều kiện để đi sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tả một cách sinh động những tâm trạng nhân vật. Chứng kiến cảnh tắm của Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, Lê Văn Hưu hết sức vui mừng bởi theo ông đây không phải là “cuộc tắm gọi bình thường, mà là một nghĩa cử cao cả và đúng lúc, đúng thời của các bậc đại trí” [13, 316].

Tác giả đã đặt nhân vật anh hùng qua cái nhìn, sự đánh giá của các nhân vật trong tác phẩm mà không can dự vào sự đánh giá hay cái nhìn ấy. Nhân vật Trần Khắc Chung, hiên ngang vào chốn giặc giữ làm rạng rỡ khí tiết của Đại Việt. Sự dũng cảm của Trần Khắc Chung đã khiến cho công chúa Huyền Trân đem lòng ngưỡng mộ, qua lời kể của Lão Dương, Khắc Chung hiện lên trong sáng, thể hiện khí tiết của người anh hùng. “Một người khí tiết như thế còn gì để phẩm bình” [14, 100]. Hoàng Quốc Hải không trực tiếp nhận xét đến các nhân vật của mình, ông chủ động trao cái nhìn đó cho chính các nhân vật anh hùng trong tác phẩm. Đây là điểm khác với các tiểu thuyết lịch sử đã viết về triều đại nhà Trần trước đó.

Khác với nhân vật Trần Khắc Chung công chúa An Tư, công chúa Huyền Trân là những người phụ nữ hi sinh vì nghĩa lớn, nhưng không vì thế mà tác giả trực tiếp thể hiện. Khi Nhân tôn nói về An Tư với sự thương cảm lớn lao “ta càng thấy thương hoàng cô An Tư, vì nước mà hoàng cô phải đem thân làm mồi cho giặc dữ” [14, 168]. Hay Nhân tôn đã nói về tấm lòng hiếu nghĩa

của công chúa Huyền Trân, “Con là đứa con chí hiếu, tận trung ... Chính con sẽ góp phần làm cho vương triều của ta thịnh vượng” [14, 169]. Việc trao điểm nhìn cho các nhân vật được tác giả vận dụng một cách linh hoạt, không chỉ một vài cá nhân trong Bão táp triều Trần đến nhân vật Chế Mân cũng có cái nhìn về Huyền Trân “Ta mãi mãi biết ơn nàng. Nàng trong sáng, trung thực như một tấm kính chiếu yêu” [14, 293]. Chọn một thời điểm lịch sử hết sức nhạy cảm, một nhân vật lịch sử hết sức phức tạp, nếu không tạo được hàng nhiều điểm nhìn khác nhau, Hoàng Quốc Hải chỉ làm sinh động lịch sử bằng cách thêm, hư cấu một số chi tiết. Nhưng trên thực tế, Hoàng Quốc Hải đã xây dựng thành công tác phẩm với cấu trúc mở, giàu tính đối thoại.

Tính hiệu quả của việc lựa chọn điểm nhìn bên trong mà Hoàng Quốc Hải thực hiện trong Bão táp triều Trần là ở chỗ, nhà văn không cần biện giải, bình luận thêm thắt mà tự cái cuộc sống cứ hiện lên rõ ràng hết sức khách quan. Tiểu thuyết hiện đại, với tinh thần tăng tính đối thoại, đã thực hiện sự thay đổi tương quan hết sức quan trọng, vai trò của nhân vật ngang hàng, bình đẳng với vai trò của người kể chuyện. Tác giả đã trao cho nhân vật quyền phát ngôn, những phát ngôn ấy hàm chứa cái nhìn bình đẳng với chủ thể trần thuật.

Để không mất đi tính khách quan trong tác phẩm, tác giả trao điểm nhìn cho nhân vật, qua cái nhìn của nhân vật về nhân vật anh hùng đã thể hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn về người anh hùng.

3.2.3. Đan xen giữa kể và bình trong ngôn ngữ trần thuật

Từ sau 1986, sự đổi mới tư duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù thẩm mĩ trong văn học khiến tiểu thuyết không những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lí ngôn ngữ riêng. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhờ đó đã gặt hái được thành công

trên nhiều phương diện, trong đó không thể không kể đến ngôn ngữ trần thuật. Trong tác phẩm tự sự, “trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật..” [25]. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn. lời nhân vật không được sắp theo thứ tự đối đáp mà đan xen trong lời người trần thuật, vừa kể chuyện vừa tham gia giao tiếp. Nghĩa là giữa những lời đối thoại, có khi vẫn có những phát ngôn lạc khỏi giao tiếp – những phát ngôn mang tính độc thoại của người trần thuật. Ẩn trong một vai giao tiếp, người trần thuật không chỉ trực tiếp trao đổi với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện. Trong nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ trần thuật thường có sự đan xen giữa kể và bình.

Trong Bão táp triều Trần phẩm chất của các nhân vật anh hùng được khắc họa không chỉ qua hành động mà còn qua sự đan xen giữa kể và bình trong ngôn ngữ trần thuật. “An Tư là một cô gái bướng bỉnh, lại được thượng hoàng cưng chiều... đã thích cái gì thì làm cho bằng được. Con gái mà chỉ thích cưỡi ngựa, bắn cung. Thích đi đó, đi đây” [13, 134]. Chỉ một câu kể có thể chứa cả một đoạn trao đổi giữa nhân vật tham gia giao tiếp. Người trần thuật đã lược bỏ hoạt động đối thoại bằng lời chỉ dẫn nhằm tạo những điểm nhấn, biến lời đối thoại thành lời kể. Lời tác giả, lời người trần thuật, lời nhân vật lẫn vào nhau, tạo nên những tranh cãi, đối đáp. Ở Bão táp triều Trần lời người trần thuật đan xen với lời thoại nhân vật được tác giả sử dụng nhằm tăng hiệu quả biểu đạt. Đây là lời kể xen lẫn trong những lời bình giữa các nhân vật. Bằng cách giữ nguyên lời nói của nhân vật trong câu kể, người trần thuật đã chuyển từ lời đối thoại sang lời độc thoại. Rõ ràng, kiểu trần thuật “nhiều giọng” đã giúp độc giả thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật. Sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang lời kể đã làm lạ hóa kiểu trần thuật, tiến tới một kiểu trần thuật đa giọng điệu.

Ngẫm về Trần Quốc Tuấn, người kể chuyện trong Thăng Long nổi giận

tâm sự: “Quốc Tuấn hết sức cảm kích về tấm lòng ưu hậu của Thánh tôn, nhưng trong cuộc đời, ông không quen sử dụng đặc quyền, cho nên dù cho phép ông cũng không làm. Duy nhất có một lần ông phong cho một nhà phú hộ, vì họ dám bỏ ra một ngàn phương thóc để mua chức lang tướng, trong khi ông lại rất cần gạo nuôi quân. Bởi vậy ông đã phong cho họ, nhưng cũng chỉ là chức “Giả lang tướng”. Tức là ông chỉ cho làm lang tướng giả, chứ không cho làm lang tướng thật. Tấm gương cao khiết ấy, có thể soi thấu muôn đời” [13, 155]. Bằng cách so sánh, cảm xúc lạ lùng, vừa bình yên, vừa tự hào về người anh hùng. Lời kể đan xen với lời bình luận khi lời người kể chuyện, lời nhân vật, lời tác giả hòa làm một để cùng đánh giá một vấn đề. Trong nhiều trường hợp, sự hòa trộn giữa lời kể và lời bình thường đem lại những câu văn đẹp rõ nghĩa. Đây là lời bình trong mạch kể của người kể chuyện về lòng trung thành, sự liêm khiết của anh hùng Trần Quốc Tuấn. Thánh tôn nhìn Quốc Tuấn với cái nhìn bộc lộ hết những cá tính, thể hiện rõ tâm tư tình cảm của nhân vật anh hùng này. Bằng lối kể chuyện tình cảm, nhưng lại hết sức sâu sắc với những lời bình luận sắc sảo đã làm người đọc có cách nhìn rõ hơn về con người này.

Điều văn học quan tâm đó là nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ, ngôn từ của

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w