6. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Ngôn ngữ nhân vật
Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh những kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lý, thị hiếu nhân vật. Đằng sau mỗi câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Trong cuộc sống không có việc người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy mà nhà văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. Trong các tác phẩm tự sư nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỷ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật.
Trong hệ thống tiểu thuyết Việt Nam đương đại, có rất nhiều tác giả đã chú ý viết bằng thứ ngôn ngữ thuần việt, gần gũi dễ hiểu với sự đa sắc của đời sống hiện thực, hệ thống ngôn ngữ đó mang đặc tính của hiện thực.
Bão táp triều Trần, là bộ tiểu thuyết như vậy. Với hệ thống nhân vật đông đảo lên tới hàng nghìn, các nhân vật cách chúng ta hàng thế kỷ nhưng hệ thống nhân vật trong bộ tiểu thuyết vẫn thật gần gũi với độc giả. Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương diện được các nhà tiểu thuyết viết về lịch sử đặc biệt quan tâm. Khi cầm bút, điều mà các nhà văn đặt ra và quan tâm đó là nên sử dụng loại ngôn ngữ nào, cho hệ thống nhân vật lịch sử của mình, để nhân vật đó có thể chuyển tải được những vấn đề trong cuộc sống của các triều đại trước đây, để cho các thế hệ hôm nay hiểu được cuộc sống của con người khi xưa, không làm giảm đi đặc điểm của lịch sử trong đó.
M. Bakhtin đã đề cao hệ thống ngôn ngữ trong mỗi tiểu thuyết, đặc biệt là lời nói của các nhân vật, “đó là hình thức mà bất cứ tiểu thuyết nào cũng dùng không có ngoại lệ - đó là lời nói của các nhân vật” [22].
Hệ thống ngôn ngữ của Bão táp triều Trần rất đa dạng, tác giả đã làm sống lại những nhân vật lịch sử qua việc sử dụng một ngôn ngữ phù hợp. Hoàng Quốc Hải đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ cho nhân vật dễ nghe, không cổ quá và không hiện đại quá.
Nhận xét về tác phẩm Ai lên phố cát của Lan Khai Vũ Ngọc Phan cho rằng, trong một quyển tiểu thuyết việc không cầu toàn đúng sự thật những cử chỉ của các nhân vật cũng cần phải đúng thời đại. Vào thời của Mạc Đăng Dung mà lời nói của một vị tiểu thư lại quá “tây” kiểu “Thế mà ta đã yêu Vũ Mật” [29, 86]. Theo Vũ Ngọc Phan đây là lời nói của người Âu Tây không phù hợp với con người lúc đó. Đây là một phát hiện, tinh tế của Vũ Ngọc phan. Khi chạm vào lịch sử, mọi sáng tạo nghệ thuật đều phải dựa trên lịch
sử. Nhầm lẫn đó sẽ gây nên những phản cảm cho độc giả hôn nay. Đó quả là một yêu cầu không dễ với các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử.
Trong Bão táp triều Trần Hoàng Quốc Hải thông qua ngôn ngữ của nhân vật, người đọc cảm nhận được sự gần gũi thân thiết với các nhân vật, lo nghĩ hay trò chuyện với các nhân vật.
Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm lấy các sự kiện, biến cố, các nhân vật lịch sử để làm đề tài, cảm hứng sáng tạo. Đó là các sự kiện hay cuộc sống của những số phận đã qua. Nhiệm vụ của nhà văn là khơi dậy ở những người đọc hôm nay không khí của thời đại trước đó, để phân biệt được lớp người ngày trước và lớp người ngày nay. Câu chuyện tiểu thuyết trong Bão táp triều Trần nói lên mối quan hệ xung quanh nhà Trần, câu chuyện gắn bó giữa các nhân vật với các sự kiện, vì thế mà nhân vật trong tiểu thuyết đều thể hiện thứ ngôn ngữ trong cung đình là nhiều, mỗi một nhân vật trong tiểu thuyết đều được gắn với các chức phận khác nhau không ai giống ai và các chức phận đó là cách xưng hô theo quy phạm.
Vị trí của một vị vua bao giờ cũng lớn hơn cả và được tôn trọng nhất, cho dù đó là những ông cụ, bà cụ những người già tuổi cũng phải kính cẩn nghiêng mình, phải “xin”, phải “tâu”, bẩm, vâng. Khi xưng thì họ xưng là “Trẫm”, còn các quan thì giọi là các “Khanh”. “Muôn tâu thánh thượng, tôn chiêu quốc triều ta mà quan Thừa chỉ vừa dâng, thần thấy rất hợp chẳng hay tôn ý của bệ hạ như thế nào?” [12].
Trong Bão táp cung đình khi các quan cho ý kiến về việc có nên mời các cụ bô lão trong khắp cả nước để lấy ý kiến nên đánh giặc hay nên hòa hoãn với giặc, vua nhân tôn hỏi: “Quốc phụ và Quốc thúc còn kế sách gì thật hoàn hảo cho công cuộc phòng bị đất nước?” [12, 337]. Quang Khải bèn tâu: “Bẩn thượng hoàng, bẩn quan gia, theo ý thần thì các kế sách từ việc binh, việc
lương đến việc bố phòng binh lực, việc bang giao thủy điều có phương lược rõ ràng thần dân trong nước đều được vỗ về” [12, 337].
Cách chúc mừng khi gặp nhà vua: “Chúc thượng hoàng bình an, Thượng hoàng thiên tuế! Thiên... Thiên...T...u...ế!” [14, 131].
Ngôn ngữ của nhân vật trong Bão táp triều Trần còn được thể hiện trong hệ thống ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo. Thể hiện được ngôn ngữ của các nhân vật mang màu sắc tôn giáo là nhà văn đã tăng thêm độ chân thực, cũng như tái hiện lại không khí của thời đại đó. Trong thời đại nhà Trần, Phật giáo phát triển mạnh. Vì vậy cũng rất tự nhiên ngôn ngữ Phật giáo đã gắn với ngôn ngữ nhân vật. Trong Huyền Trân công chúa, Huyền Trân nói với Bích Huệ và Thúy Quỳnh “Các em có nhớ hôm ở chùa Phổ Minh phụ hoàng ta đã nói, người khuyên các vị trưởng lão các tăng gì hay răn dạy dân chúng đừng tin vào những điều dị đoan nhảm nhí” [14, 22]. Vua Nhân tôn đăng đàn tại chùa Phổ Minh ngài đã dạy: “... dứt bỏ ái ân phú quý, vinh hoa, trừ khử lòng ngã chấp, ngã dục để chuyên tâm tu đạo” [14, 49].
Rải rác trong các tập của Bão táp triều Trần các nhân vật luôn nhắc đến việc phải đi tu để trở thành Phật, đề cao tính Phật. Vua Nhân tôn nói chuyện với Lão Dương ta thấy được Phật giáo đã ăn sâu vào trong mỗi con người, và họ sẵn sàng đi theo Phật mà đại diện ở đây là các bậc minh quân, phải có cái tâm nếu tâm lớn ắt sẽ chín quả “Việc tu đạo là cốt ở tu tâm, tâm lớn ắt sẽ thành quả phúc. Phật là đạo. Đạo cao như nước dung dị như nước, không phân chia thứ bậc trên dưới thứ bậc là đạo” [14, 3]. Một số nhân vật trong đó cũng đã nói với nhau bằng ngôn ngữ của nhà Phật như: Đạo pháp, Giảng kinh, Thuyết pháp, Thư tĩnh, Đạo sĩ...
Như vậy, ngôn ngữ nhân vật trong Bão táp triều trần đã thể hiện tính cổ kính, tính xa xưa của lịch sử của triều đại nhà Trần, lớp ngôn ngữ này được xem là có vai trò quan trọng để tạo nên thời đại hào hùng, với hào khí của
Đông A cho tiểu thuyết lịch sử. Lớp ngôn ngữ của nhân vật đã làm cho người đọc hiểu hơn về các vương triều trong triều đại nhà Trần.
Nếu chỉ khai thác ngôn ngữ cổ kính, tiểu thuyết lịch sử không khác là bao so với các cuốn sử biên niên, chỉ thuần túy là ghi chép lại những thông số mà việc đó đã diễn ra. Chất tiểu thuyết sẽ không còn nữa. Trong Bão táp triều Trần, ngoài lớp ngôn ngữ cổ kính Hoàng Quốc Hải con dùng thêm lớp ngôn ngữ của đời sống bình thường. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải được nói chuyện suy nghĩ theo cách bình thường, không bị gò bó vào quy phạm nào. Đây được xem là sự phá cách, vượt chuẩn của các nhà văn viết về tiểu thuyết lịch sử. Với cách sử dụng hai lớp ngôn ngữ cổ kính và dân gian như vậy tiểu thuyết Hoàng Quốc Hải đã làm cho người đọc thấy được rằng: Lịch sử là có thật, và thực sự là lịch sử cũng thật gần gũi với tất cả chúng ta, dù những sự kiện đó đã xẩy ra rất lâu rồi, toàn bộ tính cách, tình cảm của nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ của nhân vật đó. Ông đã nhìn lịch sử tái tạo nhân vật lịch sử bằng cái nhìn của con người đương đại. Tác giả đã vận dụng việc nhân vật được sinh ra ở đâu thì tất nhiên cách hành xử, lời ăn tiếng nói cũng giống như ở đó, điều này làm cho sự tự nhiên của nhân vật được bộc lộ, không gượng ép khi nói hay trong hành động ngôn ngữ. Nhân vật còn được làm nổi bật tính chân thực giản dị, tự nhiên. Lúc Hưng Đạo gặp công chúa An Tư ông đã hỏi một câu khiến cho cả chúng ta thấy đươc tình cảm mà ông giành cho An Tư “Vậy chớ em ta đi đâu về đó?” [13, 83], cũng như An tư nói với Đạo Tái “May quá! vẫn còn kịp, sang canh mới đi chứ” [13, 172].
Trần Thủ Độ trước khi cướp được chính quyền từ tay nhà Lý, ông vốn là ngư dân chuyên nghề chài lưới, bởi vậy cách nói năng của ông cũng hết sức tự nhiên, có gì nói nấy lại nói giọng rất to. Khi vợ chồng ông cùng nói chuyện với nhau, ta có cảm giác Trần Thủ Độ không còn là một Thái sư chuyên
quyền, ông cũng như bao gia đình khác cũng có giận hờn, yêu thương. “Tưởng chuyện gì khó, chứ chuyện ấy trong tầm tay tôi. Bà cứ nói tên họ nó cùng quê quán làng xã để tôi biên lại thế nào tôi cũng cho nó làm câu đương” [13, 162]. Với Trần Thị Dung cách ăn nói của bà cũng rất mộc mạc, không khác khi bà còn ở làng quê là mấy, “Chẳng qua là vợ chồng cùng ăn ở với nhau, quen hơi bén tiếng, ông đi, vắng của vắng nhà, tôi cũng hỏi thế thôi” [13, 162]. Khoảng cách sử thi của sự kiện lịch sử và nhân vật được thu hẹp nhờ lớp ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, sống động. Có bà lão khi vào cung của Trần Thị Dung mà ngôn ngữ như ở chợ vậy, “Ối cô ơi là cô, mà suýt chút nữa cháu cô bỏ mạng rồi cô ơi” [13, 163]. Khi nhẹ nhàng tình cảm, cũng có khi giọng điệu điêu ngoa, lớp ngôn ngữ đời thường này đã làm cho hệ thống nhân vật trong Bão táp triều Trần thêm sinh động và có tính nghệ thuật cao.
Với nhân vật công chúa An Tư, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã đặt cái tốt lên trên cái xấu. Ngôn ngữ nhân vật được diễn đạt theo tới những giới hạn của nó. Những trang viết về tình yêu, về cái đẹp được tạo nên bởi ngôn ngữ bóng bẩy đầy chất thơ. “Chiêu Thành Vương nắm lấy hai bờ vai của công chúa lắc nhẹ, rồi đặt lên đôi mắt lim dim, đôi môi chúm chím như nụ hồng hàm tiếu kia những chiếc hôn ngọt ngào” [13, 253], công chúa ngả vào lòng chàng nũng nịu: “Em bắt đền vương đấy, trời sáng mất rồi, đêm nay chàng phải trở lại lầu Thiền Quang đấy nhé” [13, 261].
Ngôn ngữ nhân vật anh hùng mang sắc thái đời thường, đã rút ngắn khoảng cách sử thi, người đọc có thể khám phá sự sâu sắc của lịch sử. Lịch sử không phải là để “thờ cúng” mà đó chính là cuộc sống sôi động.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải mượn lịch sử làm phương tiện chuyển tải những quan điểm của mình về quá khứ và hiện tại, điều này làm cho ngôn ngữ nhân vật của ông xuất hiện thứ ngôn ngữ triết lý. Ngôn ngữ này chủ yếu xuất hiện ở những lời độc thoại của nhân vật, nhân vật Yến Ly trong tập
Thăng Long nổi giận suy nghĩ về Hưng Đạo “Vì sao đại vương lại tốn công nhọc sức tìm kiếm gia đình ta vậy” [13, 214]. hay với việc Yến Ly nghĩ về An Tư như: “Chị ấy tưởng ta dễ dàng nghe theo lòng tốt chị ấy chắc. Ôi sao người Đại Việt họ trung hậu làm vậy” [13,538]. Nhiều nhân vật trong Bão táp triều Trần của nhà văn, Hoàng Quốc Hải thường sống trong dòng độc thoại của nội tâm. Đó là lúc họ đối diện với bản thân họ, bày tỏ ý nguyện của mình về cuộc đời và về con người.
Những ngôn ngữ mang tính triết lý của nhân vật trong Bão táp triều Trần
của Hoàng Quốc Hải không phải là những từ khô cứng, khuôn mẫu, mà điều này làm cho từ ngữ giàu hình tượng. Làm cho nhân vật bộc lộ suy nghĩ của mình về quá khứ, để người đọc cùng suy luận về các vấn đề đó.
Ngôn ngữ nhân vật là một bộ phận quan trọng tạo thành chỉnh thể trong hệ thống lời văn tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Nhưng cũng như các tiểu thuyết đơn thanh, ngôn ngữ và cái nhìn nhân vật luôn bị chi phối bởi tầm nhìn và phụ thuộc vào người kể chuyện. Trong tiểu thuyết Hoàng Quốc Hải, ngôn ngữ nhân vật là yếu tố quan trọng khu biệt tính cách, tâm lý và cách ứng xử của nhân vật ấy với tư cách là “con người”. Đó là một phương diện thành công của Hoàng Quốc Hải trong việc “tiểu thuyết hóa” lịch sử.
KẾT LUẬN
1. Ngày nay, đề tài lịch sử luôn là miền đất hấp dẫn để các nhà văn như Hoàng Quốc Hải sáng tạo, và khai phá. Để lựa chọn đề tài khó khăn này, đòi hỏi các nhà văn phải có năng lực thực sự, biết đi sâu, đào sát vào tận gốc rễ của thế giới nhân vật. Thời kỳ đổi mới, sự cởi mở của thời kỳ này đã tạo nên những điều kiện thuận tiện cho nhà văn thể hiện và phát triển, sáng tạo. Trong không khí ấy tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, đã có những bước đột phá, đổi mới cả về nội dung lẫm nghệ thuật, mà Bảo táp triều Trần là một điển hình.
2. Lấy lịch sử làm chất liệu sáng tác, Hoàng Quốc Hải không làm kẻ theo chân lịch sử, tác giả đã thể hiện quan điểm mới về nhân vật, đặc biệt là những nhân vật anh hùng. Tác phẩm đã tiểu thuyết hóa lịch sử, với một cái nhìn mới mẻ, hiện đại. Ông đã phát huy tính độc lập sự khách quan, sáng tạo và ưu thế của một nhà tiểu thuyết trong việc khắc họa nhân vật anh hùng. Nhờ đó Bão táp triều Trần đã đưa đến cho ta những hiểu biết sâu sắc về lịch sử, đôi khi còn nhiều hơn những gì mà khoa học đã cung cấp. Các nhân vật anh hùng, trong Bão táp triều Trần không chỉ biết đánh nhau, hành động mạnh mẽ, lập nên những chiến công hiển hách mà còn biết khóc, giận hờn, ghen tuông... Lịch sử cũng là cuộc sống, vì thế không nên đánh giá chỉ bằng giá trị sử học, mà nên nhìn nhận lịch sử trên nhiều phương diện khác nhau. Trong đó nhà văn đặc biệt chú ý đến góc nhìn của văn hóa. Góc nhìn này đã làm rõ ưu thế trong việc làm sống dậy cả một bề dày lịch sử văn hóa dân tộc, đồng thời giúp người đọc nhìn nhận đánh giá nhiều vấn đề của xã hội một cách sâu sắc hơn, tạo nên mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại. Thông qua tiểu thuyết lịch sử để nghĩ về cuộc sống hôm nay, vấn đề để đánh giá về con người, về tri thức, hay là về việc xác định đường lối phát triển của đất nước. Đó là vấn đề đặt ra trong Bão táp triều Trần, qua nhân vật người anh hùng.
3. Bão táp triều Trần có khởi đầu và kết thúc theo văn bản nhưng tựa như sự mở hay sự khép chỉ là tương đối, bởi một lẽ tâm thế, hồn vía của bộ sách đã hướng tới cái đích là con người và tổ quốc. Con người ở đây gồm nhiều tầng nhiều lớp khác nhau, nhiều tôn giáo sắc tôc, địa vị khác nhau. Còn tổ quốc ở đây thì sự trung thành là danh dự của từng cá thể trong một công đồng