Trao điểm nhìn cho nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 97 - 99)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Trao điểm nhìn cho nhân vật

Khái niệm “điểm nhìn” mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức đánh giá cảm thụ của chủ thể đối với thế giới, bởi nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hóa.

Trong văn bản, vấn đề quá trình sáng tạo lời mang tính cách hoàn chỉnh, được thể hiện dưới dạng là tài liệu viết, được trau chuốt theo loại hình tài liệu ấy, gồm có tên gọi (tên tác phẩm) được liên hệ với nhau bằng từ ngữ, ngữ pháp và có một hướng nhất định và một mục tiêu thực dụng. Trong một tác phẩm mọi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra. Có thể gặp trong tác phẩm, người trần thuật, người kể chuyện đồng thời là nhân vật, điều này chỉ là hoàn toàn tương đối, và mang ý đồ nghệ thuật. “Còn khi người trần thuật dựa vào điểm nhìn nhân vật để thuật, thì lại xẩy ra tình hình là nhân vật nhìn, cảm nhưng không thuật, còn người trần thuật, nhưng không cảm. Có người gọi đây là hình thức trần thuật “Vô nhân xưng”, “vận dụng các hình thức điểm nhìn tổ chức chúng thành chỉnh thể là một nhiệm vụ then chốt, sáng tạo” [31, 151]. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, thì “điểm nhìn nhân vật là nhìn theo cá tính, địa vị, tâm lý nhân vật” [31, 151].

Trong Bão táp triều Trần Hoàng Quốc Hải đã rất linh hoạt trong việc tổ chức điểm nhìn trần thuật. Bên cạnh sử dụng điểm nhìn bên ngoài khách quan của người trần thuật, tác giả còn trao điểm nhìn cho nhân vật, chuyển điểm nhìn vào bên trong. Nhân vật anh hùng được thể hiện từ nhiều góc nhìn khác nhau. Theo Trần Đình Sử, điểm nhìn của nhân vật được xuất phát từ tâm lý

của nhân vật, theo cả cá tính và cả địa vị của nhân vật đó nữa. Hoàng Quốc Hải đã lùi điểm nhìn về quá khứ, trao điểm nhìn cho các nhân vật.

Điểm nhìn nhân vật chỉ là một ước lệ hình thức để kể một câu chuyện nào đó. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Việc phối hợp và di chuyển điểm nhìn bên ngoài và bên trong sẽ giúp cho nhà văn có điều kiện khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, nhà văn có đủ điều kiện để đi sâu vào cả tầng vô thức cũng như miêu tả một cách sinh động những tâm trạng nhân vật. Chứng kiến cảnh tắm của Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải, Lê Văn Hưu hết sức vui mừng bởi theo ông đây không phải là “cuộc tắm gọi bình thường, mà là một nghĩa cử cao cả và đúng lúc, đúng thời của các bậc đại trí” [13, 316].

Tác giả đã đặt nhân vật anh hùng qua cái nhìn, sự đánh giá của các nhân vật trong tác phẩm mà không can dự vào sự đánh giá hay cái nhìn ấy. Nhân vật Trần Khắc Chung, hiên ngang vào chốn giặc giữ làm rạng rỡ khí tiết của Đại Việt. Sự dũng cảm của Trần Khắc Chung đã khiến cho công chúa Huyền Trân đem lòng ngưỡng mộ, qua lời kể của Lão Dương, Khắc Chung hiện lên trong sáng, thể hiện khí tiết của người anh hùng. “Một người khí tiết như thế còn gì để phẩm bình” [14, 100]. Hoàng Quốc Hải không trực tiếp nhận xét đến các nhân vật của mình, ông chủ động trao cái nhìn đó cho chính các nhân vật anh hùng trong tác phẩm. Đây là điểm khác với các tiểu thuyết lịch sử đã viết về triều đại nhà Trần trước đó.

Khác với nhân vật Trần Khắc Chung công chúa An Tư, công chúa Huyền Trân là những người phụ nữ hi sinh vì nghĩa lớn, nhưng không vì thế mà tác giả trực tiếp thể hiện. Khi Nhân tôn nói về An Tư với sự thương cảm lớn lao “ta càng thấy thương hoàng cô An Tư, vì nước mà hoàng cô phải đem thân làm mồi cho giặc dữ” [14, 168]. Hay Nhân tôn đã nói về tấm lòng hiếu nghĩa

của công chúa Huyền Trân, “Con là đứa con chí hiếu, tận trung ... Chính con sẽ góp phần làm cho vương triều của ta thịnh vượng” [14, 169]. Việc trao điểm nhìn cho các nhân vật được tác giả vận dụng một cách linh hoạt, không chỉ một vài cá nhân trong Bão táp triều Trần đến nhân vật Chế Mân cũng có cái nhìn về Huyền Trân “Ta mãi mãi biết ơn nàng. Nàng trong sáng, trung thực như một tấm kính chiếu yêu” [14, 293]. Chọn một thời điểm lịch sử hết sức nhạy cảm, một nhân vật lịch sử hết sức phức tạp, nếu không tạo được hàng nhiều điểm nhìn khác nhau, Hoàng Quốc Hải chỉ làm sinh động lịch sử bằng cách thêm, hư cấu một số chi tiết. Nhưng trên thực tế, Hoàng Quốc Hải đã xây dựng thành công tác phẩm với cấu trúc mở, giàu tính đối thoại.

Tính hiệu quả của việc lựa chọn điểm nhìn bên trong mà Hoàng Quốc Hải thực hiện trong Bão táp triều Trần là ở chỗ, nhà văn không cần biện giải, bình luận thêm thắt mà tự cái cuộc sống cứ hiện lên rõ ràng hết sức khách quan. Tiểu thuyết hiện đại, với tinh thần tăng tính đối thoại, đã thực hiện sự thay đổi tương quan hết sức quan trọng, vai trò của nhân vật ngang hàng, bình đẳng với vai trò của người kể chuyện. Tác giả đã trao cho nhân vật quyền phát ngôn, những phát ngôn ấy hàm chứa cái nhìn bình đẳng với chủ thể trần thuật.

Để không mất đi tính khách quan trong tác phẩm, tác giả trao điểm nhìn cho nhân vật, qua cái nhìn của nhân vật về nhân vật anh hùng đã thể hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn về người anh hùng.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 97 - 99)