Những người phụ nữ biết hi sinh vì nghĩa cả

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 77)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Những người phụ nữ biết hi sinh vì nghĩa cả

Bằng trí tưởng tượng phong phú, với sự say mê nghiên cứu, Hoàng Quốc Hải đã “bù đắp lịch sử” để từ những sự kiện, nhân vật thật của lịch sử thăng hoa thành sự thật nghệ thuật. Bão táp triều Trần mang trong mình nó tính chất sử thi, khi được tác giả vẽ nên bức tranh hoành tráng của triều đại mang hào khí Đông A, từ buổi đầu mới dựng nước cho tới khi sụp đổ. Có một không gian rộng lớn, từ đời sống trong cung đình, ngoài xã hội, từ nhà vua cho tới các võ tướng của triều đình, từ các vương công tử cho tới các công chúa, từ Chiêm Thành tới Mông Cổ xa xôi. Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng

Quốc Hải là bản anh hùng ca chống ngoại xâm, và là một thiên tình ca, áng bi hận tình của triều đại nhà Trần.

Không phải ngẫu nhiên Hoàng Quốc Hải viết tập Huyền Trân công chúa

trước tiên rồi mới viết đến các tập tiếp theo. Có lần Hoàng Quốc Hải đã tâm sự “sau khi viết Huyền Trân công chúa, tôi mới cảm thấy rằng mình có duyên với lịch sử, nên bắt đầu quay lại viết”.

Sau những nhân vật minh quân, các vị tướng lĩnh là hình ảnh người phụ nữ cao cả. Các nhân vật nữ trong Bão táp triều Trần, không đứng ngoài vận nước. Họ sẵn sàng hi sinh bản thân mình để sức cho sự bình yên của giang sơn xã tắc.

Điển hình cho những người phụ nữ biết hi sinh vì nghĩa cả là nàng công chúa Huyền Trần.

Đứng trước mối lo lớn của dân tộc, đang bị quân Nguyên – Mông nhòm ngó kế sách của nhà vua là phải liên kết với các nước láng giềng để giảm mối hiểm họa từ phía Chiêm Thành. Sống trong cung được bao bọc yêu thương hết mực, với bao nhiêu những dự định ước mơ hoài bão, khi được vua cha nói về chuyện gả mình cho vua Chiêm Thành Huyền Trân công chúa đã ứa lệ: “Công chúa bặm môi ứa lệ, nàng không có mặc cảm gì oán thán vua cha, hoặc tiếc nuối cho thân phận mình, mà chỉ thấy xót thương cho vua cha. Vua cha suốt một đời lận đận, hết lo đánh giặc lại lo an dân. Việc gì người cũng phải để tâm tới. Người tác thành cho ta ôi cái chuyện lương duyên đó, biết đâu chẳng phải là vận số. Vả lại, người chẳng nói đăt lên vai ta một trọng trách thu hồi miền đất hai châu. Vậy đó còn là nghĩa vụ đối với quốc gia nữa...”. Tính cách của công chúa, suy nghĩ về lễ và nghĩa trước sau, nàng khiến vua cha “sung sướng”. Việc báo hiếu cho vua cha việc giữ hòa hiếu giữa hai dân tộc Việt – Chiêm là điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa với Huyền Trân lúc này. “bẩn phụ vương, ơn sinh thành của phụ vương cao sâu như trời bể, con

dẫu có xông pha vào nước lửa hiểm nguy muôn chết cũng chưa hề dễ báo đền được gang tấc, xin phụ vương chớ có bận tâm nhiều tới tấm thân bé mọn của con” [14, 169].

Là người luôn biết quan tâm và chăm sóc mọi người, nghe nguyện vọng của nhà vua, Huyền Trân không khỏi phân vân, nàng biết vua cha khó khăn trong việc này. Không suy nghĩ lâu, Huyền Trân quyết tâm làm theo yêu cầu của nhà vua, vì đấng sinh thành, vì khát vọng tự do của dân tộc, nàng xem việc lấy Chế Mân như là duyên số trời ban. Nàng biết thân phận của nàng là công chúa, là người đại diện cho quốc gia dân tộc. Huyền Trân đã không ngại gian nan tập trung vào học tập tìm hiều văn hóa của đất nước Chiêm. Với nàng “phận gái, tôi không muốn đen thân tới xứ lạ để thờ người khác giống. Song vì thượng hoàng thương đám lê dân cả hai nước, vô cớ lại cứ phải dính vào chuyện can qua” [14, 217].

Trong những tác phẩm viết về triều Trần Huyền Trân được xây dựng như nạn nhân của việc cống nạp. Nàng hi sinh vô ích cho mục tiêu chính trị, ngoại giao. Đã có thuyết nói: Truyện thơ Vương Trường là do các nho sĩ đời nhà Trần mượn tích Chiêu Quân cống Hồ để phúng thích như nhà Trần gả Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân, rõ đây là mang ý kỳ thị dân tộc. Nhưng với Huyền Trân công chúa trong Bão táp triều Trần, tác giả đã xây dựng một Huyền Trân kiên nghị, sẵn sàng làm những điều nàng cho là sáng suốt với ý thức xây dựng và củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Chiêm, sự an nguy của nhân dân hai nước khiến nàng bất chấp hiểm nguy. Khác với nàng Chiêu Quân, chỉ là một cung nữ của vua Hán, địa vị của công chúa Đại việt khiến Huyền Trân làm được điều đó. Việc xây dựng thành công nhân vật Huyền Trân đã nâng cao chủ đề tư tưởng của tác phẩm, mang tính thời sự và lâu dài.

Cũng là công chúa nhưng An Tư khác với Huyền Trân, hoàn cảnh của An Tư cũng khác với cuộc đời Huyền Trân, Huyền Trân sang nước Chiêm là để làm dâu, lam vợ của vua nước Chiêm, nhiệm vụ là giữ hòa hiếu giữa hai nước, cứu nhân dân hai nước trước họa xâm lăng. Với công chúa An Tư, sự hi sinh của Nàng thật đau đớn, nàng là cống phẩm cho tướng giặc Thoát Hoan để giữ chân quân giặc cho quân và dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị.

Là công chúa của nhà Trần, trách nhiệm của An Tư cũng vô cùng lớn lao, nàng xinh đẹp, vui vẻ, thông minh, thích cưỡi ngựa bắn cung, An Tư thích đi “hia” cao tới đầu gối chứ không thích đi “hài”, ngang lưng thì công chúa gài thêm một thanh trường kiếm. Hưng Đạo thầm nghĩ: “Phận gái mà chỉ thích chơi trò cung kiếm như con trai” [13, 83]. Đây là tính cách của An Tư, thể hiện bản lĩnh của người con gái Việt Nam. Nét đẹp của công chúa An Tư, đã khiến sứ thần nhà Tống là Sài Thung phải ngẩn người, vẻ thông minh hóm hính của nàng, như cố ý đùa nghịch ai đó. An Tư dám đứng lên nói thẳng với nhà vua vì những điều chưa hợp lý, có hại cho bá tính. Theo luật của triều đình đã đề ra, lúc vua đi ra đường người dân phải tránh đường cho vua, nếu tránh không kịp thì phải cúi sát vào vệ đường, điều này đà làm cho công chúa An Tư cảm thấy “ghét”. Nàng nói với Nhật Duật và vua Trần Nhân Tôn: “vậy vua đi rong ruổi suốt cả ngày ở ngoài đường, thì dân chúng lọi sông hết à? Dở. Dở lắm. Bỏ cái kiểu đi đứng quá quắt ấy ngay đi, kẻo dân người ta ghét. Em đây cũng ghét nữa là dân” [13, 132].

Ô-mã-nhi bắt sứ của ta là Trung Hiến Hầu và Nguyễn Nhuệ phải đưa được công chúa An Tư cống nạp cho Trấn Nam Vương. Khi biết mọi chuyện, “thế nước đang lâm nguy”, dân tộc đang rất cần mình, An Tư suy nghĩ nhiều lắm. Bằng tình yêu của đối với dân tộc, thương cảm cho An Tư, Chiêu Thành Vương khuyên An Tư nên “gác lại tình riêng đền nợ nước”. An Tư quyết định hiến mình cho nước. Từ giã cuộc sống mà nàng bấy lâu nay đã sống, không

con sự tinh nghịch, nét hồn nhiên mà thay vào đó là tình yêu dân tộc, sự cứng cáp của nàng trước kẻ thù. Vì cả dân tôc đang gồng mình chống giăc Nguyên. An Tư quyết hi sinh bản thân mình, hi sinh tình yêu với Chiêu Thành Vương để đền nợ nước.

Đối với dân tộc, việc cống nạp công chúa An Tư dường như là quốc hận, đắng sâu trong lòng tự trọng mà các bậc chính nhân quân tử, các đấng trượng phụ không chịu được. Sự hiến mình cho nước của An Tư, đã làm thôi thúc toàn dân quyết một lòng đánh lại giặc Nguyên xâm lược. Một số tác phẩm trước đây, các tác giả thường xây dựng nhân vật Chiêu Hoàng như một nhân vật bị động, bị ruồng rẫy, bệnh tật... Như trong Cái Hột Mận của Lan Khai hay trong vở Kịch thơ của Phan Khắc Khoan. Đối với nhà văn Hoàng Quốc Hải, ông đã chủ ý xây dựng một Chiêu Hoàng có tính cách nhu mì, chủ động trong mọi tình huống, có trí tuệ, có nhân cách, chỉ ra mặt mạnh mặt yếu để rút kinh nghiệm. Qua suy nghĩ của mình, Chiêu Hoàng đã cho người đọc thấy được Trần Cảnh là người tốt, nàng khuyên Trần Cảnh nên mở bổn tâm ra cho thiên hạ nương nhờ. Lời cảm ơn lúc chia tay của trần Cảnh với Chiêu Hoàng càng làm cho ta thấy được sự thật của hoàn cảnh lúc bấy giờ, Chiêu Thánh không ở ngoài cuộc, nàng mong muốn Trần Cảnh làm điều gì cho nhân dân bá tánh. Nhà văn Hoàng Quốc Hải xây dựng nên nhân vật Chiêu Hoàng thành một người anh hùng trên phương diện đạo đức làm chuẩn mực, vượt qua quan niệm “trọng nam khinh nữ” của cha ông thời phong kiến trước đây.

Trong chiến tranh, con người thật nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ. Nhưng chính họ là những người hi sinh vì nghĩa cả. An Tư, Huyền Trân, đều là những điển hình cho sự hi sinh cao cả ấy. Bên cạnh đó là công chúa Thiên Ninh hi sinh các con để lật đổ tên vua cướp ngôi Nhật Lễ, hay một Chiêu Hoàng sẵn sàng hi sinh bản thân mình trao ngôi vua cho Trần Cảnh, để đất nước thoát nan ngoại bang, nhân dân không con đói khổ. Không còn là con

người bị ruồng bỏ, thụ động như trong một số tiểu thuyết viết về triều đại nhà Trần, Hoàng Quốc Hải đã xây dựng một Chiêu Hoàng thành nhân vật chủ động, có trí tuệ (khi nói chuyện với Trần Cảnh) có nhân cách, nhận ra được nhưng âm mưu sâu hiểm của Trần Thủ Độ và sự khoan hòa nhân ái của Trần Cảnh. Yến Ly nhân vật được Hoàng Quốc Hải hư cấu hoàn toàn, với phẩm chất của người phụ nữ khát khao về cuộc sống tình yêu. Đây là người phụ nữ mang đậm bản chất của người phụ nữ Việt Nam, dù phải xông pha vào chốn hiểm nguy cũng sẵn sàng chấp nhận.

Bão táp triều Trần, là bản anh hùng ca, ca ngợi người phụ nữ Việt Nam, Hoàng Quốc Hải đề cao hình ảnh An Tư, Huyền Trân, Chiêu Hoàng...những người phụ nữ biết hi sinh vì nghĩa cả. Họ là những người có suy ghĩ sáng suốt, thông minh, có ý thức xây dựng đất nước, và đấu tranh đánh bại kẻ thù.

Chương 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG BÃO TÁP TRIỀU TRẦN

3.1. Đặt nhân vật vào những biến cố mang tính bước ngoặt của lịch sử

3.1.1. Nhân vật anh hùng trong “Bão táp cung đình”

Bão táp cung đình, là lát cắt đầu tiên phản ánh giai đoạn chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần, với vai trò quan trọng và quyết định là Trần Thủ Độ. Giai đoạn này nhà Trần đang trên đường triển khai các chính sách, để bình ổn về các mặt của xã hội. Mặc dù đang có sự bất ổn về ngôi vua, một số phe cánh theo nhà Lý vẫn còn mong muốn trở lại thời hoàng kim, là Lý Chiêu Hoàng lên ngôi khi tuổi còn quá nhỏ khiến cho mọi việc của triều đình một tay Trần Thủ Độ thâu tóm và điều hành.

Đây là giai đoạn khởi đầu của triều đại, khi Lý Chiêu Hoàng bị nhà Trần mà đại diện là Trần Thủ Độ gạt sang một bên để thay đổi ngôi vua, chuyển quyền nhiếp chính sang cho nhà Trần. Cũng từ đây nhà Trần bước lên vũ đài chính trị, lập nên triều đại nhà Trần thay triều Lý. Nắm chính quyền trong tay Trần Thủ Độ đã có những chính sách sáng suốt nhằm xây dựng lại một thể chế chính trị hợp với lòng dân, góp phần lập nên nhà Trần vững mạnh. Lúc này đảm bảo sự hưng vong của cả dân tộc, mặt khác nhà Trần chấp nhận tai tiếng là mạnh tay gạt triều Lý khỏi vũ đài chính trị. Điều đáng nói ở đây khó có một triều đại nào đã giành được quyền lực lập nên triều đại mới một cách bài bản, có kế hoạch rõ ràng vừa quyết liệt dữ dội nhưng cũng thật mềm mỏng như nhà Trần.

Việc biết chọn thời điểm để giành lấy ngọn cờ lịch sử có lẽ là cái may mắn của vương triều này, dòng họ Trần có quá nhiều nhân tài, hào kiệt. Họ đã

có quá trình chuẩn bị hết sức chu đáo, kể cả việc đào tạo để con cháu có đủ trình độ, năng lực trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì quân sự. Trong tập

Bão táp cung đình xuất hiện nhiều anh hùng là những võ tướng, những nhà hiền triết, những người phụ nữ... Nhà văn đặt vào những biết cố có tính bước ngoặt của lịch sử.

Vị vua xuất hiện đầu tiên của triều đại nhà Trần, được Trần Thủ Độ dựng lên nắm chín quyền đó là một Trần Cảnh, còn nhỏ, ham chơi, chuyển giao ngôi vua, chính là sự nhường ngôi của Lý Chiêu Hoàng cho chồng mình là Trần Cảnh. Đây được xem là bước ngoặt lớn của lịch sử khi chính thức kết thúc triều nhà Lý để thay vào đó là một triều đại khác có nhiều khát vọng hơn, mở ra con đường mới cho dân tộc.

Đánh dẹp phe đảng Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn, quyền lực được quy về một mối. Với bản chất của con cháu nhà Trần, Trần Cảnh đã bắt đầu có ý thức với vị trí của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Trước cảnh đất nước đang trong khủng hoảng, nhân dân còn lầm than, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lăng. “Ta chưa nghe nói: phải lo cho dân cái gì? mà chỉ thấy ông nói: Phải trị dân như thế nào?. Mấy bữa đọc sách thầy Mạnh, ta còn nhớ lời ngài dậy: “Dân vi quý xã tắc thứ chi, quân vi khinh” thế nghĩa là sao” [12, 141]. Đặt vào hoàn cảnh khó khăn của những ngày đầu khởi nghiệp mới thấy nhà vua thông tuệ khác thường, không thể xem nhà vua như đứa trẻ được. “Ngài có cái danh thật tốt. Mặc cho ông chú muốn uốn nắn thành một thứ gai nhọn sắc. Mới hay cha sinh ra con, trời sinh tính” [12, 141].

Trần Cảnh, biết lo lắng cho muôn dân, ông cũng là người mở khoa thi đầu tiên của nhà Trần, kêu gọi các đấng tri thức ra giúp triều đình xây dựng đất nước. Ông còn là vị vua biết quý trọng đám nho sinh, xem nhân dân là rường cột để xây dựng đất nước. Hoàng Quốc Hải đã để cho Trần Cảnh vùng vẫy giữa những điều tốt đẹp của dân tộc, không có việc Chiêu Hoàng nhường

ngôi cho Trần Cảnh ắt có một Trần Thái tôn thương dân, biết lo lắng cho đất nước như vậy. Nghe Chiêu Hoàng nói về Trần Cảnh để biết được điều đó “Tôi không ân hận trong việc nhường thiên hạ cho ông. Vì ông là người hiền” [12].

Trước đây, người ta thường xây dựng một Chiêu Hoàng như một nhân vật thụ động, bị ruồng bỏ, bị hi sinh như trong một số tiểu thuyết: Cái hột mận tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai, hay là một Lý Chiêu Hoàng trong kịch thơ của Phan Khắc Khoan. Nhưng ở trong Bão táp cung đình nhân vật này lại khác. Chiêu Hoàng lên ngôi khi con quá nhỏ, triều chính lúc đó đang gặp rất nhiều khó khăn, bà lại mang trong mình dòng họ của nhà Lý (dòng họ đã bị suy tàn vào cuối đời), Sự kiện lên ngôi của Chiêu Hoàng là sự khôn ngoan của thái sư họ Trần. Hoàng Quốc Hải khai thác nhân vật Chiêu Hoàng trên nhiều phương diện đạo đức mà không giống như các tiểu thuyết trước đó. Điều này cũng dễ hiểu khi hoàn cảnh không hoàn toàn đồng ý với sự lên ngôi của Chiêu Hoàng. Trong hoàn cảnh như vậy, Chiêu Hoàng đã trao ngôi vị mà mình đang nắm giữ cho chồng là Trần Cảnh. Ở đây ta thấy Chiêu Hoàng hoàn toàn không giống như ta nghĩ. Một Chiêu Hoàng có trí tuệ, biết chủ động và có nhân cách, biết ghê sợ cảnh chết chóc, biết nhận ra âm mưu của Trần Thủ Độ. Đặc biệt Chiêu Hoàng còn biết khuyên Trần Cảnh nên mở bổn tâm thiện đức cho thiên hạ nương nhờ. Hoàng Quốc Hải đã xây dựng một Chiêu Hoàng thành một anh hùng về mặt đạo đức.

Đứng trước những biến cố lịch sử, để nhận ra con đường đi của riêng

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w