Bão táp triều Trần trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 34 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Bão táp triều Trần trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương

Từ sau đổi mới (1986) nền văn chương Việt Nam bắt đầu có sự chuyển mình, phức tạp nhưng cũng đa dạng hơn. Sự đổi mới đó được bắt đầu từ tư duy và được hoàn thiện hơn ở hệ thống thi pháp mà trước hết ở quan niệm nghệ thuật về con người.

Hoàng Quốc Hải xuất hiện trong bối cảnh đó được biết đến ngày một nhiều hơn qua một số tác phẩm nổi tiếng Trắng án Nguyễn Thị Lộ, Bão táp triều Trần 4 tập và bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý. Tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học truyền thống với đặc trưng là viết về đề tài lịch sử, các khía cạnh khác nhau trong đời sống của lịch sử dân tộc, những sự việc đã xẩy ra, tồn tại trong quá khứ. Nhưng quan niệm như thế nào là tiểu thuyết lịch sử? thế nào để kết hợp giữa tiểu thuyết với lịch sử? đó là những vấn đề cần được quan tâm. Để tái dựng lại không khí hào hùng, hào khí Đông A của quá khứ vào trong tác phẩn văn học, vấn đề đặt ra đối với người viết là nên bắt đầu từ đâu, hệ thống nhân vật nên hư cấu sáng tạo như thế nào? để không bị cho là phản chính sử, ngôn ngữ của tiểu thuyết lịch sử nên sử dụng nhiều ngôn ngữ xưa

hay phải có sự đổi mới để phù hợp với nhôn ngữ của ngày nay. Đây là thử thách đối với các nhà văn đương đại nó đòi hỏi sự từng trải, vốn sống vốn văn hóa, cũng như tài năng sự sáng tạo trong hư cấu của mỗi người.

Lucacs cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử kể lại những sự kiện của quá khứ, về mặt ngôn ngữ nó tạo ra mối liên hệ với hiện tại bởi vì người kể chuyện của hôm nay nói cho người của hôm nay” [9]. Qua các tác phẩm ra đời gần đây cho chúng ta thấy được sự thay đổi đáng kể trong cách viết tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử không chỉ có giá trị của lịch sử mà còn có cả giá trị văn chương. Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử không nhất thiết phải là nhân vật trung tâm mà có thể là những con người bình thường.

Bão táp triều Trần được xem là tác phẩm có quy mô đồ sộ và đây còn là một trong những tác phẩm thành công nhất trong số các tiểu thuyết lịch sử của văn học đương đại Việt Nam. Thành công của tác phẩm, trước hết là ở chỗ, tác giả đã khắc họa được một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng vừa chân thực vừa sinh động, thể hiện một quan niệm của nhà văn về nhân vật lịch sử. Lý giải cho sự thành công của tác phẩm, nhà văn Hoàng Công Khanh cho rằng: “Để viết bộ tiểu thuyết lịch sử về triều đại nhà Trần đồ sộ, đương nhiên nhà văn Hoàng Quốc Hải cũng phải có quan niệm và phương pháp riêng của mình” [30, 8].

Nhà văn Hoàng Quốc Hải trong lời tựa về bộ Bão táp triều Trần cũng đã nói rõ quan điểm của mình: “Khát vọng của tôi là muốn mở to đôi mắt để nhìn vào quá khứ, thấy được những điều kỳ diệu, và cả những khổ đau xưa cha ông ta đã từng tạo dựng và nếm trải. Nhưng quá khứ được phủ bởi một lớp sương khói khi thì dày đặc đến mịt mờ, khi thì bảng lảng khiến tôi có thể nhận diện được lịch sử” [30, 72].

Trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại có nhiều tác giả đã chú ý viết gần gũi dễ hiểu, dễ đọc, không cầu kỳ quan tâm nhiều đến khía cạnh đời

thường của các nhân vật, đặt biệt là nhân vật anh hùng. Hệ thông nhân vật trong Bão táp triều Trần phong phú đa dạng. Không chỉ dừng lại ở các vị vua chúa mà còn có cả những người nông dân chân lấm tay bùn, cả những người xuất thân từ gánh hát. Hầu hết đều xuất thân từ nông dân. Ngôn ngữ của các bậc bề trên mà thật giản dị đời thường biết bao. “Sao bà cứ hay chấp thế... đi về ngả nào cũng thấy người chết đói, đi về ngả nào cũng thầy khói bụi chiến tranh... ngay cả lúc đói, mình ăn miếng cơm cũng không còn thấy ngon nữa, ngủ cũng chập chờn không yêu giấc”.[12, 224] “Hãy coi những lời mẹ nói chỉ là mong muốn, chẳng ai ép buộc con. Nếu không ưng thuận, con cứ về triều. Ngôi Hoàng hậu của con không ai xâm phạm tới được, ta mong con hãy nguôi giận” [12, 228].

Cùng quan điểm này với nhà văn Hoàng Quốc Hải, Kiều Thanh Tùng trong Sắc đẹp khuynh thành cũng đã diễn tả chất “quê” nhẹ nhàng nơi Hoàng hậu Trần Thị Dung.

Các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, với tinh thần tôn trọng lịch sử, và ý thức được việc khám phá lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của thời đại nhưng hoàn toàn không tách biệt với những đối tượng tiếp nhận ngày hôm nay. Hoàng Quốc Hải lựa chọn nhân vật, những đối tượng phù hợp với từng mối qua hệ khác nhau. Tác giả soi chiếu nhân vật dưới từng góc độ. Một kẻ loạn thần tặc tử, một nhà cải cách quyết liệt, đến một người chồng thương vợ, một người cha thương con, một vị tướng có thể khiến ba quân phải nể phục tất cả đều sống động, gần gũi. Với nhân vật Trần Thủ Độ Hoàng Quốc Hải đã khéo léo đưa vào nhiều mối quan hệ với các nhân vật xung quanh để làm nổi bật tính cách và tinh thần của nhân vật này.

Trong tiểu thuyết Hội thề của tác giả Nguyễn Quang Thân cũng đã vận dụng khéo léo, tinh tế mối quan hệ giữa Lê Lợi và triều thần các tướng lĩnh, những mối quan hệ với anh vợ - nhân vật công thần khai quốc Phạm Vấn

Khác và với vị Quân sư Nguyễn Trãi. Đó là tài năng, là sự tinh tế của các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử. Họ không cần đưa nguyên những tư liệu lịch sử vào tiểu thuyết nhưng vẫn tạo nên không khí đậm tính lịch sử, thuyết phục người đọc ở tính tin cậy, độ chính xác, giàu sức sống với cuộc sống ngày hôm nay. Đọc Bão táp triều Trần nhà văn Hoàng Tiến đã nhận xét “Hoàng Quốc Hải người thiết kế cây cầu giữa quá khứ và hiện tại viết tiểu thuyết lịch sử, ngoài việc phải thông thạo lịch sử, lại biết phải làm cho lịch sử sống dậy như nó vốn có và mang ý nghĩa thời sự đối với thời đương đại” [30, 18]. Trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, như: Hồ Quý Ly, Giàn Thiêu,

Sông Côn mùa lũ.... có những trang có sự kết hợp hài hòa giữa xưa và nay. Cách giải quyết cũng được các tác giả thể hiện nhanh gọn, đây chính là tài năng nghệ thuật trần thuật của các nhà văn.

Thành công của Bão táp triều Trần còn được thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo. Tập Huyền Trân công chúa, nhân vật Đoàn Nhữ Hài đã nói với vua Nhân Tôn rằng: “Muôn tâu, đó là Hoàng Thượng đi khắp cõi thuyết pháp, khuyên bão dân chúng tu tâm dưỡng tính theo yếu chỉ của đạo thiền, tạp thần. Mỗi người hãy tự tin ở mình, khai phóng nội lực, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, không vọng tưởng, không cầu tìm tha lực. Tâu Thượng hoàng, theo ngụ ý của thần, thì đó là một cuộc đại khai trí cho toàn dân, thông qua việc giáo hóa của bệ hạ sẽ khai ngộ cho toàn dân tộc” [14, 69]. Ta có thể tìm thấy trong những tiểu thuyết khác dấu ấn của nhà Phật, hoặc ngôn ngữ của lớp Nho học được kết hợp hài hòa nhuần nhiễn.

Đoạn trích trong chương XVII, Báo Oán “Con đường đó vẫn hiện lên hun hút trong tấm gương đồng, dẫn dắt linh hồn của Thần Tông tìm về kiếp trước....” [16] lớp ngôn ngữ có sự ảo điệu, mê hoặc mang đậm màu sắc tôn giáo. Với Hồ Quý Lý, Nguyễn Xuân Khánh ngoài việc viết về triều đại, con

người của Hồ Quý Ly, tác giả còn thể hiện được những trang viết tinh tế, đầy màu sắc, có cảm xúc với thiên nhiên cảnh vật, những thú vui xưa như: Cầm, Kỳ, Thi, Họa. Đối với các nhà văn, việc thâu tóm những nét cơ bản của tiểu sử, cuộc đời, tính cách, những sự kiện nổi bật một cách ngắn gọn, ghi chép sự việc, ngày giờ cụ thể. Sự cô đọng, súc tích, bám sát sự kiện lịch sử bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sắc thái biểu cảm. Chẳng hạn như: “Đinh mùi, Tháng chạp... hay là ghi rõ rọ ràng năm như: Chiêu Thánh sinh năm 1233 [12, 185]. Mỗi nhân vật, đều có được những nét đặc sắc riêng, từ tính cách cho tới vóc dáng hay tâm tư tình cảm của mỗi người. Cách viết đó, tạo nên cho người đọc sự tin cậy cần thiết, sự nắm bắt khái lược về các nhân vật, sự kiện và thời đại Đó cũng là sự gặp gỡ với tinh thần của người đọc thời hiện đại.

Hêghen đã nói tới sự sai lệch tất yếu trong nghệ thuật, rằng thực chất bên trong cái miêu tả vẫn là nó những việc xây dựng hiện tượng phải có sự thay đổi cần thiết với cách diễn đạt và với nhân vật. Vậy thì, trong tiểu thuyết lịch sử nhân vật có thể ở độ chính xác tương đối, bởi nó được tiếp nhận từ lớp người hiện đại. “hư cấu, hư cấu đến độ chân thực” đã được nhiều nhà viết tiểu thuyết lựa chọn. Đó là sự đời thường, giản dị, không cao siêu mà sát với lịch sử, đúng với thời kỳ đó của lịch sử. Sự kết hợp nhiều yếu tố, đã làm cho nhiều tiểu thuyết trong đó có Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải sinh động. hấp dẫn, tạo nên thành công của thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ sau đổi mới.

Chương 2

NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG THẾ GIỚI NHÂN VẬT CỦA

BÃO TÁP TRIỀU TRẦN

2.1. Giới thuyết khái niệm

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 34 - 39)