6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Giới thuyết khái niệm “nhân vật anh hùng”
Trong thế giới nhân vật đa dạng của tiểu thuyết lịch sử, với một cái nhìn khái quát có thể nhận thấy hai loại nhân vật nỏi bật nhân vật mang khát vọng lịch sử và nhân vật số phận trong dòng lịch sử. Loại hình nhân vật thứ nhất là con người đại diện cho tầm vóc và nguyện vọng của dân tộc ở mỗi thời đoạn. Những cá nhân này giàu bản lĩnh, tài trí phi thường, có khả năng tác động tới lịch sử, làm xoay chuyển lịch sử. Loại nhân vật thứ hai là một cách hình tượng hóa tính bi kịch của lịch sử. Xây dựng các loại nhân vật này, tiểu thuyết lịch sử đương đại đã khám phá “hằng số lịch sử” đặt lịch sử vào tầm nhìn triết học và văn hóa. Đồng thời nó có khả năng mang lại cho lịch sử chất nhân văn sâu đậm.
Tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải là bộ tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam vừa có quy mô lịch sử đồ sộ. Các tiểu thuyết viết về triều đại nhà Trần trước đây chỉ mang tính khái quát, xoay quanh một số sự kiện, một số nhân vật quan trọng trong lịch sử, quy mô không lớn chỉ là một mảng nhỏ trong lịch sử. Theo Hoài Anh trong cuốn Khái luận về văn hóa Tây phương của học giả Trung Quốc Khải Lương (nhà xuất bản Hoa Thành Quảng Đông, 2000) đã có sự phân biệt sùng bái anh hùng của Trung Quốc và Tây phương đại thể có mấy điểm khu biệt dưới đây.
Anh hùng của người Trung Quốc là loại hình đạo đức, Tây phương là loại hình sức mạnh.
Tính cách của anh hùng trung Quốc là hướng nội coi trọng tu dưỡng tâm tính, anh hùng Tây phương là loại hình hướng ngoại, coi trong sự nghiệp bá vương.
Anh hùng Trung Quốc là do cương thường luân lý của Nha gia, nhân cách chủ thể rất khó thể hiển rõ, mà anh hùng Tây phương là chủ thể hóa cao độ.
Trung tâm giá trị của anh hùng Trung Quốc ở dân tộc và quốc gia, lấy chủ nghĩa thân dân làm gốc là tâm vòng tròn, mà anh hùng Tây phương lại là bản vị cá nhân, cái tôn sùng là chủ nghĩa tự kỷ trung tâm.
Anh hùng Trung Quốc cầu đồng, lấy quy phạm hoặc tập tục được xã hội thừa nhận làm hướng giá trị, mà anh hùng Tây phương cầu dị lấy tạo dựng được cái mới lạ và đột phá quy phạm xã hội làm mục đích của đời người.
Cái mà anh hùng Trung Quốc coi trọng là kế thừa truyền thống, anh hùng Tây phương lại ý ở sáng tạo đối với lịch sử. Hoặc giả nói: Cái trước, mặt hướng về quá khứ, cái sau, mặt hướng về tương lai: Cái trước nặng về bảo vệ trật tự định sẵn, cái sau nặng về sự phá hoại đối với trật tự cũ và xây dựng trật tự mới.
Theo nhà văn Hoài Anh, sự khu biệt trong Khái luận về văn hóa Tây phương của Khái Lương là không hoàn toàn chính xác, điểm khu biệt đầu tiên mà ta thấy đó là so sánh hai loại hình anh hùng của Trung Quốc và anh hùng Tây phương nghĩa là anh hùng của Trung Quốc là anh hùng thiên về đạo đức, còn anh hùng Tây phương là loại hình về sức mạnh.
Ngày 22 tháng 5 năm 1840, Thomas Carlyle diễn thuyết về: “Bàn về anh hùng, sùng bái anh hùng và thơ anh hùng trong lịch sử”. Trong bài diễn thuyết đó Carlyle đã nói về tiêu chuẩn để phân biệt như thế nào về anh hùng. Carlyle nói: “Chỉ có chân thành mới phát hiện ra chân thành. Chúng ta không chỉ cần một anh hùng, mà còn cần một thế giới thích hợp với ông ta...” [30, 49]. Lý luận của Carlyle không phải là xây dựng nhân vật anh hùng trên lời cầu nguyện của tôn giáo, mà xây dựng trên thực tế của đời sống, hay sự kiện của lịch sử.
Cách suy nghĩ này của Carlyle chịu ảnh hưởng từ Goethe, ông cũng đã từng nói. “lao động là đời sống” hay trong cách ngôn của Goethe nói: “Con
người không dựa vào tự biện, mà là dựa vào hành động làm tròn nghĩa vụ của mình, đồng thời anh biết giá trị của anh” [30, 49].
Như vậy, không thể phân biệt rằng anh hùng người Trung Quốc là loại hình đạo đức, anh hùng Tây phương là loại hình sức mạnh, mà theo Carlyle thì đây là sự kết hợp hoàn mỹ giữa toàn bộ sức mạnh sản xuất và sức mạnh tạo dựng của con người, hình thành nên tính cách của những anh hùng. Trong những sức mạnh ấy thì sức mạnh đạo đức được xem là quan trọng nhất, chiếm mọi ưu thế.
Theo quan điểm của Carlyle anh hùng Tây phương cũng mang loại hình đạo đức, và đối với nhân vật anh hùng người Trung Quốc có nhiều anh hùng mang sức mạnh, từng đi xâm lược các nước khác, điều này khác với anh hùng của Việt Nam chúng ta là luôn luôn chống lai kẻ thù xâm lược, đặc điểm của anh hùng Việt Nam là luôn hướng về tương lai, xây dựng cái mới. Trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần, Hoàng Quốc Hải đã dựa vào tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá anh hùng phù hợp với xã hội, với phong tục tập quán của dân tộc.
Anh hùng theo quan niệm đó là những nhân cách lớn, vĩ đại, người đó có thể là đại biểu hoặc thực hiện tốt vấn đề chân thiện mỹ. Vấn đề chân thiện mỹ là những biểu tượng cao đẹp của văn hóa nhân loại, cho nên anh hùng là người sáng tạo và người cống hiến cho văn hóa nhân loại, cũng có thể là người khiến cho giá trị lý tưởng của nhân loại được cụ thể hóa. Sùng bái anh hùng đặt nền móng nhận thức anh hùng, không có ánh mắt tri thức học vấn tư tưởng thì không thể nhận thức được anh hùng; bởi thế càng không thể nói đến sùng bái về lý luận nhận thức, có rất nhiều mảng văn hóa nghệ thuật lấy sùng bái anh hùng làm tiền đề, làm điểm tựa, cho mọi thứ vây quanh.