Quan niệm của Hoàng Quốc Hải về nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 46 - 49)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Quan niệm của Hoàng Quốc Hải về nhân vật lịch sử

Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần, với hơn 2000 trang đã tái tạo lại toàn bộ lịch sử triều Trần từ khi hình thành cho tới ngày sụp đổ. Qua ngòi bút của Hoàng Quốc Hải, những Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật... và các vị vua thật gần gũi, thân thiết. Ta có thể sờ nắm, chiêm ngưỡng các nhân vật lịch sử một cách rõ ràng, giống như chúng ta có thể trò chuyện, lo lắng cùng với các nhân vật khi họ ra trận. Đặc biệt ở các nhân vật lịch sử, theo chính sử họ là những con người có giá trị to lớn – sẵn sàng bảo vệ đất nước, đẩy lùi bọn giặc ngoại bang. Khi viết Bão táp triều Trần, trái tim ông dường như “run lên, thắt lại, sôi bùng hay chín nhịn thẩy đều dẫn đến việc tạo một bức tượng thánh Trần đằm đẵm chất người”.

Điểm nổi bật trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, đó là việc ông đã dựa vào đạo đức, để đánh giá nhân vật trong tác phẩm của mình. Như phản vương Trần Ích Tắc nhà văn cũng đâu hạ nhục bằng những thứ ngôn ngữ lạnh lùng. Ông không hề để cho nhân vật của mình bị cô lập, luôn để họ có những giải thích kín đáo. Khi nói về việc Trần Ích Tắc đầu hàng theo giặc, Hoàng Quốc Hải đã cho người đọc thấy rằng, vận nước quá mong manh, lực lượng của quân địch rất mạnh không giữ lập trường ắt sẽ theo giặc. Chính vua Trần Nhân tông cũng đã phải xác nhận: “thế giặc mạnh dường ấy, đến như ta

còn có lúc xao lòng, bây giờ đâu phải bới móc nhau ra, mà phải gắng sức kiến thiết quốc gia cho vững mạnh, biết đâu giặc không còn sang xâm lấn”[12]. Lời nói của vua Trần Nhân tông chứa đựng tình cảm của nhà văn đối với nhân vật của mình, “Có những cái rất quen mắt, nhưng khi được soi chiếu từ một góc nhìn khác lạ, vẫn bật ra nhiều nét mới” [19]. Viết tiểu thuyết lịch sử cái khó là tác giả phải đương đầu với những quan niệm khác nhau của các nhà sử học. Nhân vật trong lịch sử là những con người đã sống và đã có nhưng điều ghi lại trong lịch sử, viết lại những nhân vật như vậy không hẳn là chính xác, như vậy thì tiểu thuyết sẽ không còn là tiểu thuyết lịch sử mà là những cuốn biên niên nghiên cứu về lịch sử, vì thế nghiên cứu để hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử là hết sức cần thiết. Có thể thấy, ngay trong tác phẩm văn học đương đại, hư cấu cũng phải có giới hạn và cũng phải dựa trên một cơ sở nào đó. Chính vì vậy, trong tiểu thuyết lịch sử hư cấu cũng phải hợp với lôgíc lịch sử. Những nhân vật hay sự kiện lịch sử đã được định hình nhà văn phải tôn trọng, còn nếu muốn đặt lại vấn đề về nhân vật hay sự kiện thì phải tìm được lý giải thật thấu đáo, nhà văn phải làm thế nào để người đọc đồng tình với mình rằng đây mới chính là nhân vật hay sự kiện lịch sử đang cần được nói tới. Những sử liệu đều tạo tình huống cho đường dây nhân vật hoạt động một cách hữu hiệu nhất. Hoàng Quốc Hải đã thổi sự “say mê” vào tâm hồn của các nhân vật nữ như: Chiêu Hoàng, Huyền Trân, An Tư...Những tác phẩm trước đây, viết về đề tài lịch sử có lẽ do các tác giả còn tự hạn chế tác phẩm của mình nên chưa mạnh dạn hư cấu và thổi vào đó sự “say mê” cho các nhân vật, nên nhân vật quá tỉnh táo, thiếu sự chuyển biến lôgíc của tính cách và tâm lý, chẳng hạn như các nhân vật An Tư, Trần Quốc Toản trong An TưLá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Trần Nhật Duật trong Người Thăng Long của Hà Ân, Trần Thủ Độ trong Trần Thủ Độ của Trúc Khê, các tác giả chưa mạnh dạn như trong Cánh buồm thoát tục, Cái hột mận của Lan Khai, mà không

phải là tiểu thuyết thực. Robert Skoles – nhà lý luận văn học Mỹ cho rằng: “Trong tiểu thuyết lãng mạn thế giới thắng thế giới kinh nghiệm, còn ở tiểu thuyết lịch sử thế giới hư cấu tương đương với thế giới kinh nghiệm” [30, 63, 64]. Hoàng Quốc Hải đã không vượt ra ngoài thế giới kinh nghiệm, say mê các nhân vật cũng không nằm ngoài hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại lúc bấy giờ. Ông đã xây dựng thành công những nhân vật lịch sử ít người đề cập đến như: Lê Văn Hưu, Trần Ích Tắc... hay nhân vật được tác giả hư cấu như Yến Ly.

Đọc tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, ta có thể thấy ngay một Chiêu Hoàng làm vua khi là một đứa trẻ, hai chị em Chiêu Hoàng xem ngai vàng như một trò đùa, trong khi đó vì ngai vàng mà thiên hạ tiêu diệt lẫn nhau, tranh nhau chiếm đoạt. Nàng An Tư tinh nghịch, thích cưỡi ngựa bắn cung như đám con trai. Huyền Trân đã gác tình riêng vì nghĩa nước. Những nét đẹp riêng của mỗi nhân vật lịch sử mà tác giả đã tạo nên, không trộn lẫn với các nhân vật khác, mỗi người một vẻ. Trần Thủ Độ, Trần Thái tông, có những nét như thế. Qua việc phân tích những mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật dẫn tới những diến biến hành động. Nếu những ưu điểm này mở rộng hơn với các nhân vật khác, hẳn tác phẩm còn có sức thuyết phục, có giá trị. Là những nhân vật có năng lực hành động vĩ đại, sức mạnh của ý chí, lập nên sự nghiệp cứu nước.

Loại nhân vật nữa trong trong Bão táp triều Trần là những bậc hiền triết, luôn trăn trở suy nghĩ về những gì đang diễn ra, lòng yêu nước, sự tự hào dân tộc đã làm cho kiểu nhân vật này có ý thức với đất nước. Kiểu nhân vật nữa, mà Hoàng Quốc Hải rất tâm đắc là những người phụ nữ biết hi sinh vì nghĩa cả, có trí tuệ sáng suốt, phân biệt được sự chân thành và dối trá, biết yêu thương chăm lo cho người thân, gia đình, khuyên nhà vua cách trị nước an dân. Chính vì quan điểm đặt đạo đức lên hàng đầu mà Hoàng Quốc Hải đã

không để Trần Thủ Độ, và Hồ Quý Ly là những nhân vật anh hùng, vì những nhân vật này chỉ có đóng góp cho lịch sử ở mức độ khác nhau nhưng vẫn có sự dối trá và thủ đoạn, nhiều khi thật tàn nhẫn, giống như cách đánh giá của Carlyle về Napoleon và CromWell. Đồng ý với quan điểm của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh cũng đã đánh giá Hồ Quý Ly trên phương diện người có công với nhân dân, thay nhà Trần khi đó đang trong tình trạng suy tàn để cứu nhân dân trước cảnh bại vong. Nguyễn Xuân Khánh cũng không loại trừ việc Hồ Quý Ly còn có nhiều những sai sót, dối trá và thủ đoạn.

Quan điểm về nhân vật lịch sử của nhà văn, là điều hết sức quan trọng để sáng tạo nên hệ thống nhân vật lịch sử có ý nghĩa. Hoàng Quốc Hải đã biết treo tác phẩm của mình vào cái đinh đích thực, chứ không phải ông treo tác phẩm của mình vào cái đinh rỉ. Ông cho rằng: “tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải hư cấu, hư cấu đến mức độ nào ư? phải hư cấu đến độ chân thực” [30, 68]. Bút pháp điềm đạm, tình lý rạch ròi. Ông đã sử dụng bút pháp “chèm sao tôn nguyệt” (sao mờ đi cho trăng sáng tỏ hơn) mà Tào Tuyết Cần đã sử dụng trong Hồng Lâu Mộng với mục đích làm nổi bật nhân vật chính sự kiện chính.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w