Nhân vật thứ dân

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 57 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.4.Nhân vật thứ dân

Các tiểu thuyết lịch sử viết về triều đại nhà Trần trước đây, ít tái hiện cuộc sống của những nhân vật thứ dân. Nếu có cũng chỉ mang tính biểu tượng, không cụ thể, chủ yếu được ghi chép lại qua những câu chuyện, bình tấu của tướng lĩnh hoặc than thở của vua quan. Tiếp nối những điều tốt đẹp từ triều nhà Lý, xã hội triều Trần là một xã hội tiến bộ, có nhiều cải cách tiến bộ hợp với lòng dân về mọi mặt, quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Đời sống

của nhân dân được các vị minh quân quan tâm, coi nhân dân là nền tảng để xây dựng đất nước. Nhà Trần đã liên tiếp mở những Hội nghị lấy ý kiến của nhân dân, như Hội nghị Bình Than, đặc biệt là Hội nghị Diên Hồng – lấy ý kiến của các cụ lão trong cả nước về việc nên đánh hay nên hòa với giặc. Điều này cho thấy các vị minh quân của triều đại nhà Trần đã biết chú trọng đến quần chúng nhân dân. Xem trọng tầng lớp nhân dân ở đời Trần, được xem là một sự tiến bộ. Các tầng lớp nhân dân ở triều đại nhà Trần đều được trọng dụng, ai có tài sẽ ra giúp vua xây dựng đất nước, ai có công đều được trọng thưởng không phân biệt kỳ thị. Đáp lại sự tin cậy của nhà vua nhân dân hết lòng cùng nhà vua đứng lên bảo vệ tổ quốc. Bão táp triều Trần có một thế giới nhân vật như thế. Đó là Phạm Ngũ Lão xuất thân từ dân, một Dã Tượng cũng trong dân mà ra, từ dân mà lớn lên. Các bậc nho sĩ như Trương Hán Siêu, Ngô Sĩ Thường... đều từ dân mà lớn lên. Các bậc trạng nguyên, thám hoa, khoa bảng như: Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu. Đó còn là các cụ bô lão... tại Hội nghị Diên Hồng khí thế hừng hực muốn triều đình đánh tan quân xâm lược. Rất nhiều những Cụ mốc, Lão bộc, Bà lão, đến những người có tên tuổi như: Ngô Bê, Cụ Tuấn và các con của cụ, Giác Hải Thuyền Sư...hăng hái đánh giặc.

Biết phát huy sức mạnh từ nhân dân của triều đình nhà Trần là một sáng tạo trị quốc mang tính biện chứng sâu sắc, luôn gần gũi thiết thực và hiệu quả cho bất kể thể chế chính trị nào. Đây được xem là một đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, đã nói: “khoan thủ sức dân được làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước” [30, 72].

Lịch sử đã chứng minh, dân là sức mạnh của đất nước, không có nhân dân đất nước sẽ suy vong. Hoàng Quốc Hải đã xây dựng nên một loạt những nhân vật có tên và không tên. Đó là những thứ dân.Trần Cảnh tới chùa Yên

Tử đã gặp Giác Hải Huyền Sư, nhà sư hỏi về công việc chuẩn bị chống giặc của quân và dân triều đình. “Bần tăng cứ mạo muội cho rằng các tráng sỹ là người của triều đình, vừa đi viễn thám vùng biên ải về. Bần tăng chỉ muốn biết hiện tình người Tống, người Thát như thế nào. Ta lo phòng bị ra sao, liệu có chắc không?” [12, 248]. Khi một nhà sư nơi sơn cùng thủy tận (chùa yên tử) quan tâm đến việc phòng bị của triều đình như thế nào, tình hình quân địch ra sao khiến cho Trần Cảnh hết sức cảm động. Để từ đây, Trần Cảnh biết rõ hơn về nhân dân, biết sự tồn tại của nhân dân là hết sức quan trọng, phải có sự giúp sức của nhân dân thì triều đình mới làm nên nghiệp lớn. “Nhà vua lấy làm cảm kích, ngay đến kẻ đã xuất gia vẫn còn quan tâm đến vận nước” [12, 248]. “cứ xem lòng dân là đoán ra vận nước, Bần tăng xin nói thêm một điều người xưa đã nói: “vua lấy dân làm trời, Dan lấy miếng ăn làm tròi”. Dăm bảy năm nay, bần tăng đi lại nơi thôn ấp, không thấy cảnh ăn mày ăn xin, cũng chẳng làm gì có người chết đói, chết rét nơi đầu đường xó chợ. Vậy là dân đã tìm thấy trời của họ rồi. Ai tìm giúp họ? nhà Trần. Chính nhà Trần mở nghiệp bằng cách dẹp yên nội loạn, khuyến nông tha tô thuế. Giảm nhẹ lao dịch. Lai lo việc đắp đê chống lũ giữ nước từ đầu nguồn tới biển, ấy là việc khiến người dân không nhớ đến không thê không biết ơn triều đình” [12, 250].

Nghe vị sư của chùa Yên Tử nói mà Trần Cảnh như thấy lòng mình sáng suốt hơn, ông nhìn thấy trước thời cuộc. Cuộc sống vấn đang diễn ra, rất khó khăn trong những ngày đầu lập lại kỷ cương. Điều quan trọng đó là, nhân dân đã công nhận những gì mà triều đình làm cho dân cho nước. Một ông vua biết nghĩ và lo toan cho vận mệnh của quốc gia, dân tộc như Trần Cảnh thì việc nhân dân ấm no không còn nhũng người phải đi ăn xin nơi đầu đường cuối chợ cũng là chuyện hết sức bình thường. Điều mà Trần Cảnh trăn trở đó là làm sao vận dụng được sức dân, lại không tổn hại đến nhân dân trong cuộc chiến tranh ác liệt này. Triều đình coi trọng việc lấy dân làm gốc.

Nhân vật cụ Tuấn sẵn sàng hi sinh tới những người con của mình, khuyên họ nên theo chủ sáng. Cụ Tuấn chỉ ra cho các con của cụ những việc làm sai trái của mẹ con nhà Nhật Lễ, khuyên các con nên tìm người hiến tài để hầu, chí làm trai không nên ngồi nhìn vận nước suy vi, Cụ khuyên các con của mình nên lấy đại nghĩa mà giữ mình.

Trong Bão táp triều Trần, các nhân vật cụ già là động lực lớn lao để các con cháu noi theo. Các cụ luôn luôn xung phong đi đầu, về dự Hội nghị Diên Hồng thì háo hức, đặc biệt khi nhà vua hỏi ý kiến của các cụ xem nên đánh hay nên hòa với giặc tất cả các cụ đồng thanh hô to “Đánh”, nào là cung tên nào là chông bằng sứ được sản xuất hàng loạt, các kế hoạch về sản xuất vũ khí được vạch ra, các kế hoạch làm bát đĩa, cốc chén được tạm dừng để sản xuất vũ khí. Không nề hà, các cụ xung phong đưa đến tận nơi sẵn sàng biếu tất cả cho quân đánh giặc. “Bẩn quan thái sư, quan công bộ dũng nói triều đình sẽ chi viện tất cả mọi khoản. Nhưng dân phường Bát tràng chúng tôi xin được cung hiến sản phẩm của nghề cho quân đánh giặc”. [13, 400].

Nhân vật thứ dân, xuyên suốt một tinh thần vì nước vì dân, vì sơn hà xã tắc, là sợi chỉ xanh của Bão táp triều Trần. Vì đời sống nhân dân, vì danh dự dân tộc từ vua cho đến dân sẵn sàng hi sinh đến quyền lợi, tính mạng của cả gia đình họ tộc. Triều đại đã sinh ra một Hưng Đạo Đại vương, Chu Minh Vương, Chu Văn Vương, các tướng tài Khánh Dư, Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng hay một tập thể bô lão oai hùng ở Hội nghị Diên Hồng, một cụ Tuấn hi sinh gia đình để cứu nước và còn đó toàn thể nhân dân, quyết hi sinh xương máu để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, độc lập tự do của dân tộc của nhân dân. Khắc họa sinh động tập thể nhân vật đó là một thành công lớn lao của Hoàng Quốc Hải.

Một phần của tài liệu Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết bão táp triều trần của hoàng quốc hải (Trang 57 - 60)