Các giai đoạn triển khai 6 Sigma

Một phần của tài liệu Ứng dụng 6sigma vào công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. (Trang 30 - 33)

Lưu đố biểu diễn quá trình triển khai 6 Sigma:

1.4.3.1.1. Khảo sát

Trước khi áp dụng 6 Sigma vào trong tổ chức thì tổ chức đó phải khảo sát tình hình hiện tại cũng như định hướng tương lai của tổ chức. Việc khảo sát này sẽ giúp tổ chức biết được những vấn đề đang tồn tại trong tổ chức.

1.4.3.1.2. Xác định các mục tiêu Khảo sát Xác định các mục tiêu Đào tạo Xây dựng Triển khai các dự án DMAIC Nghiệm thu Giám sát

Công ty cần đưa ra các mục tiêu cần đạt được sau khi áp dụng 6 Sigma. Các mục tiêu cần thiết nhất để tăng khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng và giảm tối thiểu chi phí cho công ty.

1.4.3.1.3. Đào tạo

6 Sigma là mô hình cần sự thông hiểu và biết cách ứng dụng nó vào tổ chức thì mới đem lại kết quả khả quan. Việc đào tạo nguồn nhân lực là việc không thể thiếu khi áp dụng mô hình 6 Sigma. Việc đào tạo nguồn nhân lực phải bắt nguồn từ nhà lãnh đạo cấp cao đến những người nhân viên trực tiếp sản xuất.

* Những người lãnh đạo cao nhất cần phải dành thời gian học về 6 Sigma và ủng hộ nó tuyệt đối. Một nhà lãnh đạo sẽ chỉ định một người điều hành của mình trông nom và hỗ trợ toàn bộ nhiệm vụ này. Từ đó, người điều hành chọn ra người phụ trách triển khai hoặc người phụ trách dự án.

Người phụ trách triển khai sẽ phải cam kết thực hiện 6 Sigma trong toàn bộ tổ chức của công ty. Người phụ trách dự án sẽ giám sát hoạt động của các nhân viên sản xuất và các dự án của công ty.

* Giám đốc 6 Sigma (Master Blackbelt): Công ty lần đầu tiên áp dụng 6 Sigma, họ làm việc với người phụ trách, chọn ra các dự án cần làm và những người sẽ thực hiện. Sau đó huấn luyện và hướng dẫn những người này thành công. Những người quan trọng nhất được chọn chính là Blackbelt.

* Chuyên gia chính (Blackbelt): là những người thực sự làm công việc đó, họ là chìa khoá là lãnh đạo đích thực của 6 Sigma.

* Nhân viên (Green Belt): có nhiệm vụ hỗ trợ cho Black Belt để dự án có thể hoàn thành. Họ cũng được đào tạo về 6 Sigma. Do đó mọi người nói cùng một ngôn ngũ và làm việc cho cùng một mục tiêu.

1.4.3.1.4. Xây dựng hệ thống

Dựa vào những biến động trong quy trình cũ của công ty, khi tìm ra được những nguyên nhân gây nên dao động trong quy trình hiện tại. từ những nguyên nhân đó và dựa vào cách thức ứng dụng 6 Sigma để đưa ra quy trình mới nhằm giảm thiểu dao động đồng thời tăng chất lượng sản phẩm của công ty.

Triển khai việc áp dụng quy trình mới trên cơ sở thực hiện dự án 6 Sigma với các bước của tiến trình DMAIC. Việc thực hiện tiến trình này sẽ giúp thực hiện công việc theo đúng những cải tiến đã vạch ra. Các bước thực hiện dự án theo tiến trình DMAIC bao gồm các bước sau:

♦ Giai đoạn xác định – Define (D)

Mục tiêu của bước xác định là làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án. Các mục tiêu của một dự án nên tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng.

♦ Giai đoạn đo lường – Measure (M).

Mục tiêu của bước đo lường nhằm giúp hiểu tường tận mức độ thực hiện trong hiện tại bằng cách xác định cách thức tốt nhất để đánh giá khả năng hiện thời và bắt đầu tiến hành việc đo lường. Các hệ thống đo lường nên hữu dụng, có liên quan đến việc xác định và đo lường nguồn tạo ra dao động.

♦ Giai đoạn phân tích – Analyze (A).

Trong bước phân tích, các thông số thu thập được trong bước đo lường được phân tích để các giả thuyết về căn nguyên của dao động trong các thông số được tạo lập và tiến hành kiểm chứng sau đó.

♦ Giai đoạn cải tiến – Improve (I)

Bước cải tiến tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao động, kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp.

♦ Giai đoạn kiểm soát – Control (C).

Mục tiêu của bước kiểm soát là thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường.

1.4.3.1.6. Nghiệm thu

Sau khi hoàn thành một dự án cải tiến quy trình mới thì công ty nghiệm thu những kết quả đã đạt được trong việc áp dụng quy trình mới.

1.4.3.1.7. Giám sát

Tiếp tục giám sát dự án 6 Sigma ở công ty để xem xét tình hình chất lượng sản phẩm và việc áp dụng vào những mô hình mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu Ứng dụng 6sigma vào công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w