Thời kỳ trớc Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên (Trang 37 - 42)

Đây là thời kỳ mở đầu sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên. Ông xuất hiện giữa làng thơ với tác phẩm đầu tay Điêu tàn. Tập thơ này gồm 36 bài đợc nhà xuất bản Thái Dơng, Hà Nội xuất bản năm 1937. Sau Điêu tàn, từ năm 1937 đến 1945, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm thơ. Những bài thơ này, một số đã đợc đăng rải rác trên các báo thời kỳ đó. Đến năm 1992 và 1994, nhà văn Vũ Thị Thờng đã tuyển chọn 26 bài đa vào hai tập Di cảo. Các bài thơ đều có nét chung giống nhau về nguồn cảm hứng sáng tạo, về bút pháp thể hiện… Vì vậy khi nghiên cứu, ta chỉ cần chọn Điêu tàn là đủ.

Điêu tàn đợc viết khi Chế Lan Viên mới ở độ tuổi mời lăm - mời bảy,

đang là học sinh trung học ở Quy Nhơn (Bình Định). Thời kỳ đó, bản lĩnh và cá tính sáng tạo của nhà thơ mới đợc hình thành, bản thân chịu nhiều ảnh hởng của phong trào Thơ mới và thơ tợng trng phơng Tây, đặc biệt là Bôđơle. Cùng với sự ra đời của Điêu tàn, lần đầu tiên cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên xuất hiện với đầy đủ diện mạo của nó. Cái tôi này mang những đặc điểm chung của cái tôi trong thơ lãng mạn.

Nó nằm ở vị trí trung tâm cảm nhận làm thế giới quan. Đây là cái tôi cá nhân tự biểu hiện, khép kín và cô đơn về mặt xã hội. Cái tôi thể hiện ớc mơ và hành động để giải thoát cuộc sống thờng ngày với những “u phiền, đau khổ với buồn lo” bằng nhiều con đờng - trong đó con đờng thoát li thực tế vẫn là con đ- ờng chủ đạo. Bên cạnh những nét tơng đồng, cái tôi trữ tình trong Điêu tàn vẫn có nhiều nét khác biệt so với cái tôi trữ tình của Thơ mới. Nh Nguyễn Văn Long đã nhận xét: “Điêu tàn có những cảm xúc mạnh mẽ, những suy tởng và cấu tứ táo bạo, một số hình ảnh khoáng đạt chứa đựng sức mạnh nội tâm và trí tởng t- ợng phong phú, nó báo hiệu cho sự hình thành của một hồn thơ rộng lớn” [33, 72].

Trong Điêu tàn, Chế Lan Viên đã tạo ra một thế giới nghệ thuật khác lạ. Đó là thế giới u linh của những quỷ dữ, ma Hời gắn với sự tàn vong của đất nớc Chiêm Thành xa. Có thể cảm nhận một cách chung nhất về cái tôi trữ tình trong

thơ Chế Lan Viên ở chặng đờng đầu sáng tác: đó là cái tôi lãng mạn siêu hình mang màu sắc triết lý hoang tởng, nó nói nhiều đến cái vô nghĩa, tuy rằng cái vô nghĩa hợp lý.

1.3.2. Thời kỳ 1945 - 1975

Đây là giai đoạn thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên. Giai đoạn này gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Mở đầu là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Mốc son chói lọi này đã đa đất nớc ta từ nô lệ đến độc lập, đa những ngời dân bị áp bức lầm than trở thành những chủ nhân của lịch sử. Đối với văn học, cách mạng cũng đã giải phóng cho văn nghệ sĩ, mở ra cho họ một chặng đờng sáng tác mới. Tiếp đến, hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trở thành nơi thử thách, tôi luyện nên chất thép, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo dào dạt cho những ai đợc vinh dự sống và sáng tác trong giai đoạn này. Thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh đã tạo nên bớc chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn thơ của Chế Lan Viên cũng nh đội ngũ các nhà Thơ mới đến với nền thơ cách mạng.

- Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng (Xuân Diệu)

- Ngời thay đổi đời tôi, Ngời thay đổi thơ tôi (Chế Lan Viên)

Nhìn một cách khái quát, trong ba giai đoạn sáng tác thì ở giai đoạn sáng tác thứ hai này, thơ Chế Lan Viên đạt đợc nhiều thành tựu nhất cả về số lợng và chất lợng nghệ thuật. Tất nhiên, để có đợc thành quả đó, ngời nghệ sĩ đã phải trải qua một quá trình phấn đấu, đấu tranh với chính bản thân mình.

Đi xa về hóa chậm Biết bao là nhiêu khê.

Từ năm 1945 đến năm 1975, Chế Lan Viên đã sáng tác và giới thiệu với bạn đọc sáu tập thơ. Mở đầu là tập thơ Gửi các Anh, đợc viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tập thơ này, nh tác giả đánh giá là không hay, nhng nó ra đời đánh dấu bớc biến chuyển trong tâm hồn thơ Chế Lan Viên. Từ một trí

thức tiểu t sản, một công chức của chế độ cũ, bây giờ ông đã trở thành một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, sát cánh cùng đồng bào chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Con ngời công dân, con ngời xã hội ở Chế Lan Viên đã có một sự thay đổi căn bản và có thể nói là mau lẹ. Điều này đã có ảnh hởng tạo nên sự thay đổi trong con ngời nghệ sĩ ở ông. Ông đã rời bỏ những băn khoăn và bế tắc về cái “tôi” và cuộc sống để cảm nhận đợc những vẻ đẹp, sự hi sinh to lớn và những tình cảm cao quý của nhân dân. Từ đây, thơ Chế Lan Viên đã hình thành một cái tôi trữ tình kiểu mới rất tiêu biểu cho thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đó là cái tôi trữ tình chính trị, mang khuynh hớng sử thi. Có thể nói đây là sự chuyển biến mang ý nghĩa bớc ngoặt, chuyển từ cái tôi lãng mạn siêu hình sang cái tôi hiện thực cách mạng. Mặc dù có bớc biến chuyển, nhng nhìn chung thơ Chế Lan Viên giai đoạn này cha đạt đến sự ổn định và nhuần nhuyễn trong nghệ thuật, cha có một phong cách rõ nét.

Những năm tháng có ý nghĩa nhất trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên sau cách mạng tháng Tám là thời kỳ miền Bắc bớc vào cao trào xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả nớc tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc. Hồn thơ Chế Lan Viên thật sự dạt dào tuôn chảy phải kể từ sau năm 1954, khi cuộc sống mới hình thành trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào Thấy nghìn núi, trăm sông diễm lệ

Trong vòng hai mơi năm, có bốn tập thơ của Chế Lan Viên đã lần lợt đến với độc giả. Đầu tiên phải kể đến ánh sáng và phù sa. Tập thơ gồm 69 bài đ- ợc sáng tác trong khoảng 1955 - 1960. ánh sáng và phù sa trình bày cuộc phấn đấu trong tâm hồn và t tởng nhà thơ để vợt qua những nỗi đau riêng hòa hợp với niềm vui chung, thể hiện niềm tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với nhân dân, đất nớc và Đảng, Bác Hồ.

Nguyễn Văn Long đã có nhận xét: “ánh sáng và phù sa đã giải quyết đ- ợc căn bản vấn đề “riêng chung”, nhà thơ đã đi trọn hành trình “từ chân trời một ngời đến chân trời tất cả”” [33, 73].

Tiếp theo ánh sáng và phù sa là các tập thơ đợc sáng tác trong những năm chống Mỹ sục sôi trên cả hai miền đất nớc. Đó là: Hoa ngày thờng - Chim

báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973) và Ngày vĩ đại (1975). Với các tập thơ này, Chế Lan Viên đã làm một cuộc

chuyển quân đa thơ lên sát chiến hào của cuộc chiến đấu. Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên đạt đến độ viên mãn của cái tôi sử thi. Trong đó, tình yêu Tổ quốc trở thành tình cảm thiêng liêng:

Ôi, Tổ quốc ta, ta yêu nh máu thịt Nh mẹ cha ta, nh vợ, nh chồng ! Ôi, Tổ quốc ! Nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.

Và tình yêu đó đã nâng vị trí nhà thơ lên một tầm cao mới:

Cho tôi sinh ra giữa những ngày diệt Mỹ Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn 1945 - 1975 không chỉ vang ứng với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nớc mà nó còn rung động, tinh tế trớc những nét bình dị của cuộc sống đời thờng:

Khi tôi muốn thơ tôi thành hầm chông giết giặc Thành một nhành mai mát mắt cho đời.

Chùm thơ Hoa ngày thờng ở thơ Chế Lan Viên là một dạng biểu hiện của cái tôi đời t, thế sự, với những cảm xúc vui buồn, suy t trớc cuộc sống gia đình, đời thờng hàng ngày.

Điểm qua các tập thơ trong giai đoạn sáng tác thứ hai của Chế Lan Viên, ta có thể nêu một cách khái quát giai đoạn này thơ ông đã hình thành một cái tôi trữ tình đa dạng, phong phú, bao gồm cái tôi sử thi, cái tôi ngợi ca cuộc sống mới và cái tôi đời t thế sự. Trong đó, cái tôi sử thi vẫn là cái tôi nổi bật nhất. Đó là cái tôi giàu chất triết lý, đa đến những suy tởng lớn về đất nớc và con ngời Việt Nam anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên (Trang 37 - 42)