Cái tôi suy ngẫm về đời t thế sự trong Di cảo thơ

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên (Trang 105 - 123)

Di cảo thơ vẫn còn một số bài mang âm hởng sử thi, nhng chất sử thi đến

đây đã nhạt dần. Di cảo đã tạo ra một bớc chuyển của nhà thơ từ những chủ đề có tính chất lịch sử, có tính chất thời sự về Tổ quốc, nhân dân, về dân tộc và thời đại sang chủ đề thế thái nhân tình. Đó cũng là sự chuyển đổi giọng thơ từ giọng “vang ngân” sang “giọng trầm” từ những bài thơ tràn đầy lạc quan hi vọng về một tơng lai sán lạn của đất nớc sang những bài thơ mang nặng tính chất trầm t suy ngẫm.

Trong bài Đọc hai tập Di cảo thơ [55, 156], Nguyễn Bá Thành viết: “Tính đến thời điểm ấy (1987 - 1988), nhà thơ đã hai lần đổi giọng. Lần thứ nhất từ “than” thành “hỏi”, từ “hát” thành “nói”:

Và lần thứ hai vào cuối đời từ “giọng cao” thành “giọng trầm”.

Trớc hết, trong Di cảo thơ, ta bắt gặp nhiều bài thơ có tính chất tổng kết về đời, về thơ của tác giả. Trong sự tổng kết này, ta thấy rất rõ ý thức trách nhiệm cao cả của ngời cầm bút. Trong bài Thơ bình phơng, đời lập phơng sáng tác sau 1975 và đợc in trong Hoa trên đá, Chế Lan Viên đã bắt đầu bộc lộ xu h- ớng này:

Chiều rồi!

Gọi chim Anh về thôi!

Chớ để đàn chim Anh rong ruổi Phát triển đờng bay mình mê mải Vợt quá chân trời, vợt quá chân mây Hãy thu đội hình thi tứ lại

Lùa nghìn câu tản mác của anh vào trang giấy.

Trong sự “tổng kết” này, ông đã tự vẽ chân dung mình. Điều này nằm trong xu thế chung của thơ sau 1975. Thơ trữ tình những năm 80 của thế kỷ XX là sự bừng tỉnh ý thức về cái tôi cá nhân. Chế Lan Viên đã nhìn thẳng vào đời mình mà suy ngẫm, trăn trở, không hề né tránh điều gì. Dù điều ấy nói ra là bất lợi cho uy tín của chính mình. Hơn thế nữa, ngời đời có thể hiểu sai. Chẳng hạn, ông tổng kết cái tôi đích thực của mình. Trong bài Tháp Bayon bốn mặt, ông viết:

Anh là tháp Bayon bốn mặt Dấu đi ba, còn lại đấy là anh Chỉ mặt đó mà nghìn trò cời, khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình

Có ngời bảo Chế Lan Viên té ra là ngời hai mặt trong thơ. Trớc đây, ông đã có cơ hội giấu đi bộ mặt thật của mình. Quả thật, ngời đọc có quyền hiểu nh vậy. Lý giải về vấn đề này thế nào đây? Trong thơ Việt Nam có một môtíp quen thuộc, đó là môtíp nhìn lại quá khứ. Nhìn về quá khứ để mà tự hào cũng có, nh- ng để mà suy nghĩ để mà xót xa, ân hận vẫn là nhiều hơn.

- Đã có một thời nỗi đau ta phải dấu

Ta đánh mất ta trong mỗi con ngời

(Trơng Nam Hơng) - Cái thời sẵn lòng tin, và dễ đồng lòng

Cái thời dễ nghe, cái thời quen nghĩ một chiều xuôi nh chiều nớc chảy

(Phùng Khắc Bắc) Chủ thể trữ tình cũng tự nhìn mình về một thời đã qua:

Cời mình quen thói đại ngôn

Thơng vay, khóc mớn véo von một thời

(Anh Ngọc)

Với Chế Lan Viên, bài thơ Sứ in ở Di cảo I, ông cũng đã nhìn lại mình trong quá khứ để rồi “tổng kết” thơ mình:

Thơ chỉ sống một phần - phần cho mình, còn ba phần cho nhiệm vụ Nghĩ mà thơng.

Đặt hai bài thơ Anh là tháp Bayon bốn mặt và Sứ của Chế Lan Viên bên cạnh những bài thơ sau 1975 có cùng cảm hứng ta mới hiểu ra. Chuyện Chế Lan Viên bảo mình là ngời có bốn mặt trong thơ cũng là chuyện bình thờng. Bản thân ông chỉ thấy “thơng” mà không trách.

Trong suốt ba mơi năm (1945 - 1975), ông tự nguyện chỉ xuất hiện công khai với một khuôn mặt của mình. Giữa hai con ngời: Con ngời cá nhân và con ngời xã hội, ông chọn con ngời xã hội với trách nhiệm công dân cao cả. Giữa hai mặt siêu hình và hiện thực, ông chọn mặt thứ hai là hiện thực. Giữa thơ h-

ớng ngoại và thơ hớng nội, ông chọn thơ hớng ngoại (Ta vì ai?). Giữa đau khổ và niềm vui, ông chọn niềm vui, giữa bè cao và bè trầm, ông chọn bè cao để ca ngợi cách mạng. Có một thời, cái chung có phần lấn át cái riêng. ấy là do cuộc sống đòi hỏi nh vậy. Mọi ngời, trong đó có Chế Lan Viên đã tự nguyện hiến dâng cho tự tồn vong của đất nớc này. Thơ cũng vậy:

Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ Hơn nghìn trang giấy luận văn chơng

(Tố Hữu)

Càng về cuối đời, những suy nghĩ về đời, về thơ của ông càng da diết hơn. Thật ít có một nhà thơ nào, sự nghiệp thơ đã nổi tiếng mà cuối đời lại hay tự vấn mình, hay nhìn lại mình một cách dũng cảm và đau đớn đến nh vậy:

- Tôi tiếp cận trang giấy ngày 16 tuổi

Bây giờ 63

Cái trang mơ ớc một đời cha với tới Dần xa.

Ôi, tuổi trẻ ngây thơ và khờ dại

Một chút biếc ở đầu cây tôi cứ ngỡ đấy là tài Sức lực bé ham nói điều vĩ đại

(Hồi kí bên trang giấy)

- Tôi chôn hàng trăm hài hoa vào trong thơ Bới lên chỉ nhặt đợc xơng gà

(Tấm) - Anh gieo bão mà gặt về chỉ gió

Giàu có cánh đồng thôi, một nắm thóc vẫn nghèo.

(Thơ về thơ)

Thơ đối với Chế Lan Viên là một hành trình vô cùng vô tận. Càng ngày ông càng nhận thức rõ sự hữu hạn, lực bất tòng tâm của mình trong thơ. Đối với ông, thơ ca nh con đờng hun hút:

Tôi tài năng cha đầy nửa giọt

Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực Sao chỉ ấy, kim kia tôi vẫn phải cầm

Mới năm nào Chế Lan Viên còn có niềm tự hào mãnh liệt vào thơ mình. Khi bớc vào tuổi năm mơi, ông viết:

Đời ngoài tuổi năm mơi Mong gì hơng sắc lạ Mọc chùm hoa trên đá Mùa xuân đâu chịu lùi

(Đề từ Hoa trên đá)

thì giờ đây, vào những năm tháng bệnh tật, những năm cuối đời, ông đã nhìn thẳng vào sự thật mà thảng thốt:

Tài năng ở đâu? Cho tôi với Trên trời cao hay dới bể sâu

Chế Lan Viên không bao giờ tự bằng lòng về mình. Đó là một điều quý giá thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của ngời nghệ sĩ đối với đời. Một trong những con ngời khác, khuôn mặt khác của Chế Lan Viên hiện diện đặc biệt rõ nét trong Di cảo, đó là cảm hứng về nỗi đau buồn, về cái chết. Nếu từ thở Điêu

tàn đi theo cách mạng, ông đã quyết tâm vợt lên trên chiến thắng nỗi đau riêng

để hòa mình vào niềm vui cách mạng:

Ta lấn từng nỗi đau nh mùa chiêm lấn vành đai trắng Lấn bệnh tật mà đi, màu đỏ lấn da xanh

Hoặc:

Tôi đuổi năm đau lấy những ngày lành Nh đuổi giặc lấn từng tấc đất

Trớc là thế, còn đến nay, trong Di cảo, không những ông không còn đuổi những nỗi đau riêng đi nữa mà trái lại, nỗi buồn đau trở thành nỗi ám ảnh thờng

trực lúc bàng bạc, lúc đậm đặc trong thơ. Hình nh trong Di cảo thơ, nỗi buồn đau của Điêu tàn xa kia đã hiện hình về. Có khi nhìn một pho tợng đá, Chế Lan Viên cũng tự chiêm nghiệm về tấn bi kịch và băn khoăn tự hỏi:

Con sâu của bi kịch nhấm thịt ta làm ta nhục nhã

Ông đặt bản thân mình trớc vũ trụ bao la và thấy sự sống cũng nhỏ bé mong manh. Do đó, vũ trụ và cái tôi trong vũ trụ là hình ảnh trong tâm của nhiều bài thơ. Đặc điểm này có từ thời Điêu tàn mà trớc đây chúng ta vẫn thờng gọi là “thoát ly thực tại”. Nhà thơ không nhìn về phía trớc, phía tơng lai, mà lại nhìn phía sau phía quá khứ. Nếu Điêu tàn là quá khứ nói chung trong khái niệm dĩ vãng, thì trong Di cảo thơ, quá khứ là các chặng đờng mà ông đã đi qua cho dù không cụ thể:

Thôi không còn chờ mùa hoa phía trớc Mà nhẩm lại các mùa hoa phía sau … Không phải hoa khuất mà ta khuất Ta đi vào xứ không màu

Từ cảm xúc về thời gian sống nh vậy, ấn tợng về cái chết cứ hiện dần lên. Đến hai năm 1987, 1988 nhà thơ dờng nh bị ám ảnh bởi một điều khủng khiếp: Sự hủy diệt. Trong bài Từ thế thi ca (Bài thơ vĩnh biệt cõi đời), ông thấy mình “thành một nhúm xơng gio trong bình”. Cũng nh trong Điêu tàn, hình ảnh thiên đờng địa ngục, vạc dầu, địa phủ, tro bụi … xuất hiện rất nhiều lần. Vốn biểu t- ợng về bãi tha ma từ thời Điêu tàn đợc dùng lại khá nhiều: đáy mồ, huyệt tối, đầu lâu, hồn ma, dĩ vãng. Có những câu thơ mang đầy đủ dấu vết của Điêu tàn.

Ba mơi năm trớc (1957 - 1958), nhà thơ phải đi dỡng bệnh. Nhng những sáng tác có tính “nhật ký một ngời dỡng bệnh” đã phản ánh một cảm hứng hồi sinh, sự hồi phục của cơ thể. Niềm vui chiến thắng bệnh tật đã vang lên trong các bài thơ.

Hình ảnh cái chết, cảm giác về sự hủy diệt, sự tiêu tan, cảm giác về ngày tận số đã làm cho cái tôi trữ tình trong nhiều bài thơ của Di cảo buồn thảm hơn.

Mặc cảm cô đơn đã tăng lên vào những năm cuối đời. Có điều, so với thời Điêu

tàn thì buồn đau và cô đơn trong Di cảo có cơ sở hiện thực hơn. Đây là sự đau

đớn nảy sinh từ “những điều trông thấy”, nghiệm thấy. Chẳng hạn khi oán trách số phận ngặt nghèo, nhà thơ nghĩ đến Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh, Lu Quang Vũ…

Có lẽ còn có một nguyên nhân sâu xa khác đó là sự trải nghiệm cuộc đời. Trong những năm này Chế Lan Viên sống trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Thực tế hàng ngày đập vào mắt ông, chà xát trái tim ông khiến ông không khỏi đau buồn.

Giờ là thế giới của xe cúp, ti vi Phim màu ngũ sắc

Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát Vị trí nhà thơ nh rác đổ thùng

Ông sống trong nghịch cảnh “nhà không trần”, trong một sự đối lập với bọn ngời giàu có:

Chung quanh bọn tham ô Xây biệt thự lớn, nhỏ Còn lên lớp cho thơ

“Cần chịu đựng gian khổ!”

Một nhà thơ “đại công thần về văn hóa” đã từng có biết bao nhiêu đóng góp cho cách mạng nhng cuối đời vẫn sống trong gian khổ, thiếu thốn, vẫn cặm cụi dọn chuồng lợn, cặm cụi hốt lá làm củi. Trong khi đó thì nhiều ngời khác sống cuộc sống xa hoa. Nhà thơ không thể không tỏ rõ sự phản ứng của mình:

Giờ hòa bình rồi tôi vẫn làm thơ nhặt lá

Không phải vì đất nớc mình còn chiến tranh nghèo khó Mà vì có bao nhiêu thằng đang sống xa hoa

Vì có bọn ngời thoái hóa Khiến cho thắng trận rồi

Mà vẫn còn nhặt lá - kẻ làm thơ

Nhng Chế Lan Viên không băn khoăn cho riêng mình, mà ông đau cho nỗi đau của bao nhiêu ngời mất mát, thiệt thòi:

Bao nhiêu điều láo nháo chúng ta quên Quên rằng giờ chiến thắng mời năm Anh vẫn khổ

Con anh vào trờng không có chỗ Đến bệnh viện không tiền

Ra đờng không ai nhớ Về làng ngời ta quên

Ông đau vì sự bất lực của mình:

Tôi cha có câu thơ nào hôm nay Giúp ngời ấy nuôi đàn con nhỏ

Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cời.

Trong Di cảo thơ, ông nhận mình là “nhà thơ cỡi trâu, đánh trận giặc cờ lau”, thế nhng:

Đã lâu ta không nghe hồn lau gọi nữa

Nghe tiếng gió xạc xào, nghe mùi bùn, mùi trâu, rơm rạ Chỉ nghe danh vọng ầm ào

Vinh quang xí số Hoa L ở đâu? Hoa lau ở đâu? Hồn lau ở đâu?

Hình ảnh “nhà thơ cỡi trâu” không chỉ gợi tởng đến Đinh Bộ Lĩnh một thời cỡi trâu, phất cờ lau tập trận, mà xa hơn còn gợi tởng đến Lão Tử, một ông tổ triết học của dòng Bách Việt. Khi ông yêu cầu “Cho tôi về với cành lau” thì không hẳn là ông muốn quay trở lại cái đài thơ, cái tháp nghĩ của thi nhân thuở xa, nhng quả cũng không còn cái háo hức “nhập thế”, cái khí phách “chim báo

bão của thời đại với giọng bao trùm là giọng hùng ca”. Nhà thơ băn khoăn nhiều về “h” và “thực” “phù du”, “vĩnh hằng”, ham muốn lu danh thiên cổ có phần riết róng nhiều lúc hành hạ ông đến đáng thơng:

Cũng có thể không có giọt máu nào Con bỗng chết rồi, không ai gọi nữa

Và anh mất cả chì lẫn chài ở giữa vô danh.

Đối diện với cái chết đã đợc tiên lợng, Chế Lan Viên không khỏi có lúc mệt mỏi chán chờng, hoài nghi, bi quan: “Rơi vào trận đồ của t duy siêu hình, từ tâm thế đó Chế Lan Viên chủ động đổi giọng thơ giờ đây là giọng thơ đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát” [57, 176]. Nhng không phải chỉ giọng thơ ấy mới là “mặt thật”, mới là “tợng tròn”, Chế Lan Viên càng không thể xem đó mới là thơ ca đích thực, khi ý thức nghệ thuật đã cắt cầu, đã vợt lên trên ý thức công dân để hớng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm. Cha bao giờ nh giai đoạn cuối đời, thơ Chế Lan Viên lại mang đậm màu sắc triết lý đến nh vậy. Hầu nh mỗi bài thơ là một vấn đề về lẽ sống nhà thơ đặt ra để chúng ta cùng suy ngẫm, suy ngẫm về đời, về nghệ thuật, suy ngẫm về bức chân dung tự họa của nhà thơ.

Cần phải thấy rằng, vợt lên trên hoàn cảnh riêng t Chế Lan Viên vẫn đau đáu một ham muốn:

Viết đi! Viết đi! Viết viết Thời gian nớc siết

Viết thêm! Viết nữa, viết vào

Hy vọng của ông là để cho đời “Chút hơng thầm t duy”, “Những lá thơm hái lúc về già”.

Chế Lan Viên chia sẻ cùng ta những nhận xét tinh tế về đất nớc, về cuộc đời không đơn giản cũng nh cả những lo toan xao xuyến, buồn vui chân thật đ- ợc trải nghiệm qua năm tháng cuộc đời.

Với tất cả cái “đa thanh, đa sắc, đa tầng”, xuyên suốt đời thơ Chế Lan Viên là một ý thức nhất quán của ngời cầm bút:

Tôi trong đau vẫn làm viên muối bể Để mặn lòng bao kẻ muốn vô t.

Cuộc đời một con ngời thông thờng hễ tới cái hậu sự là hết, nhng đối với Chế Lan Viên hậu sự vẫn còn. Ngày 19/06/1989 nhà thơ đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Ông ra đi cách đây đã hơn 20 năm nhng nhờ thơ ông vẫn đầy sức sống, vẫn nảy lọc đâm chồi nên ông vẫn tồn tại giữa cuộc đời và giữa chúng ta.

Trong bài thơ Với Chế Lan Viên, nhà thơ lớn Tố Hữu đã viết những câu thơ rất xúc động khẳng định cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên sống mãi trong tình cảm của chúng ta:

Đau xót hôn Anh

lần cuối cùng Chế Lan Viên

Anh mãi trẻ trung Mai sau

những cánh đồng thơ lớn Chắc có tro Anh bón sắc hồng

(Hà Nội, 24/06/1989)

1. Việc nắm vững khái niệm cái tôi trữ tình, biết phân biệt các hình thái biểu hiện và quy luật vận động của nó trong tiến trình phát triển của văn học nói chung và mỗi một cá nhân nói riêng, rất có ý nghĩa đối với ngời nghiên cứu và giảng dạy thơ ca Việt Nam hiện đại.

2. Cái tôi trữ tình không phải là một yếu tố nhất thành bất biến, mỗi thời đại hình thành một kiểu nhà thơ với cái tôi trữ tình tiêu biểu cho cả một thế hệ. Đồng thời, ở mỗi một tác giả, với cá tính sáng tạo của mình, họ cũng đã tạo ra

cái tôi trữ tình độc đáo.

3. Thơ ca Việt Nam hiện đại nằm ở giai đoạn xã hội và văn học dân tộc có những bớc biến chuyển mang ý nghĩa cách mạng sâu sắc và triệt để hơn bất cứ ở một giai đoạn nào. Nhiều khuynh hớng thơ ca đã đợc hình thành ngày càng đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của độc giả. Chế Lan Viên là một tác giả lớn đứng ở

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên (Trang 105 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w