Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam 1945

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên (Trang 61 - 66)

Những biến động lịch sử to lớn của thời đại Hồ Chí Minh đã kéo theo một cuộc cách mạng sâu sắc trong đời sống văn học dân tộc. Một nền văn học mới ra đời. Tuy vẫn kế thừa những truyền thống văn học lâu đời của dân tộc, nền văn học mới đã từng phân biệt về bản chất so với tất cả những thời kỳ văn học trớc đó bằng những đặc điểm hết sức cơ bản. Thơ giai đoạn này cũng phát triển theo những quy luật mới và đạt đợc nhiều thành tựu to lớn. Trong thơ hình thành một cái tôi trữ tình kiểu mới.

Nếu nh phong trào Thơ mới gắn với cái tôi trữ tình lãng mạn đã làm nên một cuộc cách mạng trong thi ca, đa nền thơ dân tộc vào quỹ đạo hiện đại thì sự ra đời của cái tôi trữ tình cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã mở ra cánh cửa đa thơ vào thẳng trung tâm của đời sống tinh thần dân tộc.

Nói một cách khái quát bản chất cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ sau 1945 có thể đợc xác định bởi những phẩm chất:

1. Cái tôi công dân - xã hội hớng về những tình cảm chung của cộng đồng.

2. Cái tôi hiện thực hớng vào sự khai thác và thể hiện chất thơ trong đời sống.

3. Cái tôi đại chúng hớng về ngời đọc, ngời nghe nhằm tạo nên cộng h- ởng tối đa.

Những phẩm chất trên đây là phẩm chất chung của cái tôi trữ tình trong suốt chặng đờng thơ từ 1945 - 1975. Nhng đi vào từng thời điểm, gắn với từng nhiệm vụ cách mạng cụ thể thì cái tôi này có những nét riêng. Chẳng hạn, cũng là chất sử thi, nhng sự biểu hiện của nó trong thơ kháng chiến chống Pháp khác với trong thơ chống Mỹ. Trong thơ, năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã manh nha cái tôi trữ tình kiểu mới qua những tác phẩm tiêu biểu (Ngọn

quốc kỳ, Hội nghị non sông - Xuân Diệu; Huế tháng Tám và Vui bất tuyệt - Tố

gắn nhiều với hiện thực. Ta có thể bắt gặp những vần thơ thể hiện những niềm vui dâng trào của tác giả Tố Hữu khi cách mạng thành công:

Ngực lép 4000 năm, tra nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên tim bỗng hóa mặt trời.

Phải đến thơ kháng chiến chống Pháp thì những phẩm chất của cái tôi trữ tình kiểu mới mới đợc thể hiện rõ nét. Trớc hết, đó là cái tôi hòa nhập vào cái ta cộng đồng. Cùng với Cách mạng tháng Tám, mỗi ngời dân ý thức đợc mình là công dân tự do của một nớc độc lập, tình cảm yêu nớc là tình cảm lớn nhất, liên kết mọi cá nhân trong một cộng đồng nhằm bảo vệ độc lập, tự do. Mọi ngời đều xác định t thế công dân của mình trong một đoàn thể, gánh vác một phần công việc kháng chiến. Cái tôi cá nhân cha có điều kiện hình thành một cách rõ nét trong đời sống văn hóa Việt Nam, càng trở nên nhỏ bé trong cái ta cộng đồng chung sức chung lòng cho sự nghiệp đánh giặc cứu nớc. “Đời sống riêng cá nhân không có nghĩa gì trong đời sống bao la của đoàn thể” [53] . ý nghĩa ấy không chỉ riêng của Hoài Thanh mà là nhận thức chung của mọi ngời dân khi vào cuộc kháng chiến. Đặc điểm tinh thần này của thời đại làm nên một nét đặc trng của cái tôi trữ tình trong thơ. Chủ thể nhà thơ lùi lại phía sau để cho cuộc sống kháng chiến của tập thể quần chúng hiện lên. Ngay nh nhà thơ Tố Hữu, cái tôi tự biểu hiện trong Từ ấy nay cũng đã nhờng chỗ cho cái ta chung. Nhà thơ ít nói về mình mà chủ yếu nói về quần chúng, anh bộ đội, bà mẹ, em bé giao liên…

Chính do quan niệm đa quần chúng trở thành nhân vật trung tâm nên các nhà thơ đã sáng tạo nên một phơng thức biểu hiện trữ tình mới. Đó là kiểu trữ tình nhập vai quần chúng. Nhà thơ hóa thân vào các vai để bộc lộ tâm trạng, ớc ao của họ, đồng thời thay lời quần chúng để kể về mình:

Em là con gái Bắc Giang (Phá đờng - Tố Hữu) Em là con gái nớc nghề (Cô lái đò - Lơng An)

Khi thơ ca khám phá và thể hiện con ngời quần chúng thì nó xem nhẹ, hay nói cách khác là nó cha xem xét con ngời nh một cá nhân. Đề cao con ngời tập thể, đây không phải là sự trở lại với con ngời trong loại hình thơ ca dân gian hay con ngời siêu cá thể trong thơ ca trung đại. Con ngời tập thể trong thơ kháng chiến mang tính đặc thù của một thời đại khi con ngời đợc thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng và đợc tập hợp trong một tổ chức.

Bớc sang giai đoạn sau 1954, tình hình đất nớc và nhiệm vụ của văn học đã có những bớc tiến triển, nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lợc: xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc. Hai nhiệm vụ này đã trở thành hai mảng đề tài của văn học Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. Cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn này cũng mang sắc diện mới. Đã xuất hiện thêm cái tôi trữ tình ngợi ca cuộc sống mới bên cạnh cái tôi sử thi hớng vào cuộc kháng chiến. Hớng về tình cảm chung của cộng đồng cái tôi này xác định lại vị thế trong cái ta chung. Trong thơ kháng chiến hầu nh các nhà thơ cha đặt vấn đề cái riêng của con ngời:

Đẹp gì chăn gối trong khi cả Dân tộc sôi lên chí quật cờng Hãy gác tình riêng mu nghiệp lớn Để đong máu giặc dội biên cơng.

(Xuân chiến địa - Ngân Giang)

Nay chiến tranh đã kết thúc, cuộc sống hòa bình không thể không quan tâm đến cuộc sống thờng nhật, riêng t của con ngời. Quan niệm nghệ thuật về con ngời của văn học nói chung, của thơ nói riêng là con ngời trong sự thống nhất riêng - chung. Trong thơ vấn đề này đợc đặt ra nh một chủ đề nổi bật. Xuân Diệu có hẳn một tập thơ mang tựa đề Riêng chung. Riêng chung của Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng của Huy Cận, ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên… đều thể hiện cuộc phấn đấu và niềm vui của con ngời đi từ “Chân trời

của một ngời” (Pôn Êluya), đi từ “Mất nỗi đau riêng để đợc niềm vui chung”

(Chế Lan Viên).

Cũng trong giai đoạn này, Tố Hữu có Gió lộng. Con ngời trong Gió lộng tràn đầy niềm vui trong sự hòa hợp hoàn toàn cái riêng và cái chung. Đó là con ngời phơi phới cảm hứng lãng mạn, lúc nào cũng nh muốn “bay lên”, “trẻ lại” với cuộc đời “rũ sạch cô đơn riêng lẻ bần cùng”, với lẽ sống lớn:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Ngời yêu ngời sống để yêu nhau

Cảm hứng chủ đạo của thơ trong mời năm đầu hòa bình là cảm hứng ngợi ca cuộc sống mới:

Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta

Trong thơ giai đoạn 1954 - 1975, bên cạnh cái tôi ngợi ca cuộc sống mới là cái tôi trữ tình chính trị mang khuynh hớng sử thi. Cái tôi này gắn với đề tài chiến tranh cách mạng. Có thể nói cái tôi trữ tình của thơ Việt Nam 1945 - 1975 chủ yếu là cái tôi sử thi. Bởi vì nội dung chính của thơ là nội dung lịch sử dân tộc. Thơ phản ánh hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Từ 05/8/1964, cả nớc cùng ra trận. Thơ bớc vào cuộc chiến đấu. Cái tôi trữ tình của thơ giai đoạn chống Mỹ là sự tiếp nối cái tôi trữ tình của thơ giai đoạn trớc và phát huy trong hoàn cảnh mới. Do đó nó mang một kích thớc mới. Đây là giai đoạn phát triển đến đỉnh điểm cái tôi trữ tình công dân để trở thành cái tôi khái quát, cái tôi tập hợp, cái tôi nhân danh, cái ta dân tộc và thời đại.

Đứng ở tầm cao cuộc chiến đấu mang tầm vóc thời đại, cái tôi trữ tình sử thi có sức âm vang của hàng ngàn giọng nói, có sức thuyết phục của chân lý mang tính phổ quát. Cái tôi này có điều kiện mở rộng quan hệ giao tiếp tạo nên nhiều giọng điệu. Trong đó giọng điệu hào hùng, giàu chất chính luận là những nét nổi bật.

Cũng nh bất cứ một giai đoạn thơ nào khác, thơ Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 có rất nhiều bài viết về cuộc sống đời thờng. Ngay nh thơ Chế Lan Viên ta cũng thấy rõ điều này. Hồn thơ ông vang ứng với cơn bão lớn của thời đại, nhng cũng rung động tinh tế trớc những nét bình dị của cuộc sống đời thờng. Nhà thơ muốn thơ mình là “hầm chông giết giặc” lại vừa là “cành mai mát mắt cho đời”. Chùm thơ Hoa ngày thờng của Chế Lan Viên khá phong phú, ghi lại những cảm xúc vui buồn, suy t trớc cuộc sống gia đình, đời thờng hàng ngày, tr- ớc thiên nhiên dọc theo những năm tháng của cuộc đời nhà thơ.

Nh vậy, trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, bên cạnh cái tôi sử thi, cái tôi ngợi ca cuộc sống mới, còn có cái tôi trữ tình đời t thế sự. Cái tôi này giữ vị trí thứ yếu, sẽ đợc đề cập trong phần thơ sau 1975.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên (Trang 61 - 66)