Nét độc đáo của cái tôi trữ tình trong Điêu tàn

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên (Trang 53 - 59)

Cái tôi trữ tình của Điêu tàn rất tiêu biểu cho cái tôi lãng mạn của Thơ mới. Nhng không vì thế mà giữa chúng hòa đồng vào nhau tạo nên những khuôn mặt hao hao giống nhau. Trong sáng tạo nghệ thuật, ngời nghệ sĩ đợc đánh giá cao là ngời đã biết tạo nên trong tác phẩm của mình một thế giới riêng biệt mang đậm nét cá tính sáng tạo. Nói nh nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn

Đời thừa: “Văn chơng không cần đến những ngời thợ khéo tay làm theo một vài

kiểu mẫu đa cho. Văn chơng chỉ dung nạp đợc những ngời biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguòn cha ai khơi và sáng tạo những gì cha có” [61, 300].

Mỗi nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã tạo nên trong tác phẩm của mình một thế giới nghệ thuật riêng, một cái tôi trữ tình độc đáo: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam cha bao giờ ngời ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở nh Thế Lữ, mơ màng nh Lu Trọng L, hùng tráng nh Huy Thông, trong sáng nh Nguyễn Nhợc Pháp, ảo não nh Huy Cận, quê mùa nh Nguyễn Bính, kỳ dị nh Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn nh Xuân Diệu” [54, 29].

Đối với Chế Lan Viên, khi viết Điêu tàn mặc dầu tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, chịu nhiều ảnh hởng của Thơ mới, nhng ông đã không rập khuôn mà đã bứt phá tạo nên một thế giới nghệ thuật khác lạ. Chế Lan Viên đã khai thác một

đề tài thi ca: “Có căn cứ lịch sử nhng không rõ quan hệ với thi nhân: Sự sụp đổ của nhà nớc Chàm, một thế giới u linh của những quỷ dữ, ma Hời, những đầu lâu, sọ dừa, máu xơng, căn não và những tiếng khóc than không dứt. Và cuối cùng là tấm lòng đau đớn, nuối tiếc khôn nguôi của nhà thơ với những gì mất đi của xứ Chàm” [14, 156].

Cái tôi trữ tình của thơ Chế Lan Viên ẩn khuất trong cái thế giới lạ lùng ấy. Cái tôi này mang đặc điểm: đó là cái tôi lãng mạn siêu hình mang đậm màu sắc triết lý. Tác giả đã cụ thể hóa cái tôi về mặt cảm xúc, nhng đã trừu tợng hóa các quan hệ của nó đối với thực tại. Điêu tàn tập trung sự chú ý vào những biểu tợng phi hiện thực: Ma, quỷ, tinh, h vô, quên lãng là những biểu tợng về cái h ảo không phản ánh thực tại đời sống mà phản ánh quan niệm về thực tại. Đọc Thơ mới, ta bắt gặp những hình ảnh: Con voi già trong thơ Huy Thông, Con hổ

sa cơ trong thơ Thế Lữ, Con nai vàng ngơ ngác trong thơ Lu Trọng L, Con bơm bớm trắng trong thơ Nguyễn Bính hay hình ảnh Con thuyền, hòn đảo trong thơ

Huy Cận… Những hình ảnh đó cũng là biểu tợng sự phân thân của cái tôi tự ý thức nhằm biểu hiện những tâm trạng khác nhau:

Hồn đơn chiếc nh đảo rời dặm biển Suốt một đời nh núi đứng riêng tây

(Đảo - Huy Cận)

Nhiều hình ảnh trong Thơ mới rất đỗi quen thuộc hiển hiện quanh ta. Còn thế giới trong Điêu tàn là một thế giới xa xăm: “Một vì sao trơ trọi cuối trời

xa”, hoặc phần lớn là thế giới của cõi âm. Này đây một con yêu tinh nghe tiếng

trống cầm canh chợt nhớ nơi trần thế:

Rồi lấy ra một khớp xơng rợn trắng Nuốt bao dòng huyết đẫm khí tanh hôi Tìm những “miếng trần gian” trong tủy cạn Rồi say sa vang cất tiếng reo cời

Những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi.

Rõ ràng, đây là một cái tôi đã đợc h cấu tởng tợng. Nó phù hợp với nguyên tắc sáng tạo của thơ. Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tởng t- ợng. Song sự h cấu này cũng có những nét khác thờng đến mức h vô chủ nghĩa. Theo Hồ Thế Hà: “Đây là một hớng lựa chọn nghệ thuật, làm nên “con mắt thơ” độc đáo hấp dẫn” [16, 19]. Điều mà Hoài Thanh nhận xét: “Quyển Điêu

tàn đã đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam nh một niềm kinh dị”, có lẽ

nên hiểu là nhằm khẳng định nét độc đáo về một thế giới nghệ thuật mà nhà thơ trẻ Chế Lan Viên đã tạo nên trong Điêu tàn. Tập thơ xuất hiện khiến nhiều ngời ngạc nhiên vì nó ẩn chứa trong đó một thế giới lạ lùng và rùng rợn, khác lạ so với thế giới có phần chuẩn mực của thơ ca đơng thời. Ngời ta sửng sốt vì ngời đã tạo ra những hình ảnh kỳ dị đó lại là một cậu bé tuổi 16, 17. Điêu tàn đợc sáng tác dựa trên một quan niệm về thơ và ngời làm thơ táo bạo, khác thờng. Trong lời đề tựa tập thơ do chính Chế Lan Viên viết, ông đã thuyết minh về mục đích, tôn chỉ, cách viết của tác phẩm: “Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm làm thơ là làm sự phi thờng. Thi sĩ không phải là ngời đó là Ngời Mơ, Ngời Say, Ngời Điên, nó là tiên, là ma là quỷ, nó thoát Hiện Tại, nó xáo trộn Dĩ Vãng, nó ôm trùm Tơng Lai. Ngời ta không hiểu đợc nó vì nó nói nhiều đến cái vô nghĩa hợp lý”. Với quan niệm nh vậy, Chế Lan Viên đã đối lập thi nhân với con ngời bình thờng.

Điêu tàn chứa đựng những cảm xúc mạnh mẽ đến tột cùng. Khi thì nó

quay cuồng điên loạn:

Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra! Ngoài kia trăng sáng chảy bao la Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn Cho trăng ghì trăng giết cả làn da

khi thì “gào vỡ sọ” đến rồ dại nh trong bài Chiếc sọ ngời.

Trong Điêu tàn, ngay cả những bài thơ viết về tình yêu đôi lứa cũng chứa đựng yếu tố hoang tởng, siêu hình. Tình yêu trở thành một chủ đề lớn trong Thơ mới nh là thể hiện tập trung nhất cái riêng t của con ngời cá nhân. So sánh thơ tình của Chế Lan Viên với thơ tình của Xuân Diệu, Nguyễn Bính hay Huy Cận ở chặng đờng sáng tác trớc cách mạng ta thấy có nhiều nét khác biệt. Tình yêu trong Điêu tàn không phải là một thứ tình yêu trần thế mà nó hoàn toàn siêu thoát với những giấc mộng “ngủ trong sao”:

Ta gặp nàng trên một vì sao nhỏ Ta hôn nàng trong bóng núi mây cao Ta ôm nàng trong những nguồn trăng độ Ta ghì nàng trong những suối trăng sao.

Nh vậy là cái tôi trữ tình trong Điêu tàn đã đợc thể hiện ở nhiều vai khác nhau. Khi là một thi nhân, khi là kẻ lữ hành, khi thì nhập vào hồn ma và khi là một tình nhân. Tất cả đều mang tính lãng mạn siêu hình. Ngay cả bản thân mình, Chế Lan Viên cũng đã siêu hình hóa, coi mình không còn là mình nữa:

Ai bảo giùm ta có, có ta không?

Câu hỏi Ta là ai? đã đợc tác giả đặt ra trong tác phẩm đầu tay. Nó cho ta thấy một cái tôi sôi động luôn tìm kiếm và khát khao hiểu biết. Có điều là do siêu hình, nên nỗi khát khao ấy đã không đến đợc.

Cái tôi trữ tình trong Điêu tàn bắt đầu hình thành chất trí tuệ. Chất trí tuệ này sẽ xuyên suốt các tập thơ Chế Lan Viên và làm nên một nét lớn trong phong cách nghệ thuật thơ ông Giọng điệu tranh luận, chất vấn đợc thể hiện nhiều trong Điêu tàn kèm theo đó là nhiều câu thơ dới dạng câu hỏi. Có những bài thơ nh những hồi kịch ngắn gồm “ta” (thi nhân) và “chiếc sọ dừa”. Hành động kịch cũng diễn ra đơn giản.

Chất vấn chính là để tìm lời giải đáp, để hiểu rõ vấn đề, để tìm ra chân lý. Nhng do siêu hình nên nhà thơ đã bế tắc:

Ta đứng trớc cõi ta khôn hiểu thấu Nh không sao hiểu đợc nghĩa thời gian Mắt bừng nóng tự nhiên trào vụt máu Hồn câm khô toan vỡ dới thời gian

Đây là nỗi khổ tâm lớn ở đời, nhất là đối với những nhà thơ nặng lòng trăn trở trớc cuộc sống nh Chế Lan Viên. ở chặng đờng sáng tác sau cách mạng, Chế Lan Viên đã nhắc lại nỗi khổ này của bao kiếp cha ông ngày trớc:

Cha ông xa từng đấm nát tay trớc cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa

Chất triết lý đợc gợi lên từ những chi tiết nghệ thuật, từ những câu thơ mang câu hỏi lớn về thời đại, về chính bản thân mình. Và bao quát hơn nó nằm ngay trong dụng ý nghệ thuật, trong việc cấu trúc hình tợng tác phẩm và cách xây dựng cái tôi trữ tình.

Điêu tàn dựng lên một thế giới hoang tởng, thế giới của đất nớc Chiêm

Thành một thời cờng thịnh nay đã tàn vong:

Đây những tháp gần mòn vì mong đợi Những đền xa đổ nát dới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối Những tợng Chàm lở lói rỉ rên than

ở đây, vấn đề đặt ra là Chế Lan Viên, một nhà thơ có trí tuệ sắc sảo, cha bao giờ ông thừa nhận có thế lực siêu nhiên nào về mặt nhận thức triết học, nh- ng tại sao ông lại tạo nên một thế giới thần bí nh vậy. Theo nh Hồ Thế Hà: “Chẳng qua đó là một cái cớ để ông nói lên cái âm bản, cái phản diện của cuộc đời”.

Đây là một dụng ý nghệ thuật, tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Đóng vai trò là một thi nhân siêu phàm “thi sĩ không phải là ngời…”, Chế Lan Viên đã nói nhiều đến cái vô nghĩa, “tuy rằng cái vô nghĩa hợp lý”.

Với kiểu thi nhân nh vậy, Chế Lan Viên “không chỉ có điều kiện bộc lộ thế giới bên trong của con ngời cá nhân mà còn có điều kiện “nghệ thuật vị nghệ thuật” một cách tự nhiên” [16, 143].

Trong Điêu tàn, tác giả đã tạo nên một cái tôi trữ tình hoàn toàn tơng ứng với khách thể. Môi trờng của chủ thể siêu hình có phần quái đản ấy không thể là môi trờng với những gì hữu hình với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, những gì đợc gọi là “chân quê” nh Nguyễn Bính thờng đề cập trong thơ.

Tuy có lúc lạc xa vào thế giới siêu hình nhng tâm hồn trẻ của nhà thơ vẫn cha mất đi những khao khát sống và sự nhạy cảm trớc tạo vật. Hình ảnh nớc non Chàm hiện về đâu chỉ trong hoang tàn:

Đây, những cảnh thái bình trong Chiêm quốc Những cô thôn vàng nhuộm ánh chiều tơi Đây, đền các huy hoàng trong ánh nắng Những đền đài tuyệt mỹ dới trời xanh

Và dù muốn chối từ mùa xuân, nhng khi xuân về, tâm hồn ấy vẫn cảm nhận đợc những cảnh sắc sinh động:

Hàng dừa cao say sa ôm bóng ngủ Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô Xoan vơn cành khều mặt trời rạng rỡ Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu

Nhìn lại Điêu tàn, ta thấy điểm nổi bật là buồn và bế tắc. Chế Lan Viên không chỉ khóc than cho số phận cá nhân mà đã khóc than cho số phận của cả một dân tộc. Đây là sự biểu hiện độc đáo cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên so với các nhà Thơ mới khác.

Chất liệu thi ca cho phép nhà thơ có thể biểu hiện nỗi buồn và sự luyến tiếc những ngày qua. Nhà thơ muốn thông qua câu chuyện cũ và con ngời năm xa để nói lên bao điều với hiện tại. Trong lời tựa Điêu tàn, chính Chế Lan Viên

đã viết: “Điều này có riêng gì cho đất nớc Chiêm Thành yêu mến của tôi đâu? Kia kìa nó đang đục sọ dừa anh. Tiếng xơng rạn vỡ dội thấu đáy hồn tôi”.

Nh vậy là việc khai thác đề tài lịch sử ở đây là có dụng ý nghệ thuật muốn mợn hình ảnh điêu tàn của đất nớc Chiêm Thành để nói đến thực trạng của đất nớc ta lúc bấy giờ.

Điêu tàn biểu hiện cái tôi trữ tình mang màu sắc lãng mạn, triết lý. Cái

tôi này có nhiều hạn chế. Nhà thơ chỉ có than thở mà không dám hành động để giải phóng cho mọi ngời cũng nh giải phóng cho mình. Tất nhiên nó cũng có yếu tố tích cực. Tập thơ là sự thể hiện thầm kín tấm lòng yêu đất nớc của nhà thơ.

Đây mới chỉ là tập thơ đầu tay đợc Chế Lan Viên sáng tác khi còn rất trẻ. Con đờng thơ trớc mặt ông còn rất dài. Thời đại mới sẽ mở ra một chân trời thơ bát ngát. Chắc chắn những tập thơ sau sẽ có sự vận động, hạn chế mặt tiêu cực, phát huy nhng u điểm để đa thơ ông vơn tới đỉnh cao.

Một phần của tài liệu Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w