Gửi các Anh là tập thơ thứ hai của Chế Lan Viên. Tập thơ này đợc viết từ
năm 1950 - 1954 và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1955. Toàn bộ tập thơ gồm 15 bài, trong đó có 13 bài do tác giả sáng tác và 2 bài dịch từ thơ nớc ngoài. Theo d luận cũng nh tác giả đánh giá thì đây là tập thơ ít thành công nhất. Tuy vậy, nó ra đời đã đánh dấu bớc biến chuyển trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên. Con ngời nhà thơ, trên cả hai phơng diện: công dân và nghệ sĩ, đã trải qua một bớc chuyển biến mang tính chất bớc ngoặt. Từ chỗ là một nhà thơ lãng mạn thoát ly hiện thực, giờ đây ông đã trở thành một chiến sĩ say sa trên mặt trận văn hóa mang ba lô đi theo các đoàn dân công, bộ đội ra mặt trận, hòa lòng mình vào lòng ngời kháng chiến để tổ chức sáng tác và sáng tác phục vụ kháng chiến. Con ngời nhà thơ chuyển biến đã kéo theo sự chuyển biến của hồn thơ. Một thế giới nghệ thuật mới đã hình thành. Cái tôi trữ tình trong thơ mang một dáng vóc mới. Cái tôi này mang đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ kháng chiến chống Pháp và mang đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo.
Đó là cái tôi yêu nớc, hòa nhập vào cái ta cộng đồng, cái tôi hành động, cái tôi hiện thực. Trớc kia ông nhìn vào thế giới “điêu tàn” của những tháp Chàm đổ nát để thể hiện mình thì nay ông đã nhìn ra xung quanh để thể hiện cuộc sống kháng chiến của một Bình - Trị Thiên đánh giặc và cảm nhận cái đẹp, cái anh hùng của thời đại. Đồng thời cái tôi này cũng nâng cao vị thế, nhìn ra thế giới, cảm nhận những tình cảm quốc tế vô sản. Phạm vi cuộc sống đợc mở rộng và bám sát vào hiện thực. Từ những vấn đề trong nớc đến những vấn đề quốc tế, từ chuyện tình cảm gia đình đến những vấn đề xã hội, từ một xóm nghèo đến một vùng miền và bao trùm là cả đất nớc. Các nhân vật trữ tình ở đây không phải là những nhân vật h cấu siêu hình mà là những con ngời gần gũi. Đó là những nhân vật quần chúng nh chị dân công, anh bộ đội, ngời thông tin liên lạc cho đến những vị lãnh tụ nh Bác Hồ, Mao Trạch Đông. Cái tôi trữ tình trong Gửi
các Anh không còn đóng vai một ngời siêu phàm siêu thoát mang tính h cấu t-
ởng tợng. Cái tôi đây là cái tôi công dân gắn bó sâu sắc với vận mệnh đất nớc. Đất nớc hiện ra ở đây với một hình hài cụ thể. Đến bây giờ nhà thơ đã rời bỏ những băn khoăn siêu hình và bế tắc để mở rộng lòng chào mừng đất nớc hồi sinh. Bài thơ Chào mừng sáng tác năm 1950 là bài mở đầu tập thơ kháng chiến của Chế Lan Viên. ở bài thơ này, tác giả đã thể hiện lối viết câu mở rộng với những hình ảnh điệp trùng. Tác giả ca ngợi đất nớc anh hùng:
Việt Nam khổ đau Việt Nam anh dũng
Việt Nam giữa những ngày nguyên tử vẫn xông lên hàng đầu với gậy tầm vông
Việt Nam ngày nay đã ra đứng trớc thế giới, đứng trớc mọi ngời.
Trong bài thơ này, hình thức thể hiện cha đạt đến sự nhuần nhuyễn, hoa mỹ nh thơ Chế Lan Viên ở những giai đoạn sau. Nhng rõ ràng, về mặt nội dung đã có sự thay đổi. Bài thơ tràn đầy niềm tự hào dân tộc, một niềm tự hào ta không thấy có trong Điêu tàn. Mặc dầu, trớc đây cũng có bài tác giả đã dựng
lên bức tranh rực rỡ của đất nớc Chiêm Thành xa trong thời kỳ huy hoàng. Nh- ng đó là một thủ pháp nghệ thuật tơng phản để nói lên sự tiếc nuối một thời kỳ vàng son và qua đó thể hiện nỗi đau mất nớc của thời hiện tại. Niềm tự hào trong Gửi các Anh bắt nguồn từ hiện thực của một đất nớc đang hồi sinh trên đ- ờng chiến đấu và chiến thắng. Từ cái tôi lãng mạn thoát ly trong Điêu tàn đến cái tôi trong Gửi các Anh là một sự khác biệt. ở đây, ta bắt gặp cái tôi hòa nhập vào cái ta cộng đồng. Tác giả đã cùng anh dân công, ngời chiến sỹ, anh cán bộ trải qua những ngày tháng gian lao. Đọc thơ kháng chiến của Chế Lan Viên ta thấy tình yêu thơng vô hạn của nhà thơ đối với mọi tầng lớp nhân dân:
Thơng anh dân công Thơng anh bộ đội Mặt veo sắc hồng Dạn dày lính cũ Máu vàng ký ninh Ngỡ ngàng tân binh Núi đá vách đứng Ơi anh cán bộ Gánh bom gập ngời Tình dân cháy lòng
Đặc biệt đối với những con ngời đã anh dũng hy sinh vì đất nớc, nhà thơ bày tỏ tấm lòng đau đớn, tiếc thơng và sự biết ơn vô hạn. Trong Điêu tàn, tác giả nói nhiều đến sự chết chóc, đến những nấm mồ nhng nói với tất cả cái cảm giác rợn ngợp thần bí:
Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Trong Gửi các Anh, tác giả diễn đạt tình cảm giữa những ngời đang sống với những ngời đã ngã xuống thật xúc động:
Ngủ yên đồng chí nhé! Chúng tôi khởi hành Tin chắc đồng chí nhé
Giết hết chúng nó để trả thù cho các anh!
Sự hòa hợp vào cái ta còn đợc thể hiện trong những bài thơ nói về mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh tụ. Viết về Bác Hồ đã trở thành một đề tài lớn
của thơ Việt Nam sau cách mạng. Bên cạnh Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên cũng đợc xem là một tác giả có nhiều thành công trong việc thể hiện đề tài này. Chế Lan Viên có hẳn một tập thơ Hoa trớc lăng Ngời (1976) viết về Bác rất đ- ợc bạn đọc yêu thích. Để đạt đợc sự thành công đó, Chế Lan Viên đã có sự thử nghiệm trong thời kỳ kháng chiến. Bài thơ Bữa cơm thờng trong bản nhỏ đợc xem là bớc thử nghiệm đầu tiên. Tuy cha thật sự thành công, nhng với những lời thơ bình dị tác giả đã nói lên đợc công ơn của Bác Hồ đối với những ngời dân nghèo:
Từ có Bác cuộc đời chợt sáng Bát cơm no tháng tám ngày ba Cơm thơm ăn với cá kho
Công đức Bác Hồ bản nhớ ngàn năm!
Trong tập thơ Gửi các Anh, ngoài tiếng nói ân tình, ân nghĩa của cái tôi trữ tình đối với đất nớc, quê hơng, đồng bào, đồng chí, với lãnh tụ, ta còn bắt gặp một giọng điệu khác. Đó là tiếng nói sục sôi căm hờn trớc tội ác của kẻ thù. Điều này cũng thể hiện sự vận động của cái tôi giữa hai chặng đờng thơ trớc và sau cách mạng của Chế Lan Viên. Trớc đây trong Điêu tàn, Chế Lan Viên cũng nói lên nỗi đau mất nớc, nhng trong tập thơ đó, tác giả cha một lần nào chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính của dân tộc là bọn thực dân, phát xít thì nay thái độ ấy của nhà thơ đã rõ ràng, dứt khoát. Với giọng điệu quyền uy của những ngời đứng trên đầu thù, tác giả đanh thép tố cáo tội ác dã man của giặc:
Chém cha thằng Pháp mu sâu
Đổ bao xơng máu đồng bào xứ trong Lúa tao bay cớp giữa đồng
Ngời tao bay trói, bay còng dắt đi Đốt bao xóm chợ, làng quê
Mạch thơ tố cáo lũ giặc đợc khơi nguồn trong thơ Chế Lan Viên thời kỳ kháng chiến chống Pháp và không dừng lại ở đây. Đến thời kỳ chống Mỹ, với giọng điệu chính luận sắc sảo, Chế Lan Viên đã làm cho mạch thơ này bề thế hơn, giúp chúng ta hiểu đợc tội ác của kẻ thù và cũng giúp chúng ta thấy đợc những gian khổ hi sinh mà nhân dân đã trải qua trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Một mảng đề tài quan trọng trong thơ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám đợc hình thành và phát triển đó là mảng đề tài quốc tế. Thơ không chỉ đề cập đến những sự kiện trong nớc mà còn đề cập đến những sự kiện mang tính nhân loại. Trong lĩnh vực này, Chế Lan Viên cũng thuộc loại tác giả tiên phong, có những đóng góp xuất sắc. Trong số mời lăm bài của tập thơ Gửi các Anh, ngoài hai bài do tác giả dịch từ thơ nớc ngoài thì có đến bốn bài thơ khác do tác giả sáng tác đã hớng về chủ đề quốc tế, nói lên mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Đây là những bài thơ ngợi ca tình cảm quốc tế vô sản, tình cảm của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên đối với cách mạng Việt Nam. Các bài thơ thể hiện tiếng nói ân tình, ân nghĩa của nhân dân ta đối với bè bạn quốc tế.
Những đồng chí chúng ta ở ngoài muôn dặm thẳm Dù trong hay ngoài Đảng Mang tấm lòng cộng sản Trong nớc sôi và lửa nóng Vẫn hớng về chúng ta
Những bài thơ viết về đề tài này của Chế Lan Viên cũng đánh dấu rất rõ bớc chuyển biến trong tâm hồn thơ ông. Từ cái tôi cá nhân cô đơn, khép kín trong thời kỳ thơ lãng mạn trớc cách mạng đến cái tôi hiện thực, gắn với cuộc sống rộng lớn của dân tộc và thời đại.
Đi vào tìm hiểu hình thức thể hiện trong Gửi các Anh, chúng ta cũng sẽ thấy rõ sự vận động của cái tôi trữ tình. Trong Điêu tàn, chủ yếu ta bắt gặp một giọng điệu bi ai, một sự chối bỏ thực tại gay gắt, ta bắt gặp giọng điệu bị đẩy đến mức thái quá, nh là: “gào cho vỡ hầu”, “cời cho mênh mang”, hay quay cuồng điên loạn trong những cảnh “tắm trăng”. Đến Gửi các Anh, giọng điệu của cái tôi trầm tĩnh, sâu lắng hơn. Đó là giọng đồng cảm, trìu mến đối với nhân dân, với bạn bè quốc tế, giọng điệu hào hùng khi ca ngợi chiến công, giọng đanh thép khi kết tội kẻ thù. Giọng điệu này đợc hỗ trợ bằng đại từ nhân xng gần gũi nh mẹ, cha, anh, em, đồng chí. Cái tôi ở đây mang tính chất đại
chúng, hớng về ngời đọc, ngời nghe nhằm tạo ra một sự cộng hởng tối đa. Vật liệu để cấu tạo nên hình tợng thơ lấy từ trong đời sống hàng ngày. Không gian ở đây không còn là không gian siêu hình do trí tởng tợng tạo nên. Những danh từ
quê ta, quê anh, quê tôi gợi niềm thân mật trong tình nghĩa đồng bào, đất nớc.
Trong tập thơ, bên cạnh những bài thơ thể nghiệm lối viết câu dài mở rộng với những hình ảnh trùng điệp nh bài thơ Chào mừng, còn lại các bài khác đợc vận dụng lối thơ truyền thống của dân tộc nh: lục bát, song thất lục bát… Lời thơ mộc mạc, chân chất, không có gì là hoa mĩ. Điều này rất phù hợp với cách tiếp cận của công chúng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Tất nhiên, nh phần giới thiệu tập thơ Gửi các Anh đã trình bày: Tập thơ này đã có sự đổi mới về nội dung, còn hình thức nghệ thuật vẫn còn đang ở dạng thử nghiệm. Tiếc rằng sự thể nghiệm này cha thành công. Lối viết câu mở rộng với những hình ảnh trùng điệp nhiều khi làm cho câu thơ cầu kỳ, rối rắm, chất văn xuôi lấn át chất thơ. Ví dụ nh đoạn thơ sau trong bài Chào mừng:
Anh C, hay anh B trong đoàn vận tải Cà-roòng. Anh hay là những nắm xơng? Xơng hay là những đống mủn trùn giun dế?
Và cái vô danh, hãi hùng, khủng khiếp nào nằm đó, trong màu cát trắng, Chờ Cạn uống đi một ngày máu đỏ của chín trăm ngời - uống máu xong rồi lại trắng bình yên trong cái trắng vô danh khủng khiếp.
Ngay cả trong bài thơ đạt nhất Bữa cơm thờng trong bản nhỏ thì chất vần vè vẫn còn phổ biến. Một yếu tố mà thơ Chế Lan Viên đợc mọi ngời chú ý là yếu tố trí tuệ trong thơ. Trong Gửi các Anh, ta cũng thấy rõ chất triết lý này trong những bài thơ ông bàn về sức mạnh dân tộc. Là triết lý, nhng thơ kháng chiến của Chế Lan Viên thiếu đi cái hàm xúc cần thiết. Bởi thế, ông đã tạo nên những câu thơ dài dòng mà lợng thông tin đa lại không nhiều.
Thơ Chế Lan Viên đã trải qua nhiều thời kỳ sáng tác. Mỗi thời kỳ kế tiếp đều ghi dấu ấn sự vận động. Trong đó, thời kỳ kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bớc chuyển biến mang ý nghĩa bớc ngoặt. Chế Lan Viên đã chuyển từ một nhà thơ lãng mạn siêu hình sang một nhà thơ hiện thực cách mạng. Tất nhiên, bớc chuyển biến này không diễn ra đơn giản. Cũng nh các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đến với nền thơ cách mạng nh Xuân Diệu, Huy Cận, thơ Chế Lan Viên giai đoạn chống Pháp còn có phần đơn giản về nội dung và có những vụng về trong cách thể hiện. Những nhợc điểm trong bớc chuyển mình này đã đợc Chế Lan Viên khắc phục trong các tập thơ tiếp theo đợc sáng tác trong thời kỳ sau năm 1954.