Cái tôi trong Điêu tàn, trớc hết, đó là cái tôi tự biểu hiện. Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện t tởng, tình cảm của tác giả đối với đời sống xã hội hoặc của cá nhân con ngời. Mỗi phơng thức phản ánh đều có một cách biểu hiện riêng. ở tác phẩm tự sự, t tởng tình cảm đợc biểu hiện một cách khách quan. Thế giới tác phẩm tự sự là thế giới tồn tại ngoài ngời trần thuật. Còn ở tác phẩm trữ tình, thế giới chủ quan của con ngời, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ đợc trình bày trực tiếp. Đặc biệt với nhà thơ lãng mạn thì cái tôi tự biểu hiện này càng đ-
ợc biểu hiện một cách rõ nét: “Nhà thơ lãng mạn muốn bày tỏ cho chúng ta trớc hết là về chính họ, là phơi bày tâm hồn cõi lòng họ. Họ thổ lộ cho chúng ta những chiều sâu tâm hồn cảm xúc, sự đa dạng của ca tính. Họ reo lên vì vui, họ gào lên, khóc lên vì đau đớn. Họ kể lể, họ bảo ban, họ vạch trần với khuynh h- ớng rõ rệt, buộc ngời ta phục tùng cảm giác về đời sống của họ, làm cho ngời nghe thấy cái gì đang hiện lên trong trực giác trực tiếp của nhà thơ” [49, 36].
Trong Thơ mới, ta bắt gặp hàng loạt cái tôi đợc đặt ở vị trí trung tâm của sự cảm nhận. Hoài Thanh đã chính xác khi gọi thời đại Thơ mới là thời đại của chữ “tôi”. Một loạt câu định danh có hình thức kết cấu giống nhau đợc thể hiện trong các bài thơ của các tác giả Thơ mới.
- Tôi là khách bộ hành phiêu lãng
- Tôi là một khách tình si - Tôi là con chim đến từ núi lạ - Tôi là chiếc thuyền say …
Đã có nhà thơ tự ví mình nh ngọn núi Hy Mã Lạp Sơn:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta (Xuân Diệu)
Đọc Điêu tàn, chúng ta thờng xuyên bắt gặp cái tôi tự biểu hiện dới dạng đại từ nhân xng “tôi” hoặc “ta”. Khi thì nó xuất hiện với t thế con ngời bình th- ờng:
Ta nằm đọc sách trong vờn chuối Chim khách trên nhành hót líu lo.
Khi thì nó biến hóa trong sắc màu hoang tởng siêu hình “Làm bóng ma
Hời sờ soạng đêm mơ”.
Cũng nh nhiều tác giả của phong trào Thơ mới, Chế Lan Viên rất có ý thức mình là thi nhân. Ông đã có những tuyên ngôn trực tiếp trình bày dòng t t- ởng của mình. Trong lời đề tựa Điêu tàn, tác giả đã đa ra quan niệm về thơ và
ngời làm thơ thật táo bạo: “Hàn Mặc Tử nói: “Làm thơ tức là điên” . Tôi thêm làm thơ là làm sự phi thờng. Thi sĩ không phải là ngời. Đó là Ngời Mơ, Ngời Say, Ngời Điên… Nó thoát Hiện tại, nó xáo trộn Dĩ vãng, nó ôm trùm Tơng lai”.
Đối chiếu quan niệm này với quan niệm của các nhà thơ khác, ta thấy Xuân Diệu cũng đã từng định nghĩa thế nào là thi sĩ:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Còn Thế Lữ thì cho rằng:
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ
Nh vậy, họ đều có chung một quan niệm về nghệ thuật. Đó là quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” một cách thuần tuý, đẩy thơ ra khỏi sự ràng buộc của cuộc sống xã hội. Kiểu thi sĩ đó đã tạo ra một giọng thơ thoát ly hiện thực. Cho nên, cũng là cái tôi tự biểu hiện, nhng cái tôi của Thơ mới nói chung và Điêu
tàn nói riêng là cái tôi cá nhân cô đơn, khép kín về mặt xã hội. Cái tôi đó thể
hiện ớc mơ và hành động để giải thoát tâm hồn khỏi cuộc sống tù túng thờng ngày bằng nhiều con đờng - trong đó con đờng thoát ly thực tế vẫn là con đờng chủ đạo.
Nhà thơ Huy Cận trong Lửa thiêng (1941) cảm nhận cuộc đời sầu tủi:
Tôi đã khóc những đêm sầu đến chết Thuở trần gian xin thợng đế thơng tôi
Huy Cận đã lựa chọn con đờng giải thoát:
Hồn xa hỡi ta từ trái đất
Dây buồn thơng buộc uất tim đau Đêm dài nhìn vợi trăng thâu
Vui chung vũ trụ, nguôi sầu nhân gian
Với tôi tất cả nh vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Chế Lan Viên ngay từ tuổi mời sáu cũng đã thể hiện một sự thoát ly mãnh liệt:
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi dới trời xa Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những u phiền đau khổ với buồn lo.
Nếu nói rằng cái tôi trữ tình của Điêu tàn tiêu biểu cho cái tôi lãng mạn của Thơ mới thì nét tiêu biểu nhất đó là nỗi buồn, sự cô đơn và thoát ly hiện thực. Giữa con ngời lãng mạn và con ngời thoát ly có mối quan hệ gắn bó. Phan Cự Đệ cho rằng: “Khẳng định Thơ mới là lãng mạn, nhng lại không thừa nhận Thơ mới thuộc khuynh hớng thoát ly là sự mâu thuẫn về mặt lý luận” [44, 21]. Nguyễn Bá Thành trong một công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên cũng nhận định: “Thoát ly vào thơ và làm cho thơ thoát ly hiện thực, đó là đặc điểm cốt lõi nhất của phong trào Thơ mới nói chung và thơ Chế Lan Viên nói riêng” [57, 150].
Khuynh hớng lãng mạn này có một số yếu tố tích cực. Nó biểu hiện chút ít thái độ bất mãn đối với chế độ cũ, thái độ vơn lên vợt tình thế, khao khát một cuộc đời đổi mới. Đó là một thái độ sống tích cực:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Tất nhiên, so với thời đại, cái tôi lãng mạn thoát ly chứa đựng nhiều mặt hạn chế. Nó thể hiện thái độ bi quan với thực tại, dẫn đến tình cảm chán chờng và thiếu dũng khí đấu tranh. Điều này bớc sang giai đoạn sáng tác mới, Chế Lan Viên đã tự kiểm điểm:
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng nh không
Nhân dân ở quanh ta mà ta nào có biết Thơ xuôi tay nh nớc chảy xuôi dòng.
Cái tôi lãng mạn thoát ly mang yếu tố tiêu cực của Điêu tàn sẽ dẫn đến sự bế tắc. Nó sẽ đợc điều chỉnh thay thế bằng cái tôi trữ tình khác tiến bộ. Đó là cái tôi hiện thực cách mạng, hòa nhập vào cái ta cộng đồng. Đó là quá trình đi từ “chân trời một ngời đến chân trời tất cả”, góp tiếng nói vào sự nghiệp chung đấu tranh và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Cái tôi trữ tình ấy sẽ đến sau Cách mạng tháng Tám. Tất nhiên để đi đến điều đó, tác giả còn phải trải qua một bớc đờng phấn đấu đầy gian khổ.