trữ tình hiện thực cách mạng trong thơ Chế Lan Viên
Giai đoạn 1954 - 1975 gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Nhân dân ta, dới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lợc: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ cứu nớc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nớc. Tình hình đó đã mở ra cho văn học nhiều đề tài mới.
Bên cạnh việc phản ánh đề tài kháng chiến nh trong chín năm trớc đó, nhng đợc nâng lên một tầm cao mới, văn học còn có nhiệm vụ phản ánh đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, một đề tài rất mới trong lịch sử hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc. Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội trở thành đề tài thiêng liêng, có sức vẫy gọi các nhà văn. Nguồn cảm hứng chủ đạo của thơ đợc
khơi nguồn từ những nhiệm vụ của đất nớc. Nhiều nhà thơ lớn đã bày tỏ quan niệm sáng tác của họ. Mở đầu tập thơ Ra trận, Tố Hữu, ngọn cờ đầu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam đã từng viết:
Tôi muốn viết những dòng thơ tơi xanh Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy
Hai câu thơ đã nói lên tất cả tâm tình của tác giả đối với hai miền đất nớc và thực sự trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo không những của Ra trận, Máu
và hoa, mà ngay cả trong Gió lộng trớc đây. “Dòng thơ tơi xanh” là dòng thơ viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói lên niềm vui của cuộc sống mới đang diễn ra trên miền Bắc. Còn “dòng thơ lửa cháy” là dòng thơ viết về đề tài chiến đấu, viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc của toàn thể dân tộc ta. Dòng thơ ấy phản ánh những gian khổ hi sinh và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam ngời sáng gắn với những chiến công và niềm tự hào dân tộc đứng ở vị trí tiền đồn chống Mỹ.
Cũng nh Tố Hữu, Chế Lan Viên cũng nói lên nguồn cảm hứng của thơ mình trong những năm đất nớc vừa chiến đấu, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội:
Khi tôi muốn thơ tôi thành hầm chông giết giặc Thành một nhành hoa mát mắt cho đời
Hòa chung với nhịp sống lớn của thời đại, thơ giai đoạn này đã có bớc phát triển mạnh mẽ đạt đến đỉnh cao nhất của nền thơ dân tộc trong thế kỷ XX.
Một trong những thành tựu nổi bật đó là đội ngũ các nhà thơ đợc mở rộng và trởng thành nhanh chóng. Trong cả đội ngũ đông đảo các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ có mặt ở mọi miền đất nớc, chúng ta phải kể đến sự đóng góp của các nhà thơ thuộc thế hệ thi sĩ cũ hồi sinh trong cuộc sống mới. Đó là các nhà thơ nh Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Anh Thơ, Nguyễn Bính… Nhiều ngời trong số họ vốn là những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Sau cách mạng, họ đã nhiệt tình đi theo Đảng, sáng tác phục vụ nhân dân. Nhng ở giai đoạn đầu (những năm kháng chiến chống Pháp) họ đều sáng tác ít và cha thành
công. Nhìn chung, thơ kháng chiến của họ ít đọng lại trong lòng ngời kháng chiến. Lấy ngay nh trờng hợp Xuân Diệu, Huy Cận, ta có thể thấy rõ điều này. Xuân Diệu trớc cách mạng là một nhà Thơ mới nổi tiếng, đợc đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” [54, 106]. Cách mạng đến, Xuân Diệu hăm hở đi theo cách mạng và có những bài thơ rất nổi tiếng nh Ngọn quốc kỳ và Hội
nghị non sông. Tiếc rằng, sau hai bài thơ đợc xem là những tráng ca, Xuân Diệu
đã rơi vào tình cảnh mà nh ông đã tự nhận xét là “túng bấn hồn thơ”. Tình cảnh đó kéo dài gần cả thời kỳ kháng chiến. Huy Cận cũng vậy. Trớc cách mạng, Huy Cận là một nhà Thơ mới nổi tiếng với tập thơ Lửa thiêng. Cách mạng đến, Huy Cận cũng là ngời có thơ viết về cách mạng rất sớm. Bài thơ Giữa lòng thế
kỷ đợc viết trong năm đầu tiên của cách mạng, đợc xem là một cái mốc đánh
dấu bớc biến chuyển trong tâm hồn thơ Huy Cận. Bài thơ đã đa hồn thơ Huy Cận từ những nẻo đờng xa xôi của mộng tởng về với cuộc đời thật. Từ một tâm hồn ca ngợi vũ trụ một cách say mê để lãng quên nỗi sầu nhân thế, nay Huy Cận đã trở lại với hiện thực cuộc sống để ca ngợi cuộc sống mới, thời đại mới. Nhng sau bài thơ này, đi vào cuộc kháng chiến, Huy Cận cũng sáng tác ít và ch- a thành công. Những năm tháng có ý nghĩa nhất đối với chặng đờng thơ của Xuân Diệu, Huy Cận là những năm miền Bắc bớc vào cao trào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 1957, 1958 trở đi. Từ đây, cuộc đời họ, thơ của họ mới đợc thanh xuân hóa.
Sở dĩ nhắc đến Xuân Diệu, Huy Cận là bởi giữa hai nhà thơ đó với Chế Lan Viên từ cuộc đời hoạt động xã hội và hoạt động nghệ thuật, sự chuyển biến qua các chặng đờng có những nét tơng đồng.
Trở lại với Chế Lan Viên, nh trong phần trình bày tập thơ Gửi các Anh, chúng ta đã thấy tập thơ này đánh đấu bớc biến chuyển trong sự nghiệp sáng tác của ông, nhng tập thơ này là một tập thơ không hay. Cũng nh Xuân Diệu, Huy Cận, những năm tháng có ý nghĩa nhất đối với chặng đờng thơ Chế Lan Viên sau cách mạng phải kể từ sau năm 1954 cho đến 1975. Giai đoạn này, Chế Lan
Viên sáng tác nhiều, trong đó phải kể đến ba tập thơ ánh sáng và phù sa, Hoa
ngày thờng - Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc. Có thể lấy ý kiến của Nguyễn Bá Thành để khẳng định điều này: “Thời kỳ “ba mơi năm dân chủ cộng hòa”, Chế Lan Viên có ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thờng - Chim báo bão,
Những bài thơ đánh giặc. Những tập thơ này đã làm sôi động văn đàn, làm vẻ
vang cho nền văn học chiến đấu chống giặc ngoại xâm” [57, 13].
Riêng tập thơ ánh sáng và phù sa, Trần Mạnh Hảo cũng có ý kiến khẳng định: “Có thể nói không ngoa rằng ánh sáng và phù sa đã trở thành một cái mốc chuyển biến quan trọng của thơ Chế Lan Viên nói riêng, của thơ Việt Nam nói chung. Sau hai mơi lăm năm kể từ khi Thơ mới ra đời đến ánh sáng và phù
sa, thơ Việt Nam đã xuất hiện một thi pháp mới, một cách nghĩ, cách cảm mới”
[26, 213].
Đúng là với các tập thơ đợc sáng tác trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ của Chế Lan Viên đã có công làm cho thơ Việt Nam nồng cháy hơn, đam mê, trí tuệ hơn, sang trọng và quý phái hơn. ở góc độ nghiên cứu cái tôi trữ tình, chúng ta dễ dàng nhận thấy cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn này đã có một sự vận động mang tính chất đột phá trên cả hai phơng diện nội dung và hình thức. Nó đã làm cho cái tôi trữ tình kiểu mới mang tính hiện thực cách mạng ngày một hoàn thiện.
Một trong những dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình kiểu mới là sự xuất hiện cái tôi ngợi ca cuộc sống mới. Cái tôi này gắn với đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, một đề tài rất mới, chỉ có trong thơ sau 1954:
Sách vở cha ông xa cha từng nói đến
Chỉ có Cô Tô, chỉ có Tầm Dơng! Chỉ nghe Xích Bích Ngòi bút xa không hề viết Hòn Gai
Trớc hết, cái tôi này xác định lại vị thế trong cái ta xã hội. Nếu thời kỳ kháng chiến, cái tôi hòa nhập vào cái ta cộng đồng “gác tình riêng mu nghiệp
lớn”, thì sau năm 1954, miền Bắc giải phóng, cuộc sống hòa bình, nhu cầu trở về với cá nhân trở thành một nhu cầu tự nhiên trong đời sống và trong nghệ thuật. Tình hình này cũng giống với tình hình văn nghệ nớc ta sau 1975.
Nên xem trong Thơ mới, việc khẳng định con ngời cá nhân là một điều tiến bộ, thì đến thời kỳ sau 1954, việc khẳng định con ngời cá nhân trong cái ta cộng đồng cũng nên xem là một yêu cầu tự nhiên của một nền thơ. Trong thơ kháng chiến, hầu nh các nhà thơ cha đặt vấn đề cái riêng của con ngời. Đến thời kỳ hòa bình, quan niệm con ngời của văn học là con ngời trong sự thống nhất riêng chung. Chiều hớng chính của thơ thời kỳ này là cuộc đấu tranh bên trong của các nhà thơ để xác lập chỗ đứng, hớng đi cho đời và cho thơ. Chủ đề đấu tranh bản thân, môtíp riêng chung trở thành một môtíp quan trọng. Cuộc đấu tranh này đợc trình bày nh sự giằng xé giữa cái cũ và cái mới, quá khứ và hiện tại, chủ nghĩa các nhân và chủ nghĩa tập thể, nỗi buồn và niềm vui, bóng tối và ánh sáng. Cuộc đấu tranh diễn ra trong nhiều ngời làm thơ và nhất là các nhà thơ lãng mạn đi theo cách mạng. Đặc biệt ở Chế Lan Viên, cuộc đấu tranh này trở thành một mục tiêu lớn của ông. Bớc sang thời kỳ sáng tác mới, Chế Lan Viên đã có những “sám hối” khá nặng nề về một thời kỳ sáng tác trớc đây. Trong thơ, ông đã trình bày cuộc phấn đấu trong tâm hồn và t tởng để vợt qua những nỗi đau riêng hòa hợp với niềm vui chung. Trớc cách mạng, Chế Lan Viên đã lạc xa vào những t tởng siêu hình. Bây giờ, ông viết về những ngày tháng bế tắc ấy:
Tôi ở đâu? Đi đâu? Tôi đã làm gì?
Đời thấp thoáng sau những trang sách Phật Đất nớc đau dới gót bầy ngựa Nhật
Lạc giữa sao trời tôi vẫn còn mê.
Từ sự lạc xa ấy nên cuộc trở về không ít khó khăn:
Đi xa về hóa chậm Biết bao là nhiêu khê
Đây là một cách nói cắt nghĩa vì sao thời kỳ kháng chiến ông sáng tác ít và cha thành công. Từ sự bừng tỉnh đó, nghiêm khắc nhìn lại quá khứ, ông đã tự kiểm điểm mình:
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy Tổ quốc ở trong lòng mà có cũng nh không
Nhân dân ở quanh ta mà ta nào có biết Thơ xuôi tay nh nớc chảy xuôi dòng.
Trong cách nói có phần cực đoan (nghiêng hẳn vào sự phê phán những yếu tố tiêu cực mà không đề cập đến những giá trị đích thực của Điêu tàn) là cả một sự giác ngộ chân thành và dứt khoát của nhà thơ về một chân lý giản dị mà ông đã từng nêu lên trong quá trình sáng tác: “Thơ cần có ích cho đời, cho nhân dân”.
ở nhiều bài thơ khác, Chế Lan Viên đã ghi lại cuộc đấu tranh vật vã với bệnh tật, với những nỗi đau riêng. Điều quí nhất là ông đã tìm thấy sức mạnh ở cuộc đời, ở lý tởng cách mạng. Trong cuộc đấu tranh giữa cái riêng và cái chung, ông đã tìm thấy sức mạnh ở tập thể:
Phá cô đơn, ta hòa hợp với ngời
Lấy cái vui cuộc đời đánh bại mọi đau thơng Tôi đâu dám tủi buồn quên nhiệm vụ
Mỗi câu thơ đều muốn vợt lên mình
Tập thể ấy chính là nhân dân rộng lớn. Nhân dân nh một ngọn nguồn trong lành nâng đỡ hồn thơ cho tác giả:
Con gặp lại nhân dân nh nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa Nh đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đa
Bài thơ Tiếng hát con tàu là một trong những bài thơ đặc sắc. Chỉ riêng hình ảnh “con tàu” và địa danh “Tây Bắc” trong bài thơ đã có ý nghĩa. Chế Lan
Viên viết bài thơ này vào thời điểm ở miền Bắc đang diễn ra cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở vùng cao Tây Bắc. Hình ảnh con tàu gợi nghĩ đến những chuyến đi xa. Nhng sự thực lúc đó cha có đờng tàu và con tàu lên Tây Bắc. Do vậy trong bài thơ, hình ảnh “con tàu” chủ yếu mang ý nghĩ biểu tợng. Nó tợng trng cho khát vọng lên đờng, khát vọng đi xa, khát vọng hòa nhập vào cuộc sống rộng lớn của đất nớc, nhân dân. Đó là con tàu tâm tởng, con tàu của khát vọng khám phá và sáng tạo. Con tàu tâm tởng của hồn thơ Chế Lan Viên hớng đến Tây Bắc, nhng “có riêng gì Tây Bắc”, bởi vì ngoài nghĩa cụ thể về một miền đất, “Tây Bắc” còn gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của đất nớc, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi ghi khắc những kỷ niệm của đời ngời trải qua cuộc kháng chiến, nơi đang vẫy gọi mọi ngời đi tới. “Tây Bắc” chính là Tổ quốc, là hiện thực cuộc sống và là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật:
Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng? Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài Cửa Ô? Tàu đói những vầng trăng Đất nớc mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia
Đúng “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Câu thơ đã thể hiện sự thay đổi trong cảm quan nghệ thuật của tác giả, đánh dấu bớc biến chuyển của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên giữa các giai đoạn sáng tác. Nói lên hòa hợp giữa cái tôi cá nhân và các tôi cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và chuyển biến này. Một trong những nhân tố đó là cách mạng, là lãnh tụ. Bài thơ Ngời thay đổi đời tôi, Ngời thay đổi thơ tôi đã nói lên điều này. Viết về Bác Hồ đã trở thành một đề tài lớn và thân thiết của Chế Lan Viên. Thơ
viết về Bác của ông có nét đặc sắc riêng. Thơ ông viết về Bác là để nhận thức về con ngời Bác. Tác giả không những nói lên công ơn của Bác đối với dân tộc mà còn nói lên công ơn đó đối với chính bản thân mình. Khác với bài thơ Ngời đi
tìm hình của nớc, ở bài thơ Ngời thay đổi đời tôi, Ngời thay đổi thơ tôi, tác giả
không lấy Bác là nhân vật trung tâm mà lấy ngay chính bản thân làm nhân vật trữ tình trung tâm. Ngay tên bài thơ cũng đã giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hồn thơ của Chế Lan Viên.
Cuộc đời thay đổi kéo theo sự thay đổi của hồn thơ. Trớc hết là cần giải quyết đợc vấn đề cơ bản của quan niệm sống:
“Ta là ai?”, nh ngọn gió siêu hình
Câu hỏi h vô thổi nghìn nến tắt
“Ta vì ai? ” khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay ngời thắp lại triệu chồi xanh.
Quả là do nhu cầu nhấn mạnh vào sự vận động, biến đổi của t tởng nghệ thuật qua hai chế độ xã hội mà Chế Lan Viên đã có sự đối lập giữa hai câu hỏi. Sự phê phán và đề cao ở đây cũng có một phần cực đoan. Thực ra trong hai câu hỏi “Ta là ai?” và “Ta vì ai?”, theo Nguyễn Đăng Mạnh: “câu hỏi thứ hai là rất cần thiết, nhng câu hỏi thứ nhất cũng không thể thiếu đợc. Không có câu hỏi thứ hai thì không có lý tởng xã hội, không có nhiệt tình phục vụ nhân dân, nhng không có câu hỏi thứ nhất thì không có nghệ thuật, không phải phạm trù thẩm mĩ. Nh vậy, muốn phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng cho có hiệu quả “Ta
vì ai?” bằng phơng thức nghệ thuật thì phải giải quyết tốt câu hỏi “Ta là ai?”
[34, 72].
Đọc thơ Chế Lan Viên từ giai đoạn 1954 trở đi, chúng ta bắt gặp một cái tôi trữ tình luôn luôn tự chất vấn mình. Câu hỏi “Ta là ai?” cũng đã đợc Chế Lan Viên đặt ra trong Điêu tàn, nhng nhà thơ đã không giải đáp nổi: “Ai bảo
Trải qua những năm dài kháng chiến: “Ôi, kháng chiến mời năm qua nh
ngọn lửa / Nghìn năm sau còn đủ sức soi đờng”, Chế Lan Viên đã tìm ra đ-