Hoàn cảnh ra đời, cảm hứng chủ đạo của Báu vật của đờ

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 32 - 33)

Mạc Ngôn là nhà văn biết mượn những câu chuyện hết sức bình thường để viết tiểu thuyết lịch sử. Trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn viết kiểu hiện thực phê phán. Với lối viết “mượn dã sử nói chính sử”, nhà văn Mạc Ngôn đã thành công ở khá nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn...

Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết mang không khí sử thi tiêu biểu về một giai đoạn lịch sử (95 năm) của đất nước Trung Quốc. Tác phẩm được thai nghén trong suốt bốn năm, ròng rã từ năm 1900 đến tận mùa thu năm 1994. Với ý nguyện viết một cuốn sách dâng tặng mẹ nhưng ý nghĩa của tác phẩm đã vượt qua dự định ban đầu của nhà văn. Cuốn tiểu thuyết dài hơn năm vạn chữ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã giành được giải thưởng “văn học quần chúng” với số tiền khổng lồ (33 vạn nhân dân tệ). Kể từ khi Báu vật của đời được xuất bản thì số phận người cha đẻ ra nó luôn có sự biến động, đã có lúc tác giả của nó đã phải tự phê bình và viết thư cho nhà xuất bản yêu cầu đình chỉ in Báu vật của đời. Nhưng thời gian đã khẳng định giá trị chân chính của tác phẩm. Một nhóm nghiên cứu sinh của

Học viện văn học Cát Lâm đã tổ chức cuộc hội thảo lớn, khẳng định thành tựu của Báu vật của đời. Cũng từ đó Báu vật của đời thực sự tồn tại trong đời sống văn học và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả trong và ngoài nước.

Trước Báu vật của đời Mạc Ngôn đã viết gần một trăm truyện ngắn, truyện vừa nhưng khi tác phẩm xuất hiện đã trở thành hiện tượng trên văn đàn. Tìm hiểu về Mạc Ngôn không thể không đặt ông trong môi trường quê hương, bởi đây là nguồn cảm hứng chủ đạo của tác giả Báu vật của đời. Ông đã từng tuyên bố đã xây dựng Đông Bắc Cao Mật thành vương quốc riêng của mình và ông sẽ là “vua” của vương quốc ấy. Về tiêu đề tác phẩm

Phong nhũ phì đồn Mạc Ngôn giải thích: “Trên mặt chữ nghĩa thì có nghĩa

là mạnh khoẻ, bầu vú căng tròn và cặp mông núng nính, đó là cái thiêng liêng nhất, trang nghiêm nhất của phụ nữ”. Qua tiêu đề tác giả muốn ca ngợi người mẹ, hay nói một cách khác là ca ngợi người phụ nữ, ca ngợi khả năng sinh và dưỡng của họ. Mạc Ngôn nhấn mạnh “khía cạnh khác của tên cuốn sách là muốn châm biếm xã hội”. Còn tên gọi của cuốn sách muốn nói lên điều gì thì Mạc Ngôn cho rằng không biết nói thế nào và tác giả tin rằng độc giả còn sáng suốt hơn.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 32 - 33)