Khái lược về vấn đề bản năng tính dục trong văn học Trung Quốc

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 47 - 58)

Trung Quốc

Trên thế giới, ít có nơi nào vấn đề bản năng tính dục lại được bàn luận có hệ thống và công phu như ở Trung Quốc với cả một hệ thống trước tác chuyên ngành tinh vi và uyên bác. Từ khi có sự sống, đã có tính dục. Văn hóa tính dục xuất hiện gần như đồng thời với sự sống của con người trên trái đất. Tính dục (sexual, libido) vốn thuộc về bản năng là một thứ xung lực nội tại trong con người. Ngay như Mạnh Tử, một nhà tư tưởng tiêu biểu của Nho gia, cũng phải thừa nhận: Tính dục vốn nằm trong bản tính của con người, cũng giống như việc ăn uống vậy! (“Thực sắc tính dã”).

Từ xưa, người Trung Quốc xem việc trao đổi âm dương có một ý nghĩa cơ bản vì nó đem lại sự hài hòa cho vạn vật trong vũ trụ. Các khí lực này cũng tác động trong thế giới dẫn đến một kết quả gọi là Đạo. Bản năng tính dục là thuật ngữ ám chỉ các sự kiện diễn ra trong vũ trụ một cách tự nhiên, không thể ngăn chặn. Thuở ban sơ, người Trung Quốc đề cao phụ nữ, kể cả trong hoạt động tính giao. Theo nhà nhân chủng học Xô Viết L.Vasiliev, ở Trung Quốc, ngay đầu thời Hạ Vũ người ta đã thờ linga. Màu sắc luyến ái cũng đã được bộc lộ qua những lễ hội mùa xuân. Đây cũng là nét đặc trưng của nhiều nền văn hóa nông nghiệp cổ trên thế giới. Trong giai đoạn đầu của lịch sử Trung Quốc, người phụ nữ chiếm một vị trí rất đặc biệt. Họ có quyền tự do định đoạt số phận của mình. Một số phụ nữ còn được đứng vào vị trí như các thầy pháp để chuyên việc thờ cúng, cầu mùa. Nhưng sau đó, nền văn hóa phụ quyền được xác lập cùng với chế độ đa thê. Đạo Khổng và Phật giáo tràn vào càng làm biến đổi những phong tục về tình dục và giới tính. Họ đề cao nam giới, coi trọng trinh tiết, lòng chung thủy của người phụ nữ. Đạo Khổng rất kỵ những hình thức phô bày tình dục và người phụ nữ phải lệ thuộc vào người đàn ông trên nhiều mặt. Tình cảm bị lý trí lấn át. Đạo Khổng đã tác động mạnh mẽ đến tâm thức của

người dân Trung Quốc. Nhưng ở thời hiện đại, khi mà mọi giá trị đã bắt đầu thay đổi, mọi áp chế bị đẩy lùi, người phụ nữ đứng lên giành lại quyền lợi cho mình. Tình dục cũng không còn là vấn đề phải né tránh.

Thời gian gần đây, Việt Nam dịch và xuất bản nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc, nhất là các tác phẩm đoạt giải thưởng văn học và được dư luận chú ý ở Trung Quốc. Nhiều tác phẩm đưa đến cho độc giả Việt Nam cái nhìn mới về diện mạo của văn học đương đại Trung Quốc thời kỳ cải cách, mở cửa. Bên cạnh đó, một số tác phẩm đương đại Trung Quốc làm cho người đọc Việt Nam phân vân và không đồng tình với các vấn đề mà các nhà văn Trung Quốc nêu ra, trong đó có vấn đề tính dục. Tác phẩm Phế đô của Giả Bình Ao là một ví dụ. Cũng như ở Trung Quốc, độc giả Việt Nam cho rằng bên cạnh những trang viết rất thực, có giá trị phê phán xã hội, Phế đô của Giả Bình Ao là một loại “dâm thư”, một kiểu “Kim Bình Mai hiện đại”, nghĩa là tác giả rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, có xu hướng sa đà vào miêu tả sắc dục, gợi tình không lợi cho việc giáo dục thế hệ trẻ. Hình tượng Trang Chí Diệp trong Phế đô làm người đọc dễ liên hệ đến nhân vật Tây Môn Khánh dâm ô, chơi bời và đầy tội lỗi trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh thời nhà Thanh cách đây hàng trăm năm. Mục đích của Giả Bình Ao trong Phế đô không phải miêu tả sắc dục, tính dục để kích thích sự tò mò của độc giả mà chủ tâm của tác giả rất rõ khi đặt bút viết Phế đô. Qua Phế đô, Giả Bình Ao muốn so sánh, liên hệ về sự việc và con người hai thời đại cách xa nhau ở một thành phố mà một thời là kinh đô của triều đại phong kiến Trung Quốc. Đó là kinh đô Trường An thời nhà Đường và thành phố Tây An của nước Trung Hoa mới hôm nay. Tác giả muốn người đọc hiểu rằng ở thành phố Tây An ngày nay có khác gì với kinh đô Trường An thời xưa. Vẫn còn đó những kẻ đồi bại bất tài và những sự việc xấu xa, bỉ ổi như Trường An thời trước. Thành phố Tây An ngày nay phải trong sạch, đẹp đẽ và khác xưa chứ không thể tồn tại mãi những con người và sự việc xấu xa đó. Qua những miêu tả sắc dục, tính dục Phế đô rất giàu tính hiện thực của thời đại. Qua Phế đô người đọc có thể thấy tác giả là người dũng cảm dám mổ xẻ “ung nhọt” thối rữa, nhơ nhớp được che đậy rất kín trong xã hội mới. Các nhà văn thế hệ mới Trung Quốc mang đến cho văn học một diện mạo mới và phong cách mới. Thế hệ nhà văn mới ít chú ý đến đề tài lịch sử, truyền thống và cách mạng như các thế hệ

nhà văn đi trước. Đề tài nổi bật trong các tác phẩm của họ là cuộc sống đương đại hôm nay với những cảm quan và nhận thức mới tân tiến hơn. Một dòng văn học mới ở Trung Quốc đang gây xôn xao đó chính là văn học Linglei. Nhận xét về dòng văn học này, Mạc Ngôn nói: “Hậu sinh khả úy, thế hệ sau nhiều điều kiện hơn và năng động hơn lớp chúng tôi. Nhưng ăn nhau ở sức bền và tình yêu với văn học thôi... Tuy nhiên đó là một dòng văn học sinh động, hiện đại và gửi gắm nhiều khát vọng mới của lớp trẻ” [10]. Trần trụi, xác thịt, chán chường, điên rồ, tệ nạn xã hội... đó là những từ ngữ mà người ta thường dùng khi nhắc đến Linglei. Những tác phẩm thuộc dòng văn học Linglei ít, thậm chí chỉ đếm được trên đầu ngón tay, lại chủ yếu của nhóm “người đẹp viết văn” như Điên cuồng như Vệ Tuệ

(Vệ Tuệ ), Quạ đen (Cửu Đan), Búp bê Bắc Kinh (Xuân Thụ), Người đàn

bà quậy (Trương Kháng Kháng)... Bên cạnh những thế mạnh có tính sở

trường về giới thì điểm mới đáng kể nhất ở họ là bản lĩnh. Họ dám nói ra một cách táo bạo những vấn đề thuộc về bản năng, tính dục - vốn là khu vực mà nhiều cây bút nữ vẫn có ý “lẩn tránh”. Trả lời phỏng vấn báo chí về những yếu tố có màu sắc tình dục trong Quạ đen cũng như khái niệm “viết văn bằng thân xác”, tác giả của nó - nhà văn Cửu Đan khẳng định: “Tôi không câu khách bằng tình dục. Chỉ đơn giản: Tình dục là một bộ phận của cuộc sống và vì vậy, tôi không thể lẩn tránh” (Nữ nhà văn Trung Quốc

đương đại: trực diện và chát chúa , theo tuoitre.vn). Văn học Linglei chính

là hành trình tìm kiếm ý nghĩa thật sự của tình yêu và tình dục. Có thể nói tình yêu và tình dục là hai đề tài nổi bật nhất, được thể hiện rất mới mẻ và lạ lẫm. Dưới ngòi bút của Trương Duyệt Nhiên, tình yêu là những cánh diều lơ lửng bay lên từ một tâm hồn ngây thơ nhưng sớm già dặn. Tình yêu đã trở thành điểm tựa duy nhất. Mơ ước đó của Trương Duyệt Nhiên thể hiện trong các tác phẩm, bền bỉ, rất đậm nét, chẳng hạn sự cự tuyệt của “tôi” trong Mèo đen không ngủ, sự theo dõi của “thiên sứ” trong Lụi tàn, sự dâng hiến của chủ thể trong Hoa hướng dương lạc lối năm 1890... Các nhân vật trong tác phẩm của cô hiện ra, đầy buồn thương nhưng cao quý lạ lùng. Trong trái tim họ, tình yêu cao quý hơn hết thảy.

Không đi sâu vào miêu tả những cung bậc tình cảm nhớ nhung, giận hờn, chờ đợi như trước đây. Tình yêu trong những trang viết của văn học Linglei được thể hiện một cách táo bạo và phá cách. Tình yêu gắn liền với

những giá trị của cuộc sống hiện đại. Những con người trẻ tuổi trong các tác phẩm Linglei đều yêu đến điên cuồng, ngây ngất, yêu đến mù quáng như nhân vật Coco trong Thiền của tôi: “Tôi luôn cần tình yêu, thậm chí còn cần hơn những phụ nữ khác, tựa hồ như không có nó tôi không thể thở nổi, không thể sống được. Tôi ngậm tình yêu trong miệng, giấu dưới gối, nhét sâu trong tử cung, viết ra giấy” [69; tr. 126]. Đó chính là một tình yêu vượt lên trên tất cả mọi thứ tình yêu khác. Nó không đơn giản, tầm thường, yếu ớt mà mạnh mẽ, bí ẩn và lôi cuốn tuyệt đối. Cuộc sống với đầy rẫy những khó khăn và cám dỗ. Con người phải chạy đua với chính bản thân mình để từng bước thích nghi và làm chủ xã hội. Nếu không có tình yêu tiếp thêm sức mạnh thì họ sẽ dễ dàng bị gục ngã. Tình yêu còn giúp họ có được niềm tin để sống và làm việc. Đó cũng là quan niệm của Thiên Thiên trong Baby Thượng Hải: “Trong cái thế giới này, tình yêu là thứ có sức mạnh nhất. Nó có thể khiến cậu bay bổng, quên đi tất thảy. Không có tình yêu, một đứa trẻ con như cậu sẽ tiêu đi rất nhanh. Vì cậu không có sức miễn dịch với cuộc sống” [71; tr. 20]. Vì thế mà những người trẻ tuổi đã lao vào con đường tìm kiếm tình yêu đích thực của cuộc đời mình như để tiêm cho mình một liều vắc - xin miễn dịch với mọi khó khăn của cuộc sống đời thường. Họ yêu và khát khao được yêu nhưng cuối cùng chính họ cũng không biết được tình yêu là gì? Họ vẫn luôn day dứt trên đường khám phá để tìm ra một chân lý mới về tình yêu: “Tôi yêu em, em yêu tôi. Xin đừng hỏi tình yêu đến từ đâu, gió đến từ nơi đâu. Yêu như một bài ca, như một bức tranh. Mong em đừng quên tôi. Gió hỏi tôi lặng lẽ là gì? Tôi còn ít tuổi đâu hiểu nổi lặng lẽ là gì. Mây hỏi tôi yêu phải chăng vui vẻ? Tôi chưa hiểu việc đời sao hiểu nổi niềm vui” [43; tr. 173]. Những nỗi niềm trăn trở của nhân vật “Quả lạ” trong Kẹo (Tuổi xuân tàn khốc) đã trở thành tâm sự của cả một thế hệ trong xã hội.

Tình yêu luôn gắn liền với những khám phá tình dục. Tình dục được miêu tả một cách trực diện và thẳng thắn, không có gì để che đậy, ngại ngùng hay dấu diếm. Và tình dục cũng là một phần tất yếu trong cuộc sống của họ. Tình dục là một vấn đề tự nhiên, mang tính bản năng tồn tại trong sâu thẳm tâm hồn của con người. Nó được nhà văn Linglei miêu tả và khơi gợi ra như một sự thoả mãn của thân xác: “Tôi tròn mắt nhìn trần nhà, cố kìm chế khát vọng muốn gào lên. Ngọn lửa trong cơ thể vừa được châm,

dòng điện âm dương đã ồ ạt lưu chuyển giao nhau mãnh liệt và bí ẩn. Tôi là âm, anh là dương. Tôi là mặt trăng, anh là mặt trời. Tôi là nước, anh là núi, hít thở của anh, tồn tại trong sự tồn tại của anh. Cảm giác khoái lạc đó khiến người ta như phát điên” [69; tr. 68]. Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người không có gì là xấu xa, đáng lên án. Những nhà văn Linglei chỉ mong muốn phơi bày để chứng tỏ cho mọi người thấy mình là người như thế nào. Họ đã không ngần ngại khi bày tỏ cùng thiên hạ: “Bên cạnh người yêu, tôi nhét ngón tay thô gầy tự thủ dâm hết lần này đến lần khác. Tôi giúp tôi tự bay, bay vào vũng bùn có cao trào tình dục” [71; tr. 24]. Tình dục dường như trở thành một yếu tố không thể thiếu của đời sống con người. Nó xâm chiếm ta mọi lúc, mọi nơi và không ai có thể kiểm soát được nó: “Không hiểu tại sao trong quá trình ngồi thiền suy ngẫm này, tôi luôn cảm thấy một cơn khát khao tình dục, tuy chỉ xuất hiện có vài giây” [69; tr. 224]. Trong văn học Linglei, tình dục chính là sợi dây liên kết vô hình xâu chuỗi tình yêu lại với nhau. Tình dục và tình yêu cùng song song tồn tại và hỗ trợ cho nhau. Có thể có tình dục trước rồi sau mới có tình yêu, nhưng tất cả đều nhằm để khẳng định bản thân với mọi điên cuồng của khát khao. Đó chính là những nỗi niềm chân thành và thầm kín nhất của giới trẻ ngày nay. Có thể nói, các nhà văn thế hệ mới Trung Quốc mang đến cho văn học một diện mạo mới và phong cách mới. Nếu lấy chuẩn mực của người đọc “truyền thống” trong xã hội “truyền thống” phương Đông với các loại sách “truyền thống” từ trước đến nay thì không thể không bất bình trước văn phong và cách miêu tả “kỳ kỳ” của Vệ Tuệ. Gạt bỏ những yếu tố dâm và tục đó, thì rõ ràng Điên cuồng như Vệ Tuệ là một tác phẩm có giá trị hiện thực cao và tác giả là người mạnh dạn dám mang đến cho người đọc một “món ăn”, “lạ” và không hợp “khẩu vị” với nhiều độc giả. Không hề dấu diếm, Vệ Tuệ tự bạch là “không cưỡng lại những cảm hứng điên cuồng, sùng bái mọi dục vọng, tận tình giao lưu với mọi cuồng vui của cuộc đời bao gồm cao trào giới tính” [68].

Điểm qua một số tác phẩm trên đây, có thể thấy, vấn đề bản năng con người, đặc biệt là bản năng tính dục không còn là chuyện huý kỵ, nhạy cảm trong văn học Trung Quốc đương đại. Ý kiến khen chê còn rất khác nhau. Nhưng một thực tế không phủ nhận, dù “dâm” và “tục” đến đâu thì các tác phẩm này rất hiện thực, phản ảnh chân thực, sinh động và không chút che

đậy cuộc sống xã hội Trung Quốc trong thời cải cách, mở cửa. Sau những trang sách “dâm” và “tục” các nhà văn gợi mở nhiều vấn đề sâu sắc, lớn lao đối với người đọc. Đó là vấn đề xã hội, sự băng hoại của lối sống, đạo đức, vấn đề khát vọng tính dục của con người, là sự đổi thay của các thang giá trị trong đời sống hiện đại.

2.1.2. Sự biểu hiện phong phú của con người dục tính trong Báu vật của đời

Đọc Báu vật của đời, một điều dễ thấy là Mạc Ngôn nhìn nhận đời sống tình yêu - tình dục của người nữ từ một cái nhìn nam tính. Đó là một thế giới hư cấu của tiểu thuyết nhưng ít ai phủ nhận rằng nó cũng có tính điển hình. Tuy nhiên nếu như một số nhà văn hiện đại hướng đến những khao khát bản năng tính dục của người phụ nữ thiên về đặc tả vẻ đẹp nhục thể của cơ thể nên thường tìm cách hạ thấp vẻ đẹp thân thể nam giới, biến họ thành những con người xấu xí để từ đó nhấn mạnh khát khao dục tính của phái đẹp, thì Mạc Ngôn nhấn mạnh vẻ đẹp hai cơ thể nữ giới và nam giới. Ta thấy rất nhiều đoạn nhà văn đặc tả vẻ đẹp hình thể của chàng trai Kim Đồng, một vẻ đẹp đánh thức khao khát làm đàn bà của rất nhiều phụ nữ. Như vậy điều mà Mạc Ngôn muốn nhấn mạnh là tính nữ trong sự tương phản về cá tính so với những người đàn ông chứ không phải đơn thuần là vẻ bên ngoài.

Tượng trưng cho vẻ đẹp của giới nữ được thể hiện qua “bầu vú”, hình ảnh “bầu vú” xuất hiện 621 lần trong tác phẩm. Mọi đàn ông trên vùng đất Cao Mật đều khao khát có nó. Sự khao khát chiếm lĩnh bầu vú không chỉ giới hạn ở những người đàn ông mà còn cả ở những đứa trẻ. Bầu vú là tín hiệu biểu hiện cho thế giới tinh thần và sinh lí của người phụ nữ. Người phụ nữ của Mạc Ngôn mặc dù cũng là thứ hình tượng muôn đời, là một thứ sinh linh khó hiểu nhưng bên cạnh đó luôn có sự trải nghiệm sinh lí, dục vọng sống, đầy phức tạp, rối rắm và tất cả họ chỉ được nhận diện qua bầu vú, khuôn mặt họ bị nhòa đi, chỉ gắn kết dấu hiệu giống nòi qua vành tai, chóp mũi và bầu vú tuyệt đẹp. Bầu vú mang trong mình dòng sữa duy trì sự

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 47 - 58)