Đặt nhân vật vào tận cùng của niềm khát khao, giải tỏa

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 91 - 93)

Mạc Ngôn đã đưa nhân vật vào tận cùng của sự chán chường, đau khổ và lại khéo léo tạo ra những tình huống giải quyết để nhân vật bộc được bộc lộ mình một cách toàn diện nhất. Tài năng của Mạc Ngôn đó là thể hiện tình huống một cách tất yếu, tự nhiên và đa chiều.

Cái tất yếu, tự nhiên đó là sự giải thoát mãnh liệt của những nỗi uẩn khúc và sự khát khao được sống, được yêu, được hạnh phúc của nhân vật. Còn cái đa chiều? Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tình huống. Chẳng hạn: Trong cuộc tình giữa Lai Đệ và Hàn Chim, Hàn Chim là người xóa tan những nỗi uẩn khúc, là người xoa dịu “cơn khát” của Lai Đệ. Sự xuất hiện

của Hàn Chim trong cuộc đời Lai Đệ đã chấm dứt cuộc sống nửa tỉnh nửa mê và thoả mãn khát khao yêu thương của Chị Cả nhà Thượng Quan. Nhưng đồng thời, nó lại mở ra một nút thắt mới, đó chính là sự bất chính trong tình yêu (một tình yêu vụng trộm, một mối tình loạn luân), sự xuống cấp trong tình cảm gia đình và nó tạo nên những mâu thuẫn mới, những bi kịch mới trong cuộc đời Lai Đệ: “Cuộc tình kỳ lạ giữa chị Cả và Hàn Chim như hoa cây thuốc phiện, rực rỡ và cuồng nhiệt nhưng độc” [39; tr. 531]. Thuốc độc đó đã kết liễu cuộc đời của cả ba người trong cuộc tình ngang trái này. Tình yêu là vấn đề muôn thuở của văn học nghệ thuật. Nhưng đằng sau lớp vỏ ngôn từ, tình yêu thường không chỉ hiện ra trong vẻ đẹp thanh khiết, linh diệu của trái tim, của tâm hồn mà được gắn liền với tình dục, với những yếu tố thuộc về bản năng và ham muốn đời thường. Điều này cũng dễ hiểu. Theo triết lý nhà Phật, dục tính chính là nhân tính. Con người bao giờ cũng muốn phóng khoáng, tự thỏa mãn nhưng ít khi dám nhìn thẳng vào bản thân và đối diện với chính mình. Họ ngượng ngập tìm cách che giấu dục vọng, kìm nén nó để vững tin bước qua ranh giới của luân lý xã hội. Nhưng chính lúc gạt bỏ luân lý để sống cho bản năng, cho dục vọng của mình, con người mới thực sự là con người theo đúng nghĩa. Nàng Tiên Chim với sự bế tắc trong tình yêu, là những ẩn uất về sự khát khao được yêu, được đến cùng nhau, hoà quyện vào nhau. Đó là sự khát khao gần gũi, khát khao tự do thật sự. Niềm khát khao ấy được thể hiện mạnh mẽ qua cuộc giao hoan giữa Tiên Chim Lãnh Đệ và Tôn Bất Ngôn: “Tôn Câm từ dưới hầm củ cải chui lên… Thằng Câm đã cưỡng dâm chị Ba Lãnh Đệ… Nước mắt mẹ rơi trên mình chị, trên những vết răng ở vú, nhưng chị lại nở một nụ cười mê hồn, ánh mắt rạng rỡ đầy quyến rũ” [39; tr. 170]. Như mảnh đất hạn gặp cơn mưa rào, cuộc cưỡng dâm ấy như đã giải toả sự ham muốn bị kìm nén đến phát điên của Lãnh Đệ, đồng thời cũng khơi gợi trong người con gái ấy những ham muốn vượt bậc: “Đây là giờ phút đẹp đẽ nhất trong cuộc đời Tiên Chim… Chị vừa múa vừa tiến lại gần Thằng Câm rồi đột nhiên dừng lại nghiêng đầu ngắm khuôn mặt hắn…. Cuối cùng, chị công khai nắm lấy bộ sậu giữa hai chân… cặp môi mọng đầy vẻ ham muốn, phản ánh một dục vọng lành mạnh, tự nhiên” [39; tr. 170 - 171]. Sự khát khao giải tỏa của nhân vật là do một quá trình bị kìm nén trong cô đơn, hoặc chìm đắm vào những khổ đau tuyệt vọng suốt một

thời gian dài. Hành động khát khao giải tỏa của nhân vật, do đó cũng diễn ra như một qui luật tương tác hoàn cảnh và tính cách, tự nhiên và tất yếu. Tình huống tưởng như rất tầm thường và thô tục ấy lại chính là cội nguồn sinh lực, làm sống dậy và bùng lên bản năng làm người, khát vọng sống của nhân vật.

Có hai bản năng mạnh nhất trong con người. Một là bản năng sinh tồn, nó là một sức mạnh tiềm tàng ẩn sâu trong con người buộc chúng ta phải duy trì sự sống. Hai là bản năng hưởng thụ, nó thôi thúc người ta đi tìm hạnh phúc, và người ta đã coi tình yêu là một loại hạnh phúc. Bởi vì con người luôn luôn khát khao yêu thương và được thương yêu. Sống trên đời này mà ta không thể yêu thương ai và không được ai yêu thương là một sự đau khổ ghê gớm. Chính vì thế mà đôi khi bản năng thứ hai vượt lên trên bản năng thứ nhất, nói thẳng ra là có khi vì yêu thương mà người ta khước từ sự sống của chính mình. Đặt nhân vật vào tận cùng của niềm khát khao giải tỏa, Mạc Ngôn đã để các nhân vật đi theo tiếng nói của trái tim một cách không định hướng. Đó là tiếng nói sâu thẳm từ bên trong. Một trái tim thiếu vắng và khao khát yêu thương luôn mang một sức mạnh nổi loạn mà không gì có thể kìm nén được. Người mẹ khao khát đi theo tiếng gọi của trái tim mà dám bước qua khỏi ranh giới của lễ giáo khắt khe; những đứa con gái khao khát hạnh phúc, tình yêu sẵn sàng trả giá bằng tính mạng để rồi cảm xúc trượt dài đến ranh giới cuối cùng của vực sâu và không bao giờ còn tìm lại được; những sự biến mất không thể lý giải phía sau những khao khát cháy bùng của nhục thể... Các nhân vật giải tỏa nỗi cô đơn, u uẩn của mình bằng cách bước vào “màn đêm sắc dục”. Không phải con người – mà là những thể xác đi lạc trong màn đêm ấy cố từng bước tìm về phía ánh sáng. Khi con người sống thật với bản thân mình thì cũng là lúc họ đau khổ, day dứt nhất. Bởi nhận thức được cái gọi là sự thật thì cũng giống như chạm tay vào những gai nhọn. Nhưng mỗi cuộc đời đều luôn cần sống thật với bản ngã, dám đối mặt với những chiều bão dông trong hành trình đi đến sự chết của mình.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 91 - 93)