Sử dụng thủ pháp dòng ý thức 1 Đánh thức miền kí ức nhân vật

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 105 - 107)

3.3.1. Đánh thức miền kí ức nhân vật

Khái niệm “Dòng ý thức” lần đầu tiên được nêu ra bởi William James (1842 - 1910) - nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng và nhà tâm lý học người Mỹ. Ông cho rằng, hoạt động ý thức của con người không phải là rời rạc, mà có liên quan với nhau, dựa theo phương thức dòng tư duy, dòng ý thức hoặc dòng sinh hoạt chủ quan. Trong kết cấu dòng ý thức chấp nhận những yếu tố không nằm trong mạch logic trực tiếp của tác phẩm, mà thuộc về mạch ngầm, về cảm nhận cá nhân. Dòng ý thức dành một khoảng không gian rộng lớn cho những yếu tố thuộc về tiềm thức của nhân vật: nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi vô thức… Với vô thức là “những yếu tố tâm lý tồn tại ở một thực thể cá nhân mà chính nó không hay biết” (C.G. Jung). Cái vô thức được văn học hướng đến miêu tả chủ yếu dưới dạng ẩn ức. Chính ham muốn ẩn ức sẽ khai mở ý thức con người để trở thành hữu thức. Điều này cho thấy con người là một bản thể chưa xác định và khó khẳng định. Sẽ càng khó đoán định lý giải hơn nếu chỉ dùng khoa học và lý tính thuần túy, bỏ qua trực giác cảm tính chủ quan và tâm linh sâu thẳm nơi con người. Trong nhân vật, việc nhà văn để những hồi tưởng đan xen trọng tâm với dòng tâm tư hiện tại luôn ở những đường ranh giới hết sức mờ nhòe, khó nhận biết. Có thể nói giấc mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức, có nghĩa là trong dòng ý thức của nhân vật, mọi hình ảnh, mọi ý tưởng, ký ức hướng đến tâm lý nhân vật luôn xuất hiện một cách tự do, đột ngột, không kiểm soát được trong tư duy của mình. Đánh thức miền kí ức nhân vật là một biểu hiện nghệ thuật mà Mạc Ngôn sử dụng khá tiêu biểu và thành công để thể hiện con người bản năng trong Báu vật của đời. Đánh thức miền kí ức nhân vật nghĩa là khơi gợi những gì đã qua trong quá khứ của nhân vật. Việc khơi gợi đó luôn diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể của hiện tại. Nhân vật bắt gặp một sự vật, hiện tượng nào đó có mối liên hệ với quá khứ nên lập tức nhớ lại.

Báu vật của đời là câu chuyện dài được kể qua cái nhìn của nhân vật Kim Đồng. Đó là câu chuyện đời của những con người trong gia đình Thượng Quan và những người dân ở Cao Mật. Chuyện đời ấy như một sự hòa trộn giữa sử thi tình yêu và sử thi lịch sử bởi câu chuyện gắn liền với cuộc chiến chống quân xâm lược, đến cách mạng văn hóa và thời kì khoa

học kĩ thuật. Bà mẹ Lỗ thị đã trở thành pho sử sống trong gia đình, những lúc vui vẻ, Lỗ thị thường kể về lịch sử vùng đất Cao Mật: câu chuyện về người đàn bà câm tuyệt đẹp, câu chuyện hào hùng về trận đánh lịch sử bảo vệ vùng đất với quân Đức... tất cả đều là miền kí ức hiện thực được nhuốm đầy màu sắc huyền thoại. Nhờ thủ pháp đánh thức miền kí ức của nhân vật mà không gian tự sự của quê hương Cao Mật cũng mang tính chất song trùng vừa thực tả vừa hư tả, nó có một tên gọi thực về địa lí, về lịch sử hình thành và phát triển, đồng thời cũng là hư cấu của tác giả, những suy ngẫm văn hóa bao hàm cả một không gian triết học của cuộc sống dân gian xa xưa với những câu chuyện đậm tính huyễn hoặc về bông sen trắng trong giếng nước hay người đàn bà mặt rỗ vốn là phượng hoàng... đã làm cho tác phẩm thêm sức hấp dẫn. Những vấn đề thuộc về bản năng con người, cũng nhờ đó hiện lên một cách tự nhiên. Khi miền kí ức của nhân vật được đánh thức thì Cao Mật của ngày xưa, của hôm qua và hôm nay cùng hiện hữu, rách rời, chắp vá, chồng chéo vào nhau. Cánh đồng, dòng sông, chiến trường, con người....từng mảnh vỡ của chúng được vãi tung tóe một cách cố ý trong tác phẩm. Người đọc đang chìm đắm trong lịch sử xa xưa của Cao Mật bỗng trở về hiện tại với trận đánh chống Nhật của Tư Mã Khố.... cứ như thế chuyện này tiếp chuyện nọ, tưởng đứt lại nối, tưởng nối lại đứt, có khi thoáng qua, có khi dừng lại càng lúc càng khắc sâu trong độc giả vẻ đẹp của Cao Mật trong quá khứ và hiện tại.

Việc sử dụng thủ pháp đánh thức miền kí ức nhân vật khiến câu chuyện càng trở nên hấp dẫn. Khi nhân vật nhớ lại thì thường đi liền với một liên tưởng hoặc một dự cảm nào đó, đó có thể xem là bản năng linh cảm kì diệu của con người: Lỗ thị “nhớ lại khi trước, những con thỏ treo đầy các cây trong vườn khiến mẹ tức điên lên. Vậy mà trong khoảnh khắc, chính những con thỏ đó lại là lí do để mẹ nhận Sa Nguyệt Lượng là con rể. Và cũng vẫn những con thỏ đó, là cơ sở để mẹ đoán chắc Sa Nguyệt Lượng sẽ thua chính ủy Tưởng” [39; tr. 181]; Trước khi đi đầu thú và bị xử tử “Tư Mã Khố ngồi xuống lôi một con châu chấu lên, ngắm cái vòi lủng lẳng như một đoạn ruột của nó, lập tức nhớ lại thời niên thiếu của anh, lập tức nhớ lại mối tình đầu với một cô gái má trắng môi son” [39, tr. 434]; “Cô gắn lên người chiếc máy điện tử đa năng... Cô nhớ lại câu chuyện lưu truyền ở Cao Mật cách đây mấy chục năm, câu chuyện về một nữ gián điệp nhét máy

phát vào trong bầu vú... Tiếp theo cô nhớ lại người đàn bà đầu tiên mặc váy ra đường. Đó là Hoắc Lệ Na... Cô linh cảm giờ xấu của mình đã điểm. Để chứng thực cho sự phán đoán của mình. Cô quay lại thử số điện thoại của Tôn X...” [39; tr. 802, 804]. Từ góc nhìn phân tâm học, thế giới tâm linh cũng là nơi có khả năng phát ra những tia sáng bất ngờ. Đó là những khả năng kỳ lạ của con người mà ngày nay khoa học rất quan tâm. Không ít trường hợp, con người có “linh tính” trước khi xảy ra những việc hệ trọng hoặc cảm nhận được những “điềm báo” kỳ lạ từ đâu đó bên ngoài lý trí của mình.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 105 - 107)