Những nguyên nhân đưa đến sự chuyển biến

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 46 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Những nguyên nhân đưa đến sự chuyển biến

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ 1975 đến 1985 đất nước ta lại gặp phải vô vàn khó khăn và thử thách mới, đó là thời kỳ toàn Đảng, toàn dân ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh đồng thời phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, đánh bại các thế lực thù địch, bọn phản động quốc tế để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Chính bối cảnh lịch sử - xã hội sau năm 1975 có tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống nhân dân và nền văn học nước nhà. Cuộc sống của mỗi dân tộc và mỗi gia đình trở lại với những qui luật bình thường của nó. Nguồn cảm hứng sử thi vẫn còn tiếp tục thể hiện trong thơ ca nhưng không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như các giai đoạn trước, không còn phù hợp với thị hiếu người đọc. Từ đó, văn học bắt đầu phản ánh thực tại cuộc sống, bước đầu có những tác phẩm phản ánh tình hình khó khăn của đất nước, khó khăn của cuộc sống.

Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người cũng là một nguyên nhân đưa đến sự chuyển biến thơ Việt Nam sau 1975. Ở giai đoạn 1945 - 1975 quan niệm về con người trong thơ là con người anh hùng, con người mới, con người mang tính giai cấp. Họ là những con người vì sự nghiệp chung, xả thân vì nghĩa lớn, vì tập thể:

Tôi đâu dám tủi hờn quên nhiệm vụ Mỗi câu thơ đều muốn vượt lên mình.

Ngược lại con người trong văn học sau 1975 là con người hướng về thế giới nội tâm, thế giới bí ẩn, phức tạp và phong phú.

Một trong những nguyên nhân cơ bản khác đánh dấu sự chuyển biến toàn diện nền thơ ca nước nhà đó là không khí đổi mới của đất nước sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được mở rộng. Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học. Thơ ca gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn đề của đời sống hằng ngày. Văn học đổi mới vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh. Nhìn tổng thể, cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w