Huy động tối đa vốn kiến thức dồi dào về văn hóa, văn học

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 111 - 114)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.Huy động tối đa vốn kiến thức dồi dào về văn hóa, văn học

Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của dân tộc, và cũng là một nhà văn hóa lớn. Trong thơ Chế Lan Viên luôn thể hiện một bề dày kiến thức văn học phong phú và một nhãn quan văn hóa sâu rộng. Trong sáng tác Chế Lan Viên huy động nhiều khái niệm, nhiều hiểu biết từ triết học đến tôn giáo, từ lịch sử đến hiện đại, từ phương Đông đến Phương tây. Tư tưởng về văn hóa trong sáng tác của Chế Lan Viên có gốc rễ sâu bền trong văn hóa dân tộc, để rồi nảy nở xanh tươi sinh động, Chế Lan Viên từng viết:

Tôi từ nền văn hóa này đến yêu bao nền văn hóa khác Trời biển vô cùng và ta hóa vô biên.

Khi nghĩ về truyền thống văn hóa của dân tộc ta, có hai tên tuổi, thường đi liền với nhau, đặc biệt trở đi trở lại nhiều lần trong suy nghĩ của Chế Lan Viên, đó là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du:

Chuyến xe sau không còn anh nữa Xe chạy nghìn đời chỉ vắng anh thôi

Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từng đi chuyến trước Những chuyến xe không có khứ hồi.

Ông đã thấp thoáng nhìn thấy con đường đi tới cõi vĩnh hằng - nơi linh hồn các danh nhân văn hóa của dân tộc đang yên nghỉ. Rõ ràng, hai cái tên Nguyễn Trãi, Nguyễn Du luôn sáng lên trong tâm trí Chế Lan Viên. Tuy nhiên, khi cần chọn một hiện tượng văn chương trong quá khứ, chỉ một mà thôi, về thi nhân, ông đã không ngần ngại nghĩ đến Nguyễn Du:

Quả bóng của Lý Bạch, Villon, Nguyễn Du đã sút Trọng tài thời gian sẽ rút thẻ của anh.

(Đá bóng)

Cái quý giá nhất mà một nhà thơ, nhà văn để lại cho đời, cho các thế hệ mai sau là những đứa con tinh thần họ rứt ruột sinh hạ ra, họ đã gửi gắm vaò đó biết bao hoài vọng, trăn trở và suy tư về lẽ đời và kiếp người. Ý nghĩa về nhân loại, có được cũng nhờ chúng và qua chúng:

Nguyễn Du có ngờ không Người ta dịch vầng trăng ông Qua các biên thùy ngôn ngữ Ông có bao giờ nghĩ

Cỏ non thơ ông xanh

Ra ngoài thế kỷ vẫn còn xanh?

(Kỷ niệm Nguyễn Du)

Đọc Di cảo thơ, ta thấy nhiều khi Chế Lan Viên sử dụng Truyện Kiều

như là một thứ chất liệu sáng tạo trong sáng tác của mình.

Khi tất cả đã yên thì mùi hương làm phản Hoa chết rồi, cây đổ rồi, ong bướm đi rồi Chỉ còn hòn đá với nơi xưa Kim, Kiều tiễn biệt Bỗng “hương thừa dường hãy ra vào đâu đây”.

(Phản phùng)

Trong ba tập Di cảo Chế Lan Viên dành tâm huyết của mình cho vùng Kinh Bắc, cũng là tình cảm của ông với những giá trị văn hóa truyền thống,

về huyền thoại Trương Chi. Với bài thơ Mặt rỗ, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp xúc cảm đối nghịch ở thế tương phản để gây ấn tượng và ông đã đạt được ba cấp ý nghĩa nhằm truyền đạt thông điệp của khả năng vươn tới cái đẹp: Đồng nhất thân phận nghệ sĩ của mình với chàng Trương Chi nhưng không đắm chìm trong thân phận ấy, đồng cảm và hướng tới trong tiếng hát muôn thuở:

Anh cứ hát / Cốt quên mình mặt rỗ / Cốt quên mình xấu số / Cốt quên mình tay không. Mặc dù là bản nháp - theo nhà thơ - nhưng ông đã mang lại cho bạn đọc một ý tưởng trọn vẹn theo phong cách thơ của ông.

Anh là Trương Chi mặt rỗ hoa mè .

(Mặt rỗ)

Về truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sau khi có một trăm người con đã phải chia tay nhau, kẻ lên rừng, người xuống biển phải được nhìn nhận ly hôn là để tồn tại, để mưu sinh. Có ý kiến cho rằng giống Rồng và giống Tiên không hợp nhau nên phải chia tay là không thoả đáng. Sự chia tay ở đây đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của giống nòi. Cuộc chia tay được Chế Lan Viên diễn tả xoắn lòng như vòng xoắn của Loa Thành. Khi nhớ đến những người con ra bể, mẹ Âu Cơ vô cùng đau xót nghĩ đến những đứa chịu rủi ro. Với nhận thức giàu tính nhân văn như thế, thơ Chế Lan Viên đã thực sự làm mới hơn truyền thống lịch sử của cha ông.

Chúng ta là con của mây cha ta và sóng bể mẹ ta từng ly biệt Xoắn lòng ta như Loa Thành tự buổi An Dương Vương

Mẹ Âu Cơ nghe lòng trong bể động và bể im không tiếng sóng Trăm trứng hồng của mẹ kia, trứng nào sẽ thoát khỏi đau thương.

(Sử)

Một cuộc đời thôi mà biết mấy đa đoan. Cái lý còn ở chỗ lịch sử dân tộc ta vốn cũng là thế: nhiều tai ương, nên phải nhờ thần Kim Quy, nhờ Đạm Tiên, nhờ Bụt… Vậy thì lẽ nào thi ca lại có thể dửng dưng trước nỗi khổ đau cuả đồng loại và đồng tộc? Chế Lan Viên viết để giải quyết câu hỏi ấy:

Cái cây đại thụ âu sầu ấy

Mỗi thế hệ đến lại đục đục, bào bào, cưa cưa, xẻ xẻ Anh cưa nỗi buồn thiên niên ấy thành ra nhiều mảnh Đóng ghế, đóng bàn, đóng tủ, đóng săng,

Đóng các tượng thần, đóng cây thánh giá…

Villon cưa, Nguyễn Trãi cưa, Nguyễn Du cưa không ngã.

(Cái cây truyền kiếp) Khóc cho Kiều, trăn trở cho Nguyễn Du Chế Lan Viên viết:

Lệ ta nhỏ trên Kiều ba trăm năm sau Ích cho Nguyễn ba trăm năm trước

Ông chỉ mong ta bền một chữ tâm

Nhỏ một giọt sương người bên khóe mắt Cái Nguyễn chờ là giọt lệ hồi âm.

(Lệ hồi âm)

Là một nhà thơ uyên bác, tài hoa Chế Lan Viên đã huy động khối lượng lớn kiến thức văn hóa, văn học vào trong sáng tác của mình, Chế Lan Viên đã tiếp thu truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc, chính điều đó là cho thơ ông dấu ấn của một phong cách thơ ông vừa mang dấn ấn dân tộc lại vừa mang phong cách hiện đại mạnh mẽ, độc đáo và đặc sắc.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 111 - 114)