Sự thống nhất giữa cảm hứng thế sự và cảm hứng triết lý trong thơ Chế Lan Viên gia

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 84 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4. Sự thống nhất giữa cảm hứng thế sự và cảm hứng triết lý trong thơ Chế Lan Viên gia

thơ Chế Lan Viên giai đoạn sáng tác sau 1975

Cảm hứng thế sự và cảm hứng triết lý là hai nguồn cảm hứng về cơ bản có những nét khu biệt riêng. Tuy nhiên, trong thơ Chế Lan Viên ở hai nguồn cảm hứng này không những không có sự khu biệt mà còn có sự thống nhất với nhau. Bởi lẽ, thơ Chế Lan Viên cảm hứng triết lý không xuất phát từ sách vở mà xuất phát từ cuộc sống đời thường, từ bản thân của ông. Cảm hứng triết lý trong thơ Chế Lan Viên được thăng hoa từ cảm xúc trên cái nền hiện thực, cụ thể mà nhà thơ sống qua. Những ngày cuối đời cảm hứng của nhà thơ tỉnh táo hơn, nhìn thẳng vào thực tế xã hội, nhìn thẳng vào chính mình và thơ để

nghiền ngẫm, suy nghĩ đúc kết chiêm nghiệm những vấn đề xã hội một cách trầm tĩnh: Tro bao giờ của cũng tồn tại lâu hơn lửa. Hoàn toàn đúng, chiêm nghiệm từ thực tế cuộc sống ông đúc kết thành triết lý rất chân thực. Khi đã nghỉ hưu, để lại sau lưng một chặn đường dài của những ngày tháng hào hùng, say mê với những khúc ca, ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân. Giờ

đây, Chế Lan Viên có thì giờ để suy nghĩ về những thành công và thất bại của bản thân. Về cuộc sống cá nhân, giai đoạn sau 1980 là những tháng ngày cam go nhất trong sáng tác cũng như cuộc sống đời thường của Chế Lan Viên. Căn bệnh hiểm nghèo đang từng ngày dày vò thể xác và tâm hồn ông, cùng với những phức tạp trong đấu tranh chính trị, những gian nan trong đời sống vật chất, "giá - lương - tiền" càng làm cho thơ ông mang đậm chất thế sự. Giai đoạn này, Chế Lan Viên viết nhiều thơ nhất, thơ thế sự, thơ tâm trạng... và thơ ông đã chạm đến đáy sâu nhất của cuộc đời, của tư duy, của nhất thời và vĩnh cửu. Phấn đấu vượt qua bệnh tật thế nào, đối diện với cái chết ra sao, đất nước - nhân dân - chế độ đang ở trong tình thế nào, Chế Lan Viên cũng phải chịu trách nhiệm với đời, với những khó khăn trùng điệp, khó gỡ của đời, đó là thái độ, là lương tâm, là trách nhiệm... nghĩ về việc hôm qua mình đi trong vinh quang, nay phải đi trong tủi cực, đi trên chiếc xe lam với các bà bán rau... nhưng rồi cuối cùng kết luận là như thế mới hiểu được đời.

Anh là tháp Bay-on bốn mặt Giấy đi ba, còn lại đấy là anh

Chỉ một mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình.

(Tháp Bay-on bốn mặt)

Qua cuộc sống Chế Lan Viên đúc kết được con người thật của mình, con người nhiều nhiều mặt đầy phức tạp. Cũng từ cuộc sống thực tế khi viết về cái chết Chế Lan Viên xem việc đi vào cõi chết như một chuyến xe, từ đó ông đúc kết thành tính triết lý cuộc sống.

Chuyến xe sau không còn anh nữa

Xe vẫn chạy nghìn đời chỉ vắng anh thôi

Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…từng đi chuyến trước Những chuyến xe không có khứ hồi…

Như vậy, sau 1975 thơ Chế Lan Viên đã chuyển giọng, một sự chuyển giọng hoàn toàn phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước, tình hình thực tế của bản thân Chế Lan Viên. Chế Lan Viên vừa dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm của cuộc sống, vừa dựa vào trí tuệ sắc sảo, thông minh, và vốn tri thức văn hóa phong phú để vận dụng vào quá trình sáng tác, để từ đó hình thành nên kiểu tư duy độc đáo, đậm đặc mang cá tính riêng của Chế Lan Viên, chính vì vậy thơ Ông có sự thống nhất cao giữa cảm hứng trữ tình thế sự và cảm hứng triết lý.

Chương 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG THẾ SỰ VÀ TRIẾT LÝ TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN GIAI ĐOẠN SÁNG TÁC SAU 1975

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w