Chọn lối diễn tả bình dị

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 107 - 109)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Chọn lối diễn tả bình dị

Chế Lan Viên là người có kiến thức rộng và phong phú trên nhiều phạm vi đời sống. Tài năng và thành công của nhà thơ là ở chỗ, ông đã biết vận những hiểu biết đó vào thơ một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn. Ông đưa được vào thơ nhiều loại ngôn ngữ của khoa học, của đời sống, chứng tỏ vốn tri thức khá tinh tường và rộng sâu trên nhiều mặt. Tuy nhiên, việc chọn lối diễn tả bình dị đời thường cũng là một thế mạnh trong thơ Chế Lan Viên. Đặc biết là ở 3 tập Di cảo thơ:

Xa tiếng gió xạc xào

Xa mùi bùn, mùi trâu rơm rạ… Chỉ nghe danh vọng ầm ào Vinh quang xí xố.

(Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh)

Chọn lối diễn tả bình dị, Chế Lan Viên chấp nhận từ bỏ những tài hoa mà thơ vốn có, chấp nhận nói thẳng vào cái thực chất, vì thế mà lời thơ bình dị gần gũi với đời thường hơn nhưng nghĩ ngợi nhiều hơn, chìm sâu vào chiêm nghiệm:

Ở đời chết bởi bọn trung gian ấy Không trung mà lại gian

Tất cả vĩ nhân rơi vào tay chúng nó Chả ma nào còn

(Bị lừa)

Trong Di cảo thơ, Chế Lan Viên sử dụng rất nhiều ngôn ngữ đời thường, dân dã, tự nhiên như hơi thở, cảm xúc của nhà thơ. Bằng tài năng của mình Chế Lan Viên tổng hợp nguồn ngôn ngữ quần chúng với tính tự nhiên,

mộc mạc, bình dị, khỏe khoắn, sống động và nâng ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ nghệ thuật.

Lối diễn tả tự nhiên, bình dị được Chế Lan Viên thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh thơ. Hình ảnh hoa trong thơ Chế Lan Viên mang nhiều ý nghĩa sâu sắc mà bình dị, là những biểu hiện xanh tươi của cuộc sống. Cái biểu hiện xanh tươi ấy, cho đến lúc sắp mất đi, nhà thơ vẫn còn luyến tiếc:

Thôi cho ta khỏi đếm những mùa hoa một Ta có còn nó đâu?

Không phải hoa khuất mà ta khuất Ta đi vào xứ không màu

(Xứ không màu)

Hoa một trong những hình ảnh gần gũi nhất mà Chế Lan Viên thường nhắc đến:

Thơm ngát mùa sen trắng cổ thành Về thăm xứ Huế chỉ mình anh Lăng vua hoa dại rơi đầy lối

Chen bóng cành hoa chỉ bóng mình

(Về thăm xứ Huế)

Hoa sen, một loài hoa gần gũi nhất trong đời thường vừa có vẻ đẹp bình dị vừa gần với cuộc sống:

Anh đẽo tâm hồn thành con rối để yêu em Anh hoá gỗ, hoá dây, hoá dại khờ, ngũ sắc Tuồng tích ấy chú rối mình đủ khóc

Cần chi bàn tay nào đến giật giật dây thêm Anh rối nước muốn lên bờ cùng rối cạn Em đi xa, ao thương nhớ hoá đầy

Suốt một đời đi xuôi, trước lúc lìa đời, con người cần phải đi vài bước ngược lại, quay lại một chút mà ngẫm nghĩ, mà suy tưởng về thân phận mình. Vì vậy, chúng ta càng yêu ông hơn vì cái nỗi đau đời, cái nỗi buồn tủi, cái niềm biết thân, biết phận của mình rất chi là người, là trần gian, rơm rác, bụi bặm, đời thường, để rồi một ngày nào đó:

Ta trên đường đến lò thêu

cuộc hành trình nhẩn nha mà gấp gáp

Trong khi chờ nhát cuốc-à, không, chờ ngọn lửa của lò

để đến vùng Quên.

(Lò thiêu)

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w