Sự hùng biện

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 99 - 103)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.Sự hùng biện

Cùng với Xuân Diệu, Huy Cận… Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, một nhà hoạt động văn hóa có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Cuộc đời của ông, ngoài việc, sáng tạo nghệ thuật Chế Lan Viên nhiều năm tham gia Ban Thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, làm báo Văn nghệ và tạp chí Tác phẩm mới, bốn khóa là Đại biểu Quốc hội. Chế Lan Viên đã nhiều lần được cử đi sứ một mình, đến thủ đô nhiều nước, tham dự nhiều Hội nghị quốc tế lớn để vận động trí thức thế giới ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ

của nhân dân ta. Đọc loạt bài đi sứ của Chế Lan Viên, chúng ta phục biết bao tài hùng biện và sự thông minh siêu việt của ông. Từ những năm đó và chỉ với chừng đó là đủ để làm cho Chế Lan Viên trở thành một nhà thơ lớn. Chúng ta đâu ngờ, tất cả những gì chúng ta biết được cho tới lúc đó, mới chỉ là một nửa vầng trăng của Chế Lan Viên. Một nửa khác, vô cùng quan trọng là ba tập Di cảo thơ được xuất bản sau khi ông mất. Chế Lan Viên có khả năng to lớn luôn đặt người đọc trong thế chờ đợi đó chính là tài hùng biện ở Chế Lan Viên. Xuân Diệu từng nhận xét: "Tranh luận với Chế Lan Viên rất khó. Rõ ràng mình có lý mà cuối cùng lại hóa ra đuối lý với Chế Lan Viên", chính tài hùng biện đã là một trong những yếu tố khiến Chế Lan Viên được xếp vào danh sách những nhà thơ thông minh nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nhà thơ Vũ Quần Phương, người đã dày công nghiên cứu các tác phẩm của Chế Lan Viên nhận xét về tài hùng biện của ông như sau: "Có lúc thơ ông thầm thì trò chuyện, nói tiếng thở dài trong một câu thơ ngắn, lúc ông sang sảng hùng biện, thơ âm vang như cáo, như hịch, lúc mát mẻ lạnh lùng trong kiểu thơ ngụ ngôn, lúc bừng bừng giận dữ trong hơi thơ đả kích, khi thâm trầm ung dung như người thoát tục nhìn hoa dại, hoa sen. Cái phong phú ấy trong thơ hiện đại chưa ai bằng Chế Lan Viên".

Chế Lan Viên là đầu tàu đổi mới thơ. Ông kiên quyết chống lại mọi sự dung tục, thô thiển, cùn mòn. Những năm chiến tranh, có lúc ta nghiêng về nội dung, châm chước về mặt nghệ thuật. Chế Lan Viên lúc nào cũng như lên đồng, đầy phù phép, có thể có bài không thật hay nhưng không bị rơi vào chỗ tầm thường. Cái thứ thơ giàu suy tưởng của anh rất dễ sa vào tự biện, rối rắm, siêu hình, tắc tị. Nhưng anh luôn vượt qua các cửa ải một cách ngoạn mục, trở thành một trong những nhà thơ đa thanh hiển đạt nhất trong số các nhà thơ hiện đại. Có những nhà thơ đa thanh nhưng chỉ thành công ở một vài phương diện. Chế Lan Viên đa thanh mà xuất sắc ở mọi phương diện. Đến

trầm nhưng khi đọc ta vẫn thấy thu hút và sảng khoái đến kỳ lạ. Bàn về thơ Chế Lan Viên viết:

Nếu làm thơ phải có tâm hồn thi sĩ Sao làm thơ không có nghề như thợ nhỉ?

Ba vạn sáu ngàn nghề, ta phải kể: Nghề thơ.

(Thơ về thơ)

Chế Lan Viên phê phán thứ văn chương rườm rà, không chặt chẽ, nhà thơ văn chương phải là cái gì tinh túy nhất, cốt lõi nhất để người đọc dễ nhận và dễ cảm thụ:

Nhân loại đi xa chớ có vẽ bày

Từ ngữ kềnh càng, văn chương vô lối Cả đời anh, anh thu nhỏ lại

Chỉ còn cái lõi

Cho nhân loại mang cùng, nhân loại cầm tay.

(Thơ cầm tay)

Chế Lan Viên phê phán sự xô bồ biến hoa thành cỏ này nó là nguy cơ lớn nhất đẩy nền thơ đến chỗ hỗn loạn giá trị. Một khi chuẩn mực không còn, vàng thau lẫn lộn thì văn học đứng trước một vực thẳm. Chế Lan Viên đã lớn tiếng báo động điều này từ những năm 80 của thế kỷ trước. Thơ Chế Lan Viên vẫn luôn ở bên cạnh người đọc, hàng ngày tái sinh, hàng ngày tranh cãi và trả lời. Ảnh hưởng của ông rất rộng. Từ trường của ông rất mạnh. Mạnh và rộng đến mức trở thành một thách thức.

Những cuộc cãi cọ giữa chân lý và bọn cầm cờ trắng, cờ đen nghiên ngã,

Giữa người lên chiến hào và kẻ tụt lại sau, Giữa mặt trời lên và các ngôi sao chết,

Giữa cờ đỏ thiêng liêng và những kẻ đổi màu.

Hùng biện để thuyết phục được mọi người, đòi hỏi người hùng biện phải đưa ra những lý lẽ mang tính thuyết phục cao, mang tính triết lý cao mà ở đó Chế Lan Viên là người thành công nhất:

Tro bao giờ cũng tồn tại lâu hơn lửa

Lửa hoan lạc một giây, tro cay đắng một mùa.

(Tro và lửa)

Để ngợi ca sự sống Chế Lan Viên có cách diễn đạt khá thuyết phục. Anh tồn tại mãi

Không bằng tuổi tên Mà như tro bụi

Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.

(Từ thế thi ca)

Tài hùng biện của Chế Lan Viên không chỉ thể hiện qua những vần thơ, mà ông còn thể hiện sự quyết liệt, nhạy bén, sáng tạo trong những vấn đề thuộc phạm vi ứng xử, Chế Lan Viên còn đặc biệt không khoan nhượng với những trường hợp mà ông xem là lệch lạc về quan điểm chính trị cũng như nghệ thuật. Tại một hội nghị bàn tròn về thơ ở Liên Xô (cũ), khi có hai phái nêu ý kiến khác nhau về đường lối văn nghệ của Đảng ta (với dụng ý khen - chê), Chế Lan Viên đã có cách lập luận rất giàu hình tượng và gây được ấn tượng từ cả hai phía. Ông cho biết: "Chúng tôi sống ở một đất nước mà cái gì cũng phải tính toán, chỉ có mỗi người ba sào đất mà lại thiên tai, hạn hán... Viện trợ quốc tế đâu cho mình, đâu cho bạn, đâu là của hôm nay, đâu là của ngày mai? Ở đây nói năng cũng phải tính, cười cũng phải tính. Thơ không tính toán nhưng rồi cũng phải tính toán. Trong thơ có 4 vấn đề: cơ bản, cần thiết, có ích, dễ chịu..." và "Đảng chúng tôi lo cho viên đạn bắn đúng kẻ thù nhưng cũng lo cho người yêu hôn không nhầm người yêu. Nếu ở nhà hôn nhầm thì ngoài mặt trận nó cũng bắn nhầm".

Chế Lan Viên đã xuất sắc thỏa mãn được sự trông đợi của công chúng khi cho rằng: "Thơ tình, thơ về hoa, về cuộc đời bình thường rất cần thiết. Cần núi cao của chủ nghĩa anh hùng nhưng cần các đồng bằng của đời sống hàng ngày".

Qua vấn đề vừa nên trên ta thấy Chế Lan Viên là người có tài ứng đối và hùng biện rất sắc sảo, bởi mỗi lời nói, mỗi vần thơ của ông đều có lý lẽ, có hình ảnh, giàu sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 99 - 103)