7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Tìm vẻ đẹp thơ ở những sự bình dị của đời thường
Sau 1975, Chế Lan Viên bắt đầu cuộc hành trình tìm nguồn cảm hứng mới trong sáng tác. Tuy nhiên, ở ông có một nét rất riêng đó là tìm vẻ đẹp thơ ở những sự bình dị đời thường của thiên nhiên, con người.
Cái trò chơi quái quỷ
Tay cầm kim, tay cầm sợi chỉ
Vừa chạy vừa xâu không một phút dừng Chạy hết đời rụng cả thanh xuân.
(Xâu kim)
Chế Lan Viên ví mình làm thơ như xâu kim, vừa chạy vừa xâu, mỗi lần thành công như một lần xâu lọt chỉ vào trôn kim, song phần lớn thời gian và công sức là để xâu trượt ra ngoài.
Hoan hô ta
Thế rồi cho đến xóc bài cũng không còn sức nữa Ném bài vào huyệt hư vô mặc nó
Ta là con bài mà bóng tối chơi ta.
(Đánh bài)
Đánh bài là trò chơi bình thường, nhưng Chế Lan Viên đưa vào thơ làm cho câu thơ gần hơn với người đọc và chính ông rút ra tuổi thanh xuân là chính cuộc đời mình và những việc làm nhẹ nhàng như xóc bài mà tác giả không còn đủ sức để thực hiện thì việc bóng tối luôn rình rập để cướp đi mạng sống con người là lẽ tất nhiên. Tìm vẻ đẹp bình dị của thơ, Chế Lan Viên thường trở về với thiên nhiên, khi trở về với thiên nhiên là lúc Chế Lan
Viên thấy lòng mình thanh thản. Thiên nhiên làm dịu mát, làm yên tĩnh tâm hồn. Ông yêu biết bao nhiêu:
Hoa trái nghèo xuân sắc bỏ quên Mảnh vườn bé bỏng vốn không tên Xanh um chỉ có màu xanh cỏ Anh đặt cho lòng: Viên Tĩnh Viên.
(Viên Tĩnh Viên)
Chỉ một màu hoa thôi cũng đủ gợi thức dậy bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi quê hương yêu dấu. Khi yêu, đến cả màu hoa cũng khắc sâu vào tâm khảm. Nó xoa dịu đi nỗi lòng thương nhớ của người xa quê. Mỗi lần nhắc đến xứ Huế là Chế Lan Viên lại không quên nhắc đến hoa sen:
Thơm ngát mùa sen trắng cổ thành Về thăm xứ Huế chỉ mình anh Lăng vua hoa đại rơi đầy lối
Chen bóng cành hoa chỉ bóng mình.
(Về thăm xứ Huế)
Cảnh đượm một màu thiền. Con người như chen lẫn vào hoa lá, không hề làm khuấy động không gian thanh khiết yên tĩnh của thiên nhiên. Lòng người hẳn cũng không kém phần thanh tĩnh. Trong 3 tập Di cảo thơ, hoa xuất hiện rất nhiều: hoàng thảo hoa vàng, hoa giấy, hoa sữa, hoa chạc chìu, hoa gạo đỏ, hoa quỳnh, hoa nhài, sen trắng, sen hồng, hoa súng tím, phượng đỏ, bằng lăng, hoa lau, hoa mai, hoa dẻ vàng, hoa đỏ màu yên chi, hoa hồng vàng... Hoa làm đẹp cho đời, để thương để nhớ cho người.
Đã hoa nhài trắng còn sen trắng Mùa hè ơi, sao người khéo đa tình Đầy đường phượng đỏ, bằng lăng tím.
Khi thì hoa xuất hiện như một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. Cầm trên tay một cành hoa khô ta thấy mùi hương và năm tháng. Hiếm có nhà thơ nào lại dùng hoa để chỉ một khái niệm thời gian như thế này:
Gặp nhau như mùa sen Thoáng chốc mùa thu đến Tàn sắc trắng im lìm Những đài hoa bịn rịn.
(Sen)
Mới đọc ta sẽ lầm tưởng đây là bài thơ viết về hoa sen. Không có một chi tiết cụ thể nào về cuộc gặp gỡ. Nhưng người đọc vẫn có thể hình dung ra một cuộc gặp thật ngắn ngủi như mùa sen chẳng kéo dài, thoáng chốc thu đã đến, sen tàn. Cuộc gặp gỡ không chút ồn ào, một nỗi bâng khuâng lan toả, im lìm mà thấm thía, bao lưu luyến bịn rịn không nỡ chia xa. Chế Lan Viên có cảm tình đặc biệt với những loài hoa bình dị: hoa sen, hoa súng, hoa lau. Trong Di cảo cứ thoang thoảng một mùi hương dân dã, không nồng nàn mê hoặc mà vẫn khó quên. Không rực rỡ, chẳng kiêu sa, kể cả khi đã tàn, sen vẫn lặng thầm thơm thảo một mùi hương. Hoa có đẳng cấp hoa mà mùi hương không có nhưng hương sen - thứ hương đồng nội có thể “vượt tường vào tận cung vua. Đánh đổ các hoa khuynh quốc, khuynh thành trong ấy”. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên hay nhắc nhiều đến hoa sen:
Anh có cho tôi làm hoa sen không và trong lý lịch có bùn? Thân phận mà người ai chả có bùn đen?
Giết chết một mùi hương dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giết Nhưng vượt lên bùn sen cứ ngát hương sen.
(Hương sen)
Chế Lan Viên cũng là một đoá sen trong cuộc đời này, “vượt lên bùn sen cứ ngát hương sen”. Dù giản dị dân dã thì hoa sen vẫn là một thứ hoa
được nhiều người biết đến. Có lẽ hiếm có nhà thơ nào như Chế Lan Viên lại để cho hồn thơ mình đi lại với một loài hoa như bị lãng quên.
Ôi hoa lau đường máu Trắng làm chi anh buồn Giá được màu hoa tím Hẳn hồn nhẹ đau hơn.
(Hoa lau đường 9)
Song dù có thế nào chăng nữa cho đến tận cuối đời cây lau vẫn tự nguyện, vẫn mong muốn được đun thành lửa cho người ta thổi cơm hàng bữa. Buồn đấy, đau đấy, số phận mong manh, xác xơ trong gió bão cuộc đời nhưng vẫn có ích cho đời. Tự nhắc mình phải “ra khỏi sức hút của danh vọng, bản thân, tên tuổi. Trộn hạt giống anh vào trăm giống cao sang hay hèn hạ của đời”, muốn đổi Lời - phải đổi đời. Có khi cây lau chính là hình ảnh tượng trưng cho cội nguồn, cho đời thường dân dã mà ông khao khát được trở về:
Cho tôi về với cành lau vàng vọ
Đã lâu ta không nghe hồn lau gọi nữa Xa tiếng gió xào xạc
... Hoa lau ở đâu? Hồn lau ở đâu? Hồn ta ở đâu?
(Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh)
Âm thầm lặng lẽ, chịu đựng hết thảy sự lăng nhục của bùn, sự tàn bạo của sóng, thô bạo của thuỷ triều mà ngọc định hình. Hình ảnh viên ngọc tượng trưng cho sự kết tinh chắt lọc những tinh hoa tài năng tâm huyết của cả một đời thơ, một đời người:
Mỗi con trai nhả ngọc một lần thôi Viên ngọc đầu tiên cũng là viên sau chót
Đấy là nỗi đau và hạnh phúc của con người.
(Viên ngọc sau cùng)
Viết về cuộc sống bình dị đời thường Chế Lan Viên dành khá nhiều vần thơ viết về mẹ. Ông sử dụng những hình ảnh ẩn dụ để góp phần khắc họa thành công chân dung của người mẹ Việt Nam với tất cả tình yêu thương, tự hào và trân trọng. Có nhiều hình ảnh ẩn dụ về người mẹ đã tạo nên sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn người đọc. Qua hình ảnh cánh cò trắng bay hoài không nghỉ, dập dìu trong lời ru, câu hát ở bài thơ con cò toát lên tấm lòng bao la, tình thương niềm mơ ước của người mẹ đối với con:
Ngủ yên ! Ngủ yên ! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
(Con cò)
Vẻ đẹp bình dị, đời thường trong thơ Chế Lan Viên còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ của Chế Lan Viên
Nghìn lẻ một câu thơ viết ra Người ta quên cả một nghìn
May lẻ một người ta còn nhớ đời nhớ kiếp Nếu lẻ hai, lẻ ba, lẻ tư nữa thì may quá
Ấy thế mà đã được nghìn câu đâu, mong lẻ nỗi gì?
(Nghìn lẻ)
Trong Di cảo thơ Chế Lan Viên sử dụng nhiều ngôn ngữ đời thường, dân dã, tự nhiên như hơi thở, cảm xúc của nhà thơ.
Ở đời chết bởi bọn trung gian ấy Không trung mà lại gian
Tất cả vĩ nhân vào tay chúng nó Chả ma nào còn.
Chế Lan Viên đã tổng hợp nhiều nguồn ngôn ngữ quần chúng với tính chất tự nhiên, mộc mạc, bình dị, khỏe khoắn, sống động và nâng ngôn ngữ đời thường lên thành ngôn ngữ nghệ thuật. Trong Di cảo thơ Chế Lan Viên kết hợp khá nhuần nhuyễn hình ảnh đời thường với ngôn ngữ đời thường tạo nên một nét đẹp riêng của Thơ Chế Lan Viên. Đó chính là sự bình dị, đời thường của vẻ đẹp thơ Chế Lan Viên.