Chú ý khám phá bản chất phong phú vô tận của cuộc sống

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Chú ý khám phá bản chất phong phú vô tận của cuộc sống

Hơn nửa thế kỷ qua, thơ Chế Lan Viên luôn là đối tượng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Thơ ông cũng giống như cuộc đời của ông vậy, rất phong phú, đa dạng, nhưng cũng không kém phần phức tạp. Đọc Di cảo thơ, ta thấy tư duy thơ của Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với đời sống, Ông chú ý khám phá sự phong phú vô tận của cuộc sống. Thơ Chế Lan Viên không dừng lại ở xúc cảm, ở bề ngoài của sự vật hiện tượng cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ muốn khám phá sự vật "ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa".

Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng, và bằng tưởng tượng, liên tưởng, mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối tương quan từ đó làm nảy lên những ý nghĩa sâu sắc. Cuộc sống hiện ra trong thơ Chế Lan Viên, vì thế không chỉ như nhà thơ

xúc cảm về nó, mà còn - và điều này quan trọng hơn - như nhà thơ suy nghĩ về nó:

Như cốm mùa thu nằm mát giữa tờ sen Mầu xanh của nắng trời chừng dịu lại Những yêu thương của lòng tôi, không gói Trong lá thơ vừa hái ở đời bên.

(Như cốm mùa thu)

Cuộc sống đi vào trong thơ vì thế mà ít đi phần nào cái cụ thể, chi tiết, sinh động, cái "non tơ" tươi tắn của nó, nhưng lại được làm giàu thêm ở một phía khác ở sức khái quát triết lý, ở sự hư ảo biến hóa, ở sự đa diện và đa dạng của các điểm nhìn, của các quan hệ...

Tro bao giờ cũng tồn tại lâu hơn lửa

Lửa hoan lạc một giây, tro cay đắng một mùa.

(Tro và lửa)

Để khám phá chất phong phú đa dạng của cuộc sống, Chế Lan Viên đã huy động vào trong công việc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, triết lý và một vốn văn hóa, tri thức phong phú, nhiều mặt. Do cách nhìn ấy, thơ Chế Lan Viên không thiên về cảm xúc, cảm giác mà thâm nhập vào bề sâu và các bình diện của mỗi sự vật, hiện tượng, đặt nó trong nhiều mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ, gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc. Mỗi ý thơ, mỗi hình tượng thường được tác giả lật đi lật lại, để xem xét các mặt của nó, được đẩy tới tận cùng bằng cách đào sâu, mở rộng, đối sánh với các sự vật và hiện tượng khác. Vì thế thường bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên những cách khai triển tứ thơ như:

Em đi như chiều đi Gọi chim vườn bay hết Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc Em ở, trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh tre.

(Tình ca ban mai)

Năng lực khái quát đi liền với thiên hướng triết lý là một phương diện cơ bản làm nên sức hấp dẫn trí tuệ của thơ Chế Lan Viên. Triết lý ở thơ Chế Lan Viên vừa dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm, vừa dựa vào trí tuệ sắc sảo, thông minh, và vốn tri thức văn hóa phong phú, vô tận của cuộc sống. Cố nhiên, những triết lý trong thơ chỉ có thể đạt được hiệu quả tối đa khi nó là kết quả tổng hợp của cả trí tuệ và trải nghiệm cả suy nghĩ và cảm xúc.

Anh yêu cây bàng trụi lá mùa đông chỉ còn đất lõi Cái rét già lọc hết lá vàng đỏ chói

Để trơ cành

Cái rét thâm nghiêm, cái rét bạo tàn Để lại những thân bàng triết học Một nền triết sẵn sàng nảy lộc Sẵn sàng thơ, xanh một lúc xuân về.

(Cây bàng)

Tư duy thơ của Chế Lan Viên đặc biệt nhạy bén trong sự phát hiện những tương quan đối lập. Nhà thơ nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt các hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú thẩm mỹ bất ngờ.

Người ta chỉ biết màu sen anh đỏ rực Còn nỗi buồn hoa súng biết cho đâu.

(Hoa súng)

Chế Lan Viên khám phá cuộc sống bằng trí tuệ sắc sảo ở trong thơ Chế Lan Viên việc gắn năng lực sáng tạo với hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng.

Có thể nói, Chế Lan Viên cảm nhận, suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa - sức mạnh của thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và hình.

Đã hoa nhài trắng, còn sen trắng Mùa hè ơi, người khéo đa tình

Đầy đường phượng đỏ, bằng lăng tím Vẫn chọn cho lòng sắc trắng trinh.

(Hoa trắng)

Khám phá chất phong phú đa dạng của cuộc sống Chế Lan Viên không tô vẽ, không thi vị hoá cuộc sống:

Nhớ biển miền Trung tiếng gió đùa Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa Nhớ chao ôi nhớ ! Trời xanh thế ! Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa !

(Nhớ tuổi thơ)

Tư duy và cảm xúc thơ Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với đời sống, cách xử lý riêng với đề tài. Thơ ông không lệ thuộc vào cái cụ thể của hiện thực nên thường ít những chi tiết của thực tế trong nguyên dạng sống động của nó. Nhưng bù lại sự thiếu hụt đó, nhờ sự giàu có của tâm hồn, Chế Lan Viên lại làm phong phú thêm cho cuộc sống ở một phía khác. Thông minh sắc sảo, khả năng liên tưởng tưởng tượng phong phú, Chế Lan Viên thường phát hiện ra những mạch ngầm liên kết trong các sự vật hiện tượng:

Gặp nhau như mùa sen Thoáng chốc mùa thu đến Tàn sắc trắng im lìm Những đài hoa bịn rịn.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w