7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Sử dụng thường xuyên biện pháp đối lập tương phản
Tư duy thơ của Chế Lan Viên đặc biệt nhạy bén. Ngay những ngày đầu sáng tác Chế Lan Viên đã thường xuyên sử dụng biện pháp đối lập - tương phản. Bởi lẽ, nhà thơ nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt các hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú thẩm mỹ bất ngờ. Khai thác các tương quan này là phương thức phổ biến để tạo ý và cấu tứ trong thơ Chế Lan Viên, nó cũng là một hình thức quan trọng để sáng tạo và liên kết các hình ảnh thơ. Thường gặp trong
thơ Chế Lan Viên là các mối tương quan giữa các phạm trù quá khứ và hiện tại, dân tộc và nhân loại, nội dung và hình thức, chủ thể và khách thể, còn và mất... Cũng rất phổ biến trong thơ Chế Lan Viên là những hình ảnh đối lập, chuyển hóa như: Xưa phù du mà nay đã phù sa, Người dưới vực sâu vẫn cứu kẻ trên bờ. Khai thác biện pháp đối lập - tương phản không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật mà đã trở thành một nét đặc trưng của tư duy thơ, chi phối cái nhìn nghệ thuật của Chế Lan Viên. Với kết cấu đối lập, thế giới trong tư tưởng Chế Lan Viên hiện ra với những mặt đa dạng, vừa tương phản, vừa bổ sung, luôn luôn vận động, làm cho bài thơ tăng ý nghĩa triết học, đi dần về phía chân lí, mang tính phổ quát cao.
Có những bài thơ anh đang phát ra Có bài ngược lại. Nghĩ sâu vào.
(Ra - vào)
Có những bài thơ mà Chế Lan Viên sử dụng biện pháp đối lập - tương phản đã đem lại một giá trị hết sức đặc sắc. Chẳng hạn như là bài thơ Cuộc chiến là một ví dụ. Suy tư của Chế Lan Viên dù ở góc độ nào cuối cùng cũng toát lên một tấm lòng gắn bó sâu sắc với cuộc đời, một trách nhiệm lớn lao động sáng tạo chân chính. Ông quan niệm cuộc sống là là sự đấu tranh giằng co quyết liệt giữa sự sống và cái chết:
Cuộc chiến tranh màu trắng của tâm hồn Tuyết nhắm tuyết chia phe mà đối chọi Tuyết này đòi tan, tuyết kia tồn tại
Phía chấp nhận hóa bùn, phía kỳ vọng cỏ xanh non.
(Cuộc chiến)
Cuộc chiến trong tâm hồn con người luôn âm thầm, lặng lẽ nhưng không kém phần quyết liệt. Vì cuộc đời luôn đặt chúng ta trong thế phải lựa chọn, lựa chọn giữa cái được và cái mất, cái tốt và cái xấu, cái thấp hèn và cái cao cả, lý tưởng và phi thực tế, hạnh phúc và khổ đau… Tất cả, tất cả đều có
thể qui về cuộc đấu tranh giữa hai mặt trong cuộc sống Tồn tại hay không tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề Tồn tại hay không tồn tại ở đây, không phải hiểu theo kiểu lô gích thông thường mà phải hiểu thao nghĩa hình tượng, nghiêng về đời sống tinh thần, đời sống tâm linh.
Biện pháp đối lập- tương phản được Chế Lan Viên sử dụng khá nhiều trong ba tập Di cảo thơ. Mỗi bài thơ của Chế Lan Viên đều mang tính thế sự và triết lý cao.
Vì anh không có mật Cho nên anh hóa ruồi Vo ve quanh tổ mật Để tìm đường quấy hôi …
Mật ít và ruồi nhiều Ong là loài khá hiếm
(Ruồi và mật)
Là một nhà thơ quen nhìn sự vật từ hai bề đối lập - tương phản, Chế Lan Viên phát hiện và nắm bắt nhanh hơn, sâu sắc hơn những quy luật, chân lí của đời sống. Đặc điểm ngắn gọn, hàm súc với tính khái quát cao của các bài thơ tứ tuyệt đã yêu cầu nhà thơ sử dụng kết cấu đối lập không chỉ như một nét đặc sắc của phong cách cá nhân mà là sự cần thiết của phong cách thể loại. Đặc điểm này của thể loại đã gặp gỡ nét phong cách ưa triết lí của nhà thơ, tạo nên những thăng hoa trong sáng tạo với tỉ lệ thành công cao. Các phạm trù đối lập được sử dụng khá nhiều: thật - giả, thực - hư, có - không, hữu hạn - vô cùng, trắng - đen, sáng - tối, ẩn - hiện, lạnh lẽo - nồng nàn, im lặng - xôn xao, thiên giới - trần gian, thoát tục - đời phàm…
Trái tim sinh thời nào thì méo thì tròn theo thời ấy Chắc hẳn người thời sau sẽ chê tròn chê méo trái tim ta.
Việc sử dụng biện pháp đối lập - tương phản Chế Lan Viên thường dựa trên sự tổ chức các ý thơ, cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ: hai tư tưởng siêu hình và duy vật, vị nghệ thuật và vị nhân sinh, hình ảnh quen mà lạ tro tàn-lửa đỏ
nhưng lại mang tính triết lý rất cao.
Tro bao giờ cũng tồn tại lâu hơn lửa
Lửa hoan lạc một giây, tro cay đắng một mùa.
Anh thiêu tất cả quá khứ thành ra nắm tro là thơ đấy Và thiêu hồn anh sau này không là lửa, lại là tro.
(Tro và lửa)
Với việc sử dụng khá thành công biện pháp đối lập - tương phản, Chế Lan Viên đã khái quát được những vấn đề phức tạp thuộc tầm nhận thức triết học về nhân sinh quan cuộc sống. Ông kiểm nghiệm lại cuộc đời mình và để lại cho thế hệ tiếp theo những bài học quí báu về cuộc sống. Đúc kết chắt lọc hiện thực cuộc đời thành lý luận không những làm cho thơ Chế Lan Viên có sức sáng tạo nghệ thuật cao mà thơ ông còn có tầm khái quát, suy nghĩ triết lý sâu xa. Chính nhờ biện pháp đối lập - tương phản mà ý nghĩa và bản chất được đề cập tới trong thơ được làm sáng tỏ.