Xây dựng tứ thơ từ những câu chuyện đơn sơ của đời sống sinh hoạt

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 103 - 107)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Xây dựng tứ thơ từ những câu chuyện đơn sơ của đời sống sinh hoạt

hoạt

Di cảothơ được tác giả sáng tác vào giai đoạn cuối đời cho nên toàn bộ tư duy thơ gần như hoàn toàn hướng nội, tập trung phản ánh những suy tư, trăn trở, day dứt của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống. Từ những câu chuyện đơn sơ trong sống sinh hoạt hằng ngày Chế Lan Viên đưa vào thơ và đem đến cho người đọc cảm giác gần gủi, tự nhiên mà rất nên thơ.

Về Tả Thanh Oai quê vợ Cả gia đình ngồi trên xe ngựa Như là Digan!

Nắng reo trên đầu các con Cây chạy đón ta hai bên đường.

(Về Tả Thanh Oai)

Ta có thể thấy thơ Chế Lan Viên sau 1975 không hoàn toàn giống trước. Thơ không còn thiên về cái hào hùng mà thiên về cái văn xuôi đời thường với nhiều cay đắng hóm hỉnh như Gửi Trạng Thông họ Hoàng, Đôi giày chật, Về Tả Thanh Oai…Có những lúc bất lực không hiểu nổi dòng chảy xiết của lịch sử, sự biến đổi nhanh chóng của cuộc đời. Chế Lan Viên xây dựng tứ thơ từ những trò chơi hàng ngày như:

Mỗi ngày

Cùng với mặt trời mọc theo tiếng gà Ta xóc chia lại ván bài ta

Cho khác ngày hôm trước Ta ù ván này ta bày ván khác.

(Đánh bài) Hay

Cái trò chơi quái quỷ

Tay cầm kim tay cầm sợi chỉ

Vừa chạy vừa khâu không một phút dừng Chạy một đời rụng hết cả tuổi thanh xuân.

(Xâu kim)

Xâu kim, Đánh bài những trò chơi tiêu khiển, tuy nhiên với tài hoa của mình Chế Lan Viên vừa mô tả trò chơi nhưng thông qua đó ông đúc kết lại kinh nghiệm của cuộc đời của mình.

Suy tư về quá khứ Chế Lan Viên lại cảm nhận đến những việc làm của những con người tưởng chừng như Một người thường nhưng lại có những nghĩa cử hết sức cao đẹp. Bằng hình ảnh anh nông dân lặng lẽ đi tìm đồng đội, nhằm làm vơi đi phần nào nỗi đau mất mát cho hàng trăm thân nhân liệt sĩ trong đó có bản thân mình Chế Lan Viên thể hiện một trách nhiệm cao cả với những đồng đội một thời hy sinh cho lý tưởng cao cả:

Người nông dân bốc mộ cho hàng ba trăm thương binh Xác anh em và xác con mình

Anh xếp trên giường nhà anh như họ nằm ngủ.

(Một người thường)

Một công việc mà tất cả chúng ta điều sửng sốt và hoàn toàn kính phục. Con người bình thường ấy đã tỏa lấp lánh vẻ đẹp cao thượng của lòng nhân nghĩa.

Con vào trường không có chỗ Đến bệnh viện không tiền Ra đường không ai nhớ Về làng người ta quên.

(Một người thường)

Thông qua lời thơ không chỉ là nỗi niềm cảm thông của nhà thơ, mà còn ngợi ca về một con người bình thường cao đẹp, mà còn đặt ra một vấn đề rất lớn đó là giải quyết sự công bằng cho xã hội. Mô tả cuộc sống đời thường Chế Lan Viên xót xa cho những cảnh đời bất hạnh:

Ngồi bán quán ven đường nuôi đàn con nhỏ.

(Ai? Tôi!)

Để rồi con người phải chen chút giữa bụi đời, cuộc sống:

Ngồi giữa cá tôm, trong xe buýt, xe lam đầy bụi.

(Đổi đời)

Cuộc sống khó khăn, vị trí nhà thơ lại mất giá, hơn sáu mươi năm hết mình cho sự nghiệp dân tộc, sự nghiệp thơ văn. Nhà thơ chỉ một mong ước nho nhỏ để tiếp tục công việc “bếp núc” của mình, Chế Lan Viên hóm hỉnh mô tả:

Sáng ta viết ngoài sân Nhờ cây cho bóng mát Trưa, ăn cơm dưới thềm Mồ hôi có gió quạt.

(Nhà không trần)

Trước những khó khăn của thời cuộc, Chế Lan Viên không quên những người bạn, những món đặc sản khoái khẩu cùng với chén rượu. Những chi tiết thường ngày đi vào thơ ông rất hay và hóm hỉnh:

Ông thì hay say Tôi thì quá tỉnh

Mà ông đằm tính Tôi thì hay gây

Thiên hạ người người yêu ông Tôi, thiên hạ ghét

Thịt cầy hầm với mẻ Thịt vịt chấm muối gừng Mực nướng nướng thơm lừng Bánh đa rồi rượu đế...

Nâng chén lên lễ mễ

(Gửi trạng Thông họ Hoàng) Ngoài ra, Chế Lan Viên còn nhìn thiên nhiên và cuộc sống thanh bình bằng cặp mắt đắm đuối, hạnh phúc:

Cánh đồng bình yên, ngồn ngộn cỏ non tơ Hoa như nghiêng xuống cỏ như chờ Châu Âu thanh bình, châu Âu hạnh phúc Mà ngọn cỏ cũng đầm đìa sắc dục

Và cành hoa tận hưởng sắc hương mình.

(Chiều châu Âu)

Đọc thơ Chế Lan Viên ta bắt gặp hiện tượng thơ như là nhật ký của một con người. Những ngày cuối đời ông đi thăm lò hoả táng, quan sát nó vận hành. Nghĩ đến sự kết thúc của đời người thấy nó ghê ghê. Nhưng ngẫm lại, đó cũng là công việc của đời thường, chuyên cần nhịp nhàng:

Sáng đưa xác vào, trưa lấy xương ra Đều đặn như bánh vào lò

Mỗi ngày hai suất.

Rõ ràng tâm hồn Chế Lan Viên là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và đắm say trước cuộc sống đời thường. Ông cảm nhận một cách sâu sắc hiện thực để rồi thể hiện một cách độc đáo vào thơ mình.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 103 - 107)