Chọn giọng điệu hoặc chua chát hoặc thản nhiên

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 121 - 132)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.4.Chọn giọng điệu hoặc chua chát hoặc thản nhiên

Nguyễn Bá Thành trong bài Đọc hai tập Di cảo thơ có nhận xét giọng thơ trong Di cảo là “là giọng thơ đơn lẻ, não nùng có phần chua chát” [5, 361]. Một cung bậc trầm, rất thâm, như một thứ âm thanh thì thào, có khi đứt quãng, có khi lại rất thản nhiên. Khi chiêm nghiệm về cuộc đời, thơ Chế Lan Viên mang âm sắc đa dạng, có chua chát, hoài nghi, cả cay đắng, dỗi hờn lẫn bao dung thanh thản, tin yêu. Nói chung chất giọng ấy gần với đời thường mà chúng ta đang sống và cảm nhận. Luận về phép chữa cái đau thương Chế Lan Viên viết.

Người ta đau gì đây? Đau cái kiếp người Không phải kiếp đá - kiếp mây - kiếp chó.

(Thuốc)

Trong câu thơ, người đọc như thấy nỗi đau bất mãn của người làm thơ trước kiếp người đa đoan, phức tạp. Nhà thơ chua chát, cay đắng cho thế thái nhân tình:

Trong lễ đón người đến tự Thiên Hà Anh bị gạt ra

Vì không cấp bậc Lương anh quá thấp Lại không bằng cấp

Đôi lúc Chế Lan Viên xem cuộc đời là một trò chơi, cuộc sống là một trò chơi, là một vở kịch mà ở đó luôn có người làm đạo diễn:

Mỗi ngày anh đạo diễn vở kịch đời anh không thứ lớp

Đều anh cả

Không màn phông chỉ có trái tim nhứt buốt.

(Đạo diễn)

Dù ở góc độ nào số phận con người, nhà thơ cũng được nói bằng giọng điệu trầm lắng, đa buồn, chua xót vì thời cuộc. Trong thế giới của vật chất sặc sỡ, ồn ào, nhà thơ càng ngán ngẩm khi đánh giá về số phận:

Giờ là thế giới của xe cúp, ti vi, phim màu ngũ sắc Của quyền lực tuổi tên đốp chát

Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng.

(Thời thượng)

Vai trò và vị trí cao đẹp của nhà thơ trước đây đã nhường chỗ cho vị trí khiêm tốn của đời thường, của bao điều nghịch lý:

Anh là kẻ rất thấp mà, là chổi thôi mà

Sao lại bắt anh quét trời như những chùm sao.

(Làm sao)

Nếu trước đây Chế Lan Viên ước nguyện và phấn đấu để trở thành nhà thơ chiến sĩ, thơ mình thành vũ khí thì nay ông chợt cay đắng nhận ra:

Tôi chưa có câu thơ nào

Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ

Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

Ôi văn chương có lỗi với bao người.

Thời đại đã đổi thay, nếu nhà thơ không chịu đổi mới cách nhìn, cách cảm thì mãi mãi anh ta chỉ là nhà thơ “cuối mùa” là “nhà thơ điếc” muốn đem “gậy chống trời”:

Những thi sĩ già đi quanh cái cây danh vọng già nua Lượm tên tuổi mình rụng quanh gốc già như quả khế chua Lượm cái hào quang cũ héo non như chùm táo rụng

Họ ăn cái miếng ngon một thời danh vọng Ngon thay là cái quả cuối mùa.

(Cuối mùa)

Có châm biếm, chế diễu người thì cũng chính là tự diễu mình để rồi nhắc mình: Không thể viết như cũ, nhìn đời và nhìn người như cũ được nữa. Vậy muốn thay đổi, nhà thơ phải bắt đầu từ đâu? Từ hình thức hay từ nội dung - tư tưởng. Qua chiêm nghiệm, đúc kết cả cuộc đời, Chế Lan Viên khẳng định:

Ngồi giữa cá tôm, trong xe buýt, xe lam đầy bụi Ra khỏi sức hút của danh vọng, bản thân, tên tuổi

Trộn hạt giống anh vào trăm giống cao sang, hèn hạ của đời Nghĩ sâu vào trong cái đang sống bên ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rồi từ đấy mới đẻ ra thơ như Đức Chúa trời Hôi hám thế mới thực tình là Chúa

Muốn đổi lời ư? Anh phải đổi đời.

(Đổi đời)

Khi viết về số phận con người đôi lúc Chế Lan Viên sử dụng giọng thơ thản nhiên đến sắc lạnh:

Hạnh phúc đến thình lình và ở thế đơn côi Còn tai ương thì dồn dập đánh vu hồi.

Khi nghĩ đến sự sống và cái chết Chế Lan Viên thường sử dụng liên tưởng rất thản nhiên:

Sáng đưa xác vào trưa lấy xương ra Đều đặn như bánh vào lò

Một ngày hai suất.

(Lò thiêu)

Bằng niềm tin vào trí tuệ và tài hoa của mình, Chế Lan Viên khẳng định tài năng và cống hiến của mình cho đời. Tuy đôi lúc thơ của ông có chút ngậm ngùi nhưng vẫn toát lên vẻ thản nhiên thanh thản rất nhẹ nhàng và chính những vần thơ này đã khẳng định điều đó:

Anh tồn tại mãi

Không bằng tuổi tên mà như tro bụi Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.

KẾT LUẬN

1. Thơ Chế Lan Viên sau 1975 đã chủ động đổi giọng Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm. Những bài thơ giọng sang sảng, âm vang như hịch, cáo được thay thế bằng những bài thơ giọng thâm trầm, day dứt trong tâm sự và tâm niệm, kèm những lời tự vấn, răn mình và nhắn đời. Chế Lan Viên độc thoại và đối thoại, tự vấn và sám hối. Những vần thơ của Chế Lan Viên trong Di cảo có cách thể hiện như đang trò chuyện, đang lập luận, bình dị, bình dân, nhiều khi mang sắc thái hóm hỉnh pha chút trào lộng, đôi lúc chua chát hoặc thản nhiên. Nhưng âm hưởng chung vẫn là sự tiếp tục một phong cách thơ độc đáo, đặc sắc, xa rộng, liên tưởng, triết lý, thế sự, nhạy bén, tinh tế trong cảm nhận đời sống thực tại.

2. Nghiên cứu về cảm hứng triết lý và thế sự trong thơ Chế Lan Viên sau 1975, chúng ta hiểu thêm về Chế Lan Viên ở chiều sâu tâm trạng. Ông chân thành giãi bày những điều thầm kín của đời mình. Chúng ta phải đặt Di cảo thơ trong hoàn cảnh đặc biệt, cụ thể của tác giả. Đó là thời gian cuối đời, lúc ông đang lâm trọng bệnh. Chế Lan Viên nói về nỗi buồn, sự cô đơn, về sự nhỏ bé hữu hạn của con người trước bao la vô tận của Vũ trụ. Ông đã giãi bày cho ta thấy góc khuất của cuộc đời ông. Trước lúc ra đi, Chế Lan Viên bộc bạch hết với đời, với thơ, với bạn đọc. Cái đẹp đẽ và lớn lao nhất mà mà Chế Lan Viên để lại cho đời là những vần thơ, những bài thơ lung linh như ngọc được kết tinh bằng hơi thở, những giọt máu cuối cùng của đời ông, là bài học quý giá về một tấm gương lao động, sáng tạo nghệ thuật, là sự trân trọng và gắn bó sống chết với con người và cuộc sống.

3. Đời thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khúc quanh. Ông từng là một thi sĩ lãng mạn, một thi sĩ chiến sĩ, và cuối đời, ông là một thi sĩ triết nhân, khép mình lại, ẩn mình đi, lấy ngay cái bóng của mình mà đối diện đàm tâm về đời, về thơ. Bao quát hơn, ông là một nhà thơ con người,

suối đời đi tìm khuôn mặt mình, bản ngã mình, để rồi sau đó, như một câu thơ ông tìm phiên bản nào rồi anh cũng đốt đi. Dù ông thể hiện mặt nào thì con người ông vẫn thể hiện một tính cách riêng, một cá tính sáng tạo mạnh mẽ và độc đáo. “Một con người luôn sống hết mình cùng thời đại và luôn chinh phục những đỉnh cao sáng tạo”. Kết thúc luận văn này chúng tôi mượn lời thư của ông Trương Tấn Sang gửi cho hội thảo khoa học Chế Lan Viên trong nền văn hóa dân tộc để viết về ông: “Nhà thơ- chiến sĩ cộng sản Chế Lan Viên- cuộc đời và sự nghiệp của một con người hiến dâng tất cả cho Tổ quốc và thi ca, một con người đạo đức thanh khiết, một sự nghiệp thi ca giàu đức tin và lẽ sống cao đẹp, cuộc đời và sự nghiệp cao quý ấy chấm một nét son trong đời sống văn hóa của dân tộc và khích lệ chúng ta hôm nay sống thật đẹp vì Tổ quốc, vì nhân dân, và mãi mãi khích lệ các thế hệ nối tiếp đời sau”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (1995), "Chế Lan Viên, một bản lĩnh, một tâm hồn thơ phong phú, đa dạng, bí ẩn", Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

2. Phan Thị Vàng Anh (1995), "Cha tôi", Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh (1979), "Thơ chống Mỹ - tiếng nói thống nhất những phong cách đa dạng, giàu sức phát triển", Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Vũ Tuấn Anh (biên soạn, 2007), Chế Lan Viên - Về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Lại Nguyên Ân (1993), "Cuộc cách mạng của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ tiếng Việt", Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Bùi Văn Bổng (1995), "Sâu nặng với tình đời, trọn nghĩa với thơ”, Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

8. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

9. Huy Cận, Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10.Hoài Chân (1993), "Về cái buồn của thơ mới", Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.Xuân Diệu (1995), "Đọc Ánh sáng và phù sa", Chế Lan Viên người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

13.Lê Tiến Dũng (1996), "Loại hình câu thơ của Thơ mới", Văn học, (1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14.Phan Huy Dũng (1994), "Thiên nhiên như một biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Thơ mới", Văn học, (6).

15.Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc (2008), Thơ mới trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16.Trần Thanh Đạm (1993), “Những vần thơ triết lý của Chế Lan Viên qua những trang di cảo”, Văn nghệ, (36).

17.Nguyễn Lâm Điền (2010), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học,Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.

18.Hà Minh Đức (1979), “Chế Lan Viên”, Nhà văn Việt Nam (1945-1975) Tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

19.Khổng Đức, “Đọc thơ Chế Lan Viên”, Kiến thức ngày nay, (53).

20.Hồ Thế Hà (1997), “Chế Lan Viên và những trang di cảo”, Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hóa, Huế.

21.Hồ Thế Hà (1997), “Những quan niệm nghệ thuật đặc sắc của Chế Lan Viên”, Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hóa, Huế.

22.Hồ Thế Hà (1997), “Tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên”, Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hóa, Huế.

23.Hồ Thế Hà (1997), “Hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”, Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hóa, Huế.

24.Hồ Thế Hà (1998), "Điêu tàn", niềm bi hận của Chế Lan Viên”,Văn học, (11). 25.Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học hiện

thực phương Tây thế kỷ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

26.Nguyễn Văn Hạnh (1995), "Thơ Chế Lan Viên", Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

27.Đỗ Đức Hiểu (1993), "Thơ mới - cuộc nổi loạn của ngôn từ thơ", Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28.Đoàn Trọng Huy (1993), "Khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên sau 1975", Văn học, (16).

29.Đoàn Trọng Huy (1994), Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1975, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội.

30.Đoàn Trọng Huy (1996), "Tính dân tộc và tính hiện đại trong thơ Việt Nam (qua thơ Tố Hữu và Chế Lan Viên), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

31.Đoàn Trọng Huy (2006) “Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

32.Tố Hữu (1981), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.

33.Nguyễn Quốc Khánh (1999), "Sự đổi mới quan niệm về thơ của Chế Lan Viên qua Di cảo thơ", Văn học, (5).

34.Nguyễn Quốc Khánh (2000), Thi pháp thơ Chế Lan Viên, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. 35.Lê Đình Kỵ (1989), Thơ mới những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ

Chí Minh.

36.Phong Lan (biên soạn, 1995), Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu,

Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

37.Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 38.Phong Lê (1976), Văn và người, Nxb Văn học, Hà Nội.

39.Ngô Thái Lễ (2010), Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên, Luận văn thạc sĩ.

40.Phạm Quang Long (1993), "Sự trở về cái tôi - một đóng góp của thơ lãng mạn", Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41.Nguyễn Lộc (1995), “Chế Lan Viên và những tìm tòi trong nghệ thuật thơ”,

42.Nguyễn Đăng Mạnh ((1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43.Nguyễn Đăng Mạnh (2000), "Chế Lan Viên và cái ách nặng văn chương",

Văn học, (4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44.Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

45.Trần Hồng Minh (2003), Văn học từ những góc nhìn riêng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

46.Nguyễn Xuân Nam (1985), “Lời giới thiệu”, Tuyển tập Chế Lan Viên (tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội.

47.Nguyễn Xuân Nam (1990), “Lời giới thiệu", Tuyển tập Chế Lan Viên (tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội.

48.Phan Ngọc (1993), "Ảnh hưởng văn học Pháp tới văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945", Văn học, (4).

49.Nguyễn Xuân Nam (2001), Chế Lan Viên trí tuệ và tài hoa, Nxb Đà Nẵng. 50.Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1965), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể

loại, Nxb Văn học, Hà Nội.

51.Nhiều tác giả (1976), Tuyển tập thơ Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

52.Nhiều tác giả (1985), Thơ Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Văn học, Hà Nội. 53.Lê Lưu Oanh (1996), "Những dấu hiệu của chủ nghĩa hiện đại trong thư

trữ tình Việt Nam sau 1975", 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

54.Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

55.Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại (tập 1), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

56.Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

57.Ngô Văn Phú (1993), "Suy ngẫm về phong trào Thơ mới trong thơ ca hiện đại Việt Nam", Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

58.Nguyễn Thái Sơn (19950, "Chế Lan Viên và Di cảo thơ", Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

59.Trần Đình Sử (1993), "Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam",Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 60.Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 61.Trần Đình Sử (1996), "Văn học Việt Nam 1945 - 1975 trong tiến trình văn

học dân tộc thế kỷ XX", 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

62.Trần Đình Sử (2000), “Mỹ học của Chế Lan Viên", Chế Lan Viên giữa chúng ta, Nxb Giáo dục, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.

63.Hoài Thanh, Hoài Chân (1968), Thi nhân Việt Nam, Nxb Hoa Tiên, Sài Gòn. 64.Nguyễn Bá Thành (2009), Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

65.Lê Quang Thiều (2000),"Cảm tưởng khi đọc Chế Lan Viên", Chế Lan Viên giữa chúng ta, Nxb Giáo dục, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.

66.Đỗ Lai Thúy (2009), “Chế Lan Viên - Tháp chàm bốn mặt”, Bút pháp của ham muốn, Nxb Tri thức.

67.Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 68.Lê Quang Trang, La Yên (biên soạn, 2000), Chế Lan Viên giữa chúng ta,

Nxb Giáo dục, Trung tâm nghiên cứu Quốc học.

69.Nguyễn Nguyên Trứ (1991), Thơ và thẩm bình thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 70.Chế Lan Viên (1937), Điêu tàn, Nxb Thái Dương, Hà Nội.

72.Chế Lan Viên (1960), Ánh sáng và Phù sa, Nxb Văn học, Hà Nội.

73. Chế Lan Viên (1967), Hoa ngày thường, chim báo bão, Nxb Văn học, Hà Nội.

74.Chế Lan Viên (1972), Những bài thơ đánh giặc, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 121 - 132)