Suy tư về ý nghĩa đích thực của nghệ thuật

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 74 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Suy tư về ý nghĩa đích thực của nghệ thuật

Chế Lan Viên là người sáng tác có quan niệm rất rõ ràng về nghệ thuật. Ngay từ lúc bắt đầu cầm bút, nhà thơ có ý thức về thiên chức nghệ sĩ. Tựa Điêu tàn được coi như tuyên ngôn về thơ. Sau Cách mạng thay đổi đời, thay đổi thơ, Chế Lan Viên lại có quan niệm mới về thơ, có tuyên ngôn mới về thơ, đến Di cảo thơ ông lại Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ, thơ về thơ, nghề của chúng ta, Cờ lao Đinh Bộ Lĩnh... có thể nói trong cuộc đời làm nghệ thuật Chế Lan Viên là một nhà thơ có rất nhiều bài thơ viết về thơ, rất nhiều bài viết phê bình, tiểu luận, lời tựa về thơ. Không chỉ phát biểu quan niệm về lý thuyết mà chính ông đã phấn đấu suốt cả cuộc đời thơ để thể hiện quan niệm ấy trong thực tiễn sáng tác và trong phê bình thơ. Vì vậy, Chế Lan Viên đã được nhiều người thừa nhận là “nhà vô địch” về các tuyên ngôn thơ, cả trong lý luận và sáng tác. Suốt cuộc đời cầm bút trải dài hơn nửa thế kỷ, từ Điêu tàn qua Ánh sáng và phù sa,

Hoa ngày thường, chim báo bão… đến Di cảo thơ, hầu như tập nào Chế Lan Viên cũng có những bài thơ, những đoạn thơ, câu thơ viết về thơ và nghề thơ. Nghiên cứu ba tập Di cảo thơ ta có thể tập hợp thành một hệ thống lý luận về thơ bằng thơ, trong số đó quan trọng và tập trung nhất là mảng Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ, Thơ thơ... Nếu nhìn một cách khái quát, có thể nhận thấy rõ trong Di cảo thơ quan niệm về thơ của Chế Lan Viên đã có nhiều thay đổi, thậm chí có những quan niệm đối lập với thời kỳ trước.

Trước hết, là vị trí và trách nhiệm của nhà thơ. Gắn bó mật thiết với cuộc đời, với những gì bức thiết nhất của đông đảo công chúng, ấy là vị trí và trách nhiệm của nhà thơ mà Chế Lan Viên xác định từ rất sớm. Bài nguồn thơ của tôi đã chứng tỏ điều đó. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Chế Lan Viên biết bao sung sướng tự hào khi lãnh sứ mạng vinh quang của một nhà thơ - chiến sĩ:

Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

Bên những chiến sỹ ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?) Đến Di cảo thơ trở lại đời thường, vị trí của nhà thơ trở nên thật khiêm tốn:

Tôi chỉ là một nhà thơ cưỡi trâu Đánh giặc cờ lau…

Đã lâu không nghe hồn lau gọi nữa Chỉ nghe danh vọng ầm ào,

Vinh quang xí xố…

(Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh)

Trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động phức tạp, có lúc Chế Lan Viên phẫn uất, đau xót: Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng. Tuy nhiên, với Chế Lan Viên ông luôn luôn nghĩ về trách nhiệm của một nhà thơ, đó là tư tưởng nhất quán trong thơ ông.

Là nhà thơ, anh sống nơi này mà nghĩ đến nơi kia Nơi trên biên giới bây giờ đang chảy máu

Nơi những nhà đang thiếu gạo

Khác nơi đây anh yên ổn cùng gia đình.

Đề cập đến thơ, trước đây ông thường đề cao, khẳng định và ước mong thơ mình thành Tiếng sáo thổi lòng thời đại/ Thành giao liên dẫn dắt đưa đường thì nay ở những năm tháng cuối đời, chạy đua với thời gian, vật lộn với bệnh tật, ông thật sự xót xa, cay đắng nhận ra:

Tôi chưa có câu thơ nào

Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ

Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

Hay:

và:

Nghìn lẻ câu thơ viết ra Người ta quên cả một nghìn

rồi:

Chữ nghĩa thơ anh, nước ốc nhạt phèo…

Nghĩ về thơ Chế Lan Viên tâm niệm phải coi việc làm thơ là một nghề, và phải được xã hội công nhận, muốn vậy người nghệ sĩ phải có trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình với hiện thực và với bạn đọc.

Nếu làm thơ phải có hồn thi sĩ

Sao làm thơ không có nghề như thợ nhỉ? Nghề đếm lá, nghề trồng sao, nghề tát bể, Nghề dịch vụ tinh thần... thế... thế

Ba sáu vạn nghề ta phải kể: nghề thơ.

(Thơ về thơ)

Chế Lan Viên đã viết khá nhiều câu thơ, bài thơ có tính chất tổng kết về đời, về thơ mình. Nhưng khác với một số bài thơ “nhìn lại” thời Ánh sáng và phù sa trước đây - nhìn lại là để tự kiểm điểm, nhằm dứt khoát dứt bỏ một giai đoạn thơ lạc hướng trước Cách mạng, để thêm tin tưởng vào hiện tại - thì ở những trang Di cảo, người đọc tưởng như Chế Lan Viên đem toàn bộ thơ mình lên bàn cân để trầm tư cân đong thành những còn - mất, được - thua, để nhận ra những khiếm khuyết của thơ mình mà một thời khó có thể nói ra. Càng về cuối đời, suy nghĩ về đời, về thơ của ông càng da diết, có thể nói thơ đối với Chế Lan Viên là một hành trình vô tận. Đối với ông thơ ca như con đường hun hút:

Tôi tài năng chưa đầy nửa giọt

Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực Sao chỉ ấy, kim kia tôi vẫn tay cầm.

Mới năm nào Chế Lan Viên còn tự hào mãnh liệt và thơ mình, giờ đây khi bước vào tuổi năm mươi, ông viết.

Đời ngoài tuổi năm mươi Mong gì hương sắc lạ Mọc chùm hoa trên đá Mùa xuân không chịu lùi.

(Đề từ Hoa trên đá)

Thì giờ đây, vào những ngày tháng bệnh tật, ông nhìn thẳng vào sự thật mà thảng thốt: Tài năng ở đâu ? Cho tôi với/ Trên trời cao hay dưới bể sâu. Chế Lan Viên không bao giờ tự bằng lòng với mình. Đó là một điều quý giá thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với đời.

Quan niệm của Chế Lan Viên về thơ với con người, thơ với hiện thực cuộc sống. Trong sáng tác Chế Lan Viên coi cội nguồn của thơ, của nghệ thuật là ở trong đời sống, là con người là hiện thực:

Là nhà thơ, anh sống nơi này mà phải nghĩ đến nơi kia Là nhà thơ ư? Anh không thể chỉ là mình

Lẽ ra, lẽ ra anh phải

Ở nơi kia có mùi hương đang đợi Dưới một bóng cây hay bên dòng suối Là nhà thơ, anh bay với những chim trời Giữa những đội hình không phải chỉ anh thôi.

(Nơi kia)

Đưa thơ trở về cái nguồn vô tận vô cùng của nó là đời sống, nhưng nhà thơ không đồng nhất thơ với đời sống, không chủ trương phản ánh hiện thực một cách thô thiển:

Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc ven hồ

Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thúđi tìm vàng trên trang giấy

Đang bơi thuyền giữa sen hồ bỗng bắt gặp môi son.

(Tín hiệu)

Nghĩa là cuộc sống trong nghệ thuật không thể nguyên hình nguyên dạng như cuộc sống bên ngoài. Ở đây còn một cuộc sống nữa, cuộc sống bên trong của người nghệ sỹ. Cuộc sống ấy cũng thiên biến vạn hóa như cuộc sống bên ngoài muôn hình nghìn vẻ. Trong mối quan hệ ấy, nhà thơ cho rằng thiên chức và tài năng của người nghệ sĩ hình như do định mệnh dành cho họ sự sáng tạo luôn là sự thách đố đầy bí hiểm.

Cái trò chơi quái quỷ

Tay cầm kim, tay cầm sợi chỉ

Vừa chạy vừa xâu không một phút dừng ...

Lỗ kim… lỗ kim trước mắt Oan khiên và oan khuất Ta chạy một đời không dứt ...

Tôi tài năng chưa đầy nửa giọt ...

Sao chỉ ấy kim kia tôi vẫn phải cầm?

(Xâu kim)

Công việc làm thơ đầy may rủi, bất trắc. Nhà thơ như kẻ vừa chạy vừa xâu kim. Cảm giác bất lực về tài năng không phải chỉ là sự khiêm tốn mà còn ẩn chứa ý thức của nhà thơ về sự vô tận, không cùng của nghệ thuật. Mối quan hệ giữa vô thức và ý thức trong tâm hồn nhà thơ vì thế thật phức tạp. Không phải bao giờ điều nhà thơ viết ra cũng đồng nhất với những gì nhà thơ

ấp ủ, nung nấu. Đó có phải là nỗi đau mà nhà thơ phải chôn vùi trong tâm hồn không thể thổ lộ và lý giải.

Về thơ với người đọc, Chế Lan Viên không chỉ yêu cầu phải coi trọng khâu tiếp nhận trong quá trình nhà thơ - tác phẩm - người đọc mà còn đòi hỏi quán triệt quan niệm về độc giả trong toàn bộ quá trình này. Ông cho rằng, trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, người đọc vừa là người thưởng thức, vừa là người tác động trở lại công việc sáng tác của nhà thơ. Thơ với người đọc là niềm khắc khoải tri âm: Tri âm, Nghĩ thêm về Nguyễn, Lệ hồi âm, Kỷ niệm Nguyễn Du, Đọc Kiều một ngày kia… Người đọc là đồng hành của nhà thơ trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận thơ ca. Những đòi hỏi của người đọc là động lực để nhà thơ phát huy cá tính sáng tạo của mình. Bởi người đọc là đồng sáng tạo, là động lực sáng tạo nên người đọc cũng là người quyết định số phận thơ ca.

Bài thơ anh diễn lên cho người xem trước mặt

Nhưng có người xem từ buồng trò, xem ra he hé cánh gà Họ vừa xem, và nếu anh quên tuồng thì họ nhắc

Mỗi câu thơ anh đều từ suối họ sinh ra.

Nhà thơ trân trọng họ:

Và những giọt lệ rưng rưng trên mi người đọc Ngọc của người còn trong gấp mấy

Ngọc thơ anh.

(Lệ ngọc)

Chế Lan Viên cho rằng, người đọc có hai loại: Người đọc bình thường và người đọc đặc biệt (được định danh là nhà phê bình), trong đó ông đặc biệt quan tâm đến nhà phê bình. Nhà thơ Sợ nhất điều này:

Sợ nhất lên thiên đường các thi sĩ ở cùng nhau

Không có độc giả Họ tự tâng bốc thế nào đấy cho thỏa Sợ nhất khi xuống địa phủ, bên vạc dầu của quỷ

Lại thi nhân cùng thi nhân chạm trán, va đầu

Nếu bên vạc dầu có nhà phê bình cầm roi càng nguy hơn nữa Dẫu nhà thơ có chạy trốn đi thì phê bình gia cũng tóm cổ ném vào!

Ôi! Chỉ cần một độc giả dù vô tâm đến mấy Là cũng đủ cho nhà thơ thoát khỏi vạc dầu Và bay lên chín tầng cao.

(Sợ nhất)

Chế Lan Viên rất coi trọng độc giả, bởi lẽ ông quan niệm nhà thơ bao giờ cũng hướng tới người đọc thực tế của hôm nay và mai sau.

Chế Lan Viên trăn trở, nghĩ suy nhiều nhất trong Di cảo là ở nghệ thuật làm thơ. Bởi những câu thơ, bài thơ ông viết về nghệ thuật làm thơ trong bộ ba này nhiều hơn bất cứ những câu thơ, những bài thơ ông viết về một vấn đề nào khác của thơ. Dường như chúng đi vào mọi ngõ ngách trong bếp núc của việc làm thơ, và dường như Chế Lan Viên muốn tâm sự, muốn truyền đạt kinh nghiệm với người làm thơ, nhất là người làm thơ trẻ. Ông hoàn toàn có tư cách làm việc này bởi một thâm niên nghề thơ trên nửa thế kỷ và bởi tư cách một nhà thơ tài năng. Quan niệm về ý thức người cầm bút, Chế Lan Viên rất coi trọng cá tính sáng tạo, bản sắc riêng của người làm thơ. Mỗi nhà thơ có một cách riêng và cộng nghìn cách ấy ta có diện mạo chung của một nước, một thời. Ở

Di cảo, Chế Lan Viên kêu gọi nhà thơ phải sống đúng con người thật của mình:

Người diễn viên ấy đóng trăm vai, vai nào cũng giỏi Chỉ một vai không đóng nổi: vai mình

Lỗi ở ai nào? Chính lỗi ở anh

Cuộc đời anh quan liêu anh chả thuộc

Anh nghĩ nó là cuộc đời anh, nhớ hay quên lúc nào chả được Anh đóng giỏi trăm vai lại đánh mất mình.

Ông mỉa mai những nhà thơ Nói nổi trời đất bao la mà chả nói được mình (Ra - vào) cũng là để tự nhắc mình, răn mình trong cái nghề thơ cao quý mà cũng lắm gian nan.

Triết lý về nỗi cay cực đổ mồ hôi sôi nước mắt của nghề văn nghề thơ, Chế Lan Viên có những câu lý sự vừa rất lý mà cũng rất tự sự:

Nghìn lẻ một câu thơ viết ra Người ta quên cả một nghìn

May là có một người còn nhớ đời, nhớ mãi Đã nghìn câu đâu mong lẻ nỗi gì.

(Nghìn lẻ)

Di cảo thơ có nhiều bài, nhiều câu nói về cái tâm của người làm thơ, coi làm thơ là cái nghề nghiêm túc, khó khăn, cực nhọc… nhưng đó cũng là cái đẹp, cái kỳ diệu mê hoặc của việc làm thơ. Chế Lan Viên quan niệm người làm thơ phải có cái tâm, cái tâm ấy bao hàm ý thức, tình cảm, cả ở bản lĩnh nghệ thuật được tôi luyện để thành lương tâm người nghệ sĩ. Chế Lan Viên lại khiến người đọc bồi hồi, khắc khoải.

Ta thương cái áo triều bào rơi kim tuyến

Mà quên thương cái váy vá đụp vá chằng đứt sợi chỉ lòi mông

(Giai cấp tính)

Ông phê phán mọi thứ giả hiệu, mọi kiểu dối trá, mọi lối cơ hội chủ nghĩa chỉ có thể đưa đến sự phản thơ, phản nghệ thuật.

Tôi làm thơ nửa đời Thơ đã già đã tãi ...

Hay là ta lộn trái May có gì mới chăng?

Giờ nửa khôn nửa dạy.

(Lộn trái)

Lời thơ trào phúng, hóm hỉnh, chua xót, lại như tiếng kêu cứu không chỉ cho riêng mình, được viết ba ngày trước khi mổ - lúc nhà thơ chênh vênh giữa hai bờ sống chết. Đó chính là sự giải bày hết sức chân thật của tấm lòng thơ Chế Lan Viên từ lâu vẫn âm thầm đổi mới thơ ca. Từ băn khoăn ấy, Chế Lan Viên tỉnh táo cảnh báo.

Những nhà thơ mất giá. Lại thường hay đổi tiền Mong dùng nhiều chữ lạ Lừa người tiêu quá quen.

(Mất giá)

Ý thức về nghề, Chế Lan Viên phân định giữa thơ thật và thơ giả, giữa thơ và những thứ không phải là thơ. Bây giờ, chúng ta nói đến điều này như một sự nhận thức bình thường. Nhưng đây là điều Chế Lan Viên đã nói từ mấy chục năm trước.

Có rồng nhưng cũng có cá rồng rồng, không phải là rồng Có thơ, nhưng lại cũng có cái thẩn thơ, thơ thẩn.

(Thơ về thơ)

Chế Lan Viên rất coi trọng vấn đề đổi mới thơ. Ông bàn về cách nói của thơ sao cho phù hợp với từng thời kỳ.

Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời.

Hay:

Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm.

(Giọng trầm)

Quan niệm đổi mới thơ luôn song hành với thực tế sáng tác của nhà thơ. Có những quan niệm đổi mới khá táo bạo, nhưng Chế Lan Viên chưa

bao giờ đi quá những chuẩn mực dù là thơ ông luôn tìm cách thể hiện mới. Nếu ở Thơ bình phương, đời lập phương, với một tứ thơ cười cợt mà rất nghiêm túc về hướng đổi mới thơ từ truyền thống dân tộc, Chế Lan Viên vẫn chỉ một câu hỏi:

Hôn phối nhiều loại thơ để đẻ ra loại thơ ưu tú

Có nên chăng?

Đến Di cảo thơ, Chế Lan Viên khẳng định rõ hơn:

Với con thuyền xưa, Critxtôp Côlông tìm ra châu Mỹ Sao con tàu ngày nay vứt dáng cổ thuyền xưa? Chả là tàu muốn trung thành hơn với bể

Nội dung bể phải đâu muôn đời vẫn thế

Thay hình thức của thuyền đi, sẽ hiểu bể thêm mà!

(Thơ về thơ)

Chế Lan Viên còn muốn nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa hình thức và nội dung - vốn là một trong nhiều vấn đề về thơ mà ông rất quan tâm.

Ba tập Di cảo thơ làm ngạc nhiên độc giả trên nhiều phương diện, trong đó có quan niệm thơ, tư duy về thơ - tiếp nối những suy nghĩ không ngừng nghỉ của Chế Lan Viên - ở một hoàn cảnh xã hội mới. Dưới hình thức những bài thơ, đoạn thơ ngắn, thậm chí có những câu thơ có vẻ “ngẫu hứng”, “ghi vội” này là lý luận về thơ, là kinh nghiệm tích lũy, là thể hiện mạnh dạn của một nhà thơ đã có gần nửa thế kỷ cầm bút nghĩ về rất nhiều khía cạnh của thơ, của nghề. Kết nối chúng lại, ta nhận ra một hệ thống phong phú những tư tưởng và quan

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự và triết lý trong thơ chế lan viên giai đoạn sáng tác sau 1975 luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 74 - 84)